Bé yêu của mẹ được chào đời và phát triển qua các thời kì khác nhau. Với mỗi giai đoạn khác nhau bé cũng có những bước nhận thức khác nhau. Vui chơi là một hoạt động vô cùng cần thiết đối với mỗi bé. Việc bé được vận động không chỉ giúp bé phát triển về thể chất mà còn giúp bé phát triển một cách toàn diện. Giai đoạn dưới 1 tuổi là lúc bé yêu của bố mẹ đang học cách phản xa và khả năng quan sát. Vậy những trò chơi nào dành cho bé dưới 1 tuổi phổ biến? Bố mẹ hãy đọc bài dưới đây nhé!
Đọc thêm: 16 hoạt động vui chơi giúp phát triển toàn diện cho trẻ 2 tuổi
Mục lục
1. Từ 0 đến 3 tháng tuổi có những trò chơi nào dành cho bé?
Tính từ khi bé được chào đời cho đến khi bé yêu được 3 tháng tuổi là lúc bé đang dần làm quen với cuộc sống. Một số giác quan của bé được phát triển như mắt, tai… Bé sẽ vô cùng phấn khích với những thứ mới lạ. Với tất cả những thứ này sẽ giúp bé có được những bước phát triển đầu đời vô cùng quan trọng.
Một số trò chơi vận động như trò chơi liên quan đến giác quan, bé rất thích chạm vào những đồ vật. Khi chơi với bé bố mẹ hãy nghịch nghịch xoa ngón chân, ngón tay hay cù chân bé bố mẹ nhé. Một số trò chơi có thể giúp tăng các phận khác như làm mặt xấu, lè lưỡi trêu bé… Những trò này giúp giao tiếp với bé được bằng mắt. Bố mẹ sẽ thấy bé cười giòn tan và có thể bé sẽ bắt chước lại bố mẹ. Bố mẹ có thể treo một chùm xúc xắc hay bất cứ thứ gì đung đưa cho bé tập quan sát nhé.
2. Trò chơi cho bé yêu từ 4 đến 6 tháng
Khi bé yêu của bố mẹ bước đến giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi bé sẽ khỏe khoắn và cứng cáp hơn. Bé đang vô cùng tò mò và quan sát xung quanh mình nhiều hơn. Bên cạnh đó đang dần hình thành cho mình những kĩ năng mới lạ.
Bố mẹ hãy cho bé thử sức với trò chơi tập bụng. Trò chơi này sẽ giúp bé phát triển vận động rất tốt. Trò tập bụng là bước khởi đầu cho việc bé tập bò, tập đi. Bố mẹ hãy để một đò vật bất kì gây chú ý như một mục tiêu cho bé bò tới chinh phục nhé.
3. Từ 7 đến 9 tháng tuổi có những trò chơi nào dành cho bé?
Bước vào tháng thứ 7 là lúc bé yêu của mẹ đang trong thời kì ăn dặm đúng không nào? Bé có thể tự ngồi, bò quanh nhà… Mẹ hãy cho bé chơi một số các trò như:
3.1. Trò chơi phát triển vận động:
Mẹ hãy mở một bài hát bất kì cho bé vận động theo bài hát. Mẹ có thể nhảy theo bé hoặc vỗ tay cổ vũ khích lệ cho bé. Việc này giúp bé có thể thư giãn và phát triển ngôn ngữ một cách tích cực. Bên cạnh đó cũng giúp bé được mở rộng kiến thức. Thật tuyệt đúng không nào bố mẹ?
3.2. Trò chơi xây nhà
Bố mẹ hãy sắm ngay cho bé một bộ lắp ghép xây nhà nào. Mẹ có thể hướng dẫn cho bé và cho bé tự lắp ghép mô hình ngôi nhà. Trò chơi này không chỉ giúp bé phát triển vận động mà còn giúp tay bé linh hoạt hơn. Bên cạnh đó còn rèn luyện được sự tập trung của bé nữa.
3.3. Trò chơi di chuyển
Mẹ hãy chọn một đồ vật làm mốc và cổ vũ bé di chuyển đến lấy. Những đồ vật làm mốc cho bé trong giai đoạn này sẽ giúp bé được vận động nhiều hơn. Qua những vận động này bé yêu cũng được phát triển hơn đấy mẹ nhé. Vì trò chơi này hầu hết là ở trên nền nhà nên mẹ hãy hết sức cẩn thận. Hãy đảm bảo nền nhà không trơn trượt tránh việc bé bị ngã. Bên cạnh đó hãy cân nhắc độ lạnh của nền khiến bé bị ốm.
4. Trò chơi dành cho bé từ 10 đến 12 tháng tuổi
Đến giai đoạn 1 tuổi bé yêu có thể đang chập chững những bước đi đầu đời. Một số trò chơi mẹ có thể tham khảo và cho bé chơi là:
4.1. Trò chơi phát triển thể chất
Vì bé đang chập chững những bước đi đầu tiên nên bé có vẻ rất thích việc đi lại. Mẹ hãy đặt một đồ chơi làm đích cho bé đi đến lấy. Hãy chọn một đồ chơi gây hứng thú cao cho bé để bé có động lực di chuyển. Việc này sẽ rất có ích cho việc bé tập đi đấy mẹ nhé.
Tuy nhiên mẹ cần phải thận trọng với các đồ vật như góc bàn, góc ghế… Vì bé yêu mới tập đi nên chưa vững, nên bé rất dễ ngã. Mẹ hãy đảm bảo khu vực vui chơi của bé an toàn tránh việc bé bị va đập nhé.
4.2. Trò chơi ú òa
Hầu như các bé đều thích trò chơi này. Bố mẹ có thể núp ở một chỗ nào đó vì dụ như sau giường, sau ghế…Và sau đó từ từ xuất hiện để tạo cho bé cảm giác ngạc nhiên. Bố mẹ sẽ thấy bé cười vui vẻ và rất thích thú với trò này. Yên tâm là trò chơi này đối với bé không hề bị nhàm chán đâu nhé. Tuy nhiên bố mẹ không nên gây cho bé sự ngạc nhiên quá, khiến bé giật mình hoảng sợ. Thậm chí đêm ngủ bé dễ bị giật mình, hoảng sợ.
Thường thì bố sẽ ít có thời gian ở cùng với bé hơn mẹ. Bố đang không biết làm cách nào để thu hẹp khoảng cách với bé? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé.
Đọc thêm: 25 Cách thu hẹp khoảng cách giữa bố và bé
Trên đây là một số trò chơi dành cho bé qua các tháng tuổi. Chúc bé yêu của bố mẹ ngày càng khỏe mạnh và phát triển hơn nữa nhé!