Thai nhi tuần thứ 28 thuộc Tam cá nguyệt thứ ba, không lâu sau nữa bé sẽ chào đời. Tuy rằng còn khoảng 12 tuần nữa mẹ bầu mới sinh. Nhưng ngay lúc này mẹ bầu cũng nên tích cực chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho việc chào đón bé nhé. Vậy thai nhi lúc này phát triển như thế nào cùng tìm hiểu nhé !
Mục lục
1. Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 28
Các cơ quan chức năng như mắt, phổi, não bộ của bé cũng dần được hoàn thiện theo từng ngày. Trong thời kì thai này, nếu mẹ bầu sinh non bé vẫn có khả năng sống sót. Cơ quan nội tạng cũng như các dây thần kinh bắt đầu được phát triển và dần hoàn thiện hơn.
Trong khoảng thời gian này, mẹ bầu hãy nghỉ ngơi nhiều hơn. Vì bé đã có thể nhận biết được giọng nói và các âm thanh quen thuộc. Mẹ bầu hãy giành thời gian nhiều hơn để gắn kết tích cực giữa mẹ và bé. Mẹ hãy cho bé nghe nhạc để thư giãn và hãy trò chuyện cùng bé nữa nhé.
Mặc dù bé vẫn có sự chuyển động trong bụng mẹ như vặn mình. Tuy nhiên lúc này bé đang dần để ổn định vị trí chuẩn bị cho ngày mẹ sinh. Thời gian này mẹ sẽ có những cảm giác khó chịu, chứng ợ nóng sẽ trở nên nặng hơn. Bởi bé sẽ gây áp lực lớn lên cơ hoành của mẹ mỗi khi bé duỗi chân ra. Đầu bé cũng sẽ hướng xuống phía dưới nên áp lực cũng tăng.
2. Kích thước thai nhi tuần thứ 28
Thai nhi tuần thứ 28, bé yêu của mẹ sẽ có chỉ số cân nặng là khoảng 1 kg. Chỉ số chiều cao khoảng 38 cm. Ước tính bé nặng bằng một quả dừa. Lúc này bé đang dần dần chọn cho mình tư thế để chào đời. Mặt bé sẽ hướng vào mông mẹ, bé sẽ có tư thế nằm chéo và đầu hướng xuống đùi trái của mẹ. Tư thế này được gọi là ngôi trước chẩm phải. Còn tư thế ngôi trước chẩm trái là mặt của bé hướng vào đùi phải của mẹ.
3. Mẹ bầu có những thay đổi gì trong thai nhi tuần thứ 28?
3.1. Các cơn đau
Trong khoảng thời gian này mẹ bầu sẽ luôn gặp phải các cơn đau do áp lực của bé lên xương sườn . Mẹ bầu đừng lo lắng sẽ có vấn đề gì bất ổn nhé. Đây là những cơn đau hết sức bình thường của tuần thai kì này. Bên cạnh đó một số cảm giác khó chịu của quý đầu tiên thai kì sẽ liên tục xuất hiện trở lại.
3.2. Cảm giác buồn nôn
Mẹ sẽ có cảm giác buồn nôn khi ngửi mùi các thức ăn có chứa dầu mỡ. Chứng đau lưng ngày càng nặng do bé của bạn đang dần phát triển. Bên cạnh đó lúc này mẹ bầu luôn có cảm giác mệt mỏi. Vì thế mẹ bầu hãy nghỉ ngơi thư giãn nhiều hơn nhé.
Mẹ bầu hãy chọn cho mình tư thế thoải mái khi ngồi và khi nằm nhé. Do lúc này bụng mẹ ngày càng lớn nên có chút bất tiện. Vì em bé đang lớn lên từng ngày nên bụng mẹ cũng xuất hiện các vết rạn da. Và mẹ bầu còn cảm thấy vô cùng ngứa ngáy nữa. Vì vậy mẹ bầu hãy chăm dưỡng da, cấp ẩm cho da để cải thiện các vết dạn này nhé. Trong kì thai này, mẹ bầu sẽ có lúc “ nhớ nhớ quên quên ” do nội tiết của mẹ có sự thay đổi nhẹ. Bên cạnh đó áp lực từ bên trong cơ thể kèm theo đó là chứng mất ngủ nữa.
Ti của mẹ cũng bắt đầu chảy sữa non ra. Sữa non của mẹ bầu lúc này sẽ có rất nhiều dưỡng chất tốt cho bé. Dưỡng chất là chất béo, chất đạm, lgA và cả các khoáng chất vô cùng hữu ích.
4. Một số triệu chứng của thai nhi tuần thứ 28
Trong thời gian thai kì này, mẹ bầu rất dễ mắc phải bệnh trĩ do tử cung ngày càng to lên. Bên cạnh đó, khi mẹ nằm ngửa huyết áp của một số mẹ bầu sẽ giảm. Chứng này gây chóng mặt và nhịp tim thay đổi. Khi mẹ bầu đột ngột đứng dậy cũng gây chóng mặt vì thế mẹ bầu hãy hết sức cẩn trọng. Mẹ hãy đứng dậy một cách từ từ và dần dần di chuyển vị trí sẽ tốt hơn,
Thai nhi tuần thứ 28, do các tĩnh mạch bị dãn, áp lực chèn lên tử cung nên mẹ bầu sẽ bị chuột rút. Chứng này có thể được cải thiện sau khi sinh vài tháng nhưng cũng gây những khó chịu.
5. Một số lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 28
Thai nhi tuần thứ 28, khi đi khám thai mẹ bầu hãy hỏi bác sĩ về chứng tiền sản giật. Chứng bệnh này sẽ trở nặng bất ngờ mà không có dấu hiệu báo trước. Vì thế rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Lúc này mẹ bầu sẽ có lúc bị quên, trí nhớ không được tốt. Mẹ hãy lập danh sách các câu hỏi quan trọng khi đi khám thai để nhờ bác sĩ giải đáp. Hãy hỏi bác sĩ kĩ hơn về chứng này để có cách khắc phục nhé.
Trong khoảng thai kì này, mẹ bầu hãy tích cực nghỉ ngơi, giảm các hoạt động gây mất sức. Mẹ bầu hãy để tinh thần luôn được thoải mái. Tránh các cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé như buồn rầu, lo lắng, bồn chồn mẹ bầu nhé. Mẹ bầu hãy tích cực tập các bài thể dục nhẹ nhàng để cải thiện chứng mất ngủ. Tuyệt đối không được dùng thuốc ngủ hoặc thuốc an thần. Mẹ bầu có thể tham gia các lớp học tiền sản để có thêm các kiến thức hữu ích.
6. Dinh dưỡng cho mẹ bầu và những lưu ý khác
Bên cạnh đó mẹ bầu hãy ăn uống một cách lành mạnh và điều độ. Bên cạnh đó bổ sung các dinh dưỡng cần thiết. Vì lúc này bé đang hấp thụ rất tốt các dưỡng chất như canxi, protein, vitamin C, sắt. Mẹ bầu hãy tích cực ăn các thực phẩm có chưa nhiều chất xơ. Uống nước đều đặn để giảm tình trạng chậm tiêu hóa dẫn đến táo bón. Để cải thiện chứng chuột rút và sưng phù ở chân mẹ bầu hãy chọn loại vớ đeo phù hợp, thoải mái. Và không nên đi giày cao gót trong khoảng thời gian này mẹ bầu nhé.
Xem thêm: thực đơn giúp bé khỏe, mẹ đẹp mẹ bầu nhé !
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về tuần thai thứ 28 được gửi đến mẹ bầu. Chúc mẹ bầu của chúng ta sẽ có tinh thần thật tốt cho đến ngày ôm bé vào lòng nhé!
Đọc tiếp: Thai nhi tuần thứ 29