Trĩ sau sinh là bệnh lý mà nhiều bà mẹ gặp phải. Có nhiều lý do dẫn đến bệnh bao gồm: tăng cường hormone, áp lực bên trong và táo bón. Mẹ có thể cảm thấy từ khó chịu cho đến đau đớn. Nhưng tin tốt là phần lớn bệnh trĩ không nghiêm trọng. Và hầu hết có xu hướng tự khỏi nếu được điều trị chu đáo tại nhà.
Mục lục
1. Những dấu hiệu của bệnh trĩ sau sinh
1.1. Trĩ sau sinh là bệnh gì?
Trĩ là tình trạng mà các tĩnh mạch bị sưng lên và tụ máu (giãn tĩnh mạch). Bệnh thường xảy ra do tăng áp lực lên trực tràng dưới. Khi mẹ mang thai, em bé sẽ tạo thêm áp lực cho khu vực này. Kết quả là, bệnh trĩ có thể phát triển cả trong và sau khi mang thai. Nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng này lần đầu tiên khi mang thai hoặc giai đoạn sau sinh.
1.2. Những dấu hiệu nào để mẹ phát hiện bệnh
Các mô sưng tấy xuất hiện ở vùng trực tràng và có thể thay đổi kích thước từ bằng hạt đậu cho đến như quả nho. Có hai loại trĩ thường gặp:
- Trĩ nội (tĩnh mạch bị ảnh hưởng nằm bên trong cơ thắt)
- Trĩ ngoại ( các tĩnh mạch bị ảnh hưởng nhô ra ngoài cửa hậu môn).
Bệnh có thể khiến mẹ thấy ngứa, nhưng chúng cũng có thể gây ra những cơn đau. Trong một số trường hợp, đặc biệt là sau khi đi tiêu, mẹ có thể bị chảy máu trực tràng. Nếu bị trĩ trước khi mang thai, khả năng bệnh quay lại sau khi sinh là rất lớn.
2. Những nguyên nhân gì gây ra trĩ sau sinh?
Trĩ sau sinh thường do căng thẳng ở đáy chậu trong những tháng trước và trong khi sinh gây ra. Các tĩnh mạch hoạt động giống như các van để đẩy máu trở lại tim. Và khi van đó bị suy yếu, chúng có thể sưng lên cùng với máu.
Ngoài ra, tất cả các hormone đi qua cơ thể mẹ khi mang thai và khi sinh đều ảnh hưởng đến sự hoạt động của các tĩnh mạch này. Việc tăng sản xuất hormone progesterone ở mẹ bầu cũng khiến các tĩnh mạch này giãn ra.
Táo bón cũng là bệnh lý mà nhiều mẹ gặp phải sau khi sinh con. Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
* Bệnh trĩ sau sinh có thể tự khỏi hay không?
Bệnh trĩ có thể tự khỏi. Tùy thuộc vào kích thước, vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Quá trình phục hồi có thể mất từ vài ngày đến vài tuần.
Đôi khi, các túi trĩ hình thành một cục máu đông gây đau đớn. Đây được gọi là bệnh trĩ huyết khối. Mặc dù những cục máu đông này không nguy hiểm nhưng chúng gây đau đớn cho người bệnh. Bác sĩ có thể xử lý loại trĩ này bằng thủ thuật xâm lấn tối thiểu tại phòng mạch.
Ngoài ra. một số bệnh trĩ trở thành mãn tính kéo dài vài tháng hoặc hơn. Tuy nhiên, hầu hết các loại bệnh trĩ có thể được điều trị khỏi nhờ bác sĩ.
3. Những phương pháp hiệu quả điều trị bệnh trĩ sau sinh tại nhà
Có rất nhiều phương pháp để mẹ có thể làm để điều trị bệnh trĩ tại nhà:
- Chườm đá: Bọc đá hoặc túi lạnh vào miếng vải và chườm trong khoảng 10 phút.
- Hỏi ý kiến bác sĩ về các phương pháp điều trị không kê đơn. Thuốc mỡ bôi có thể giảm tình trạng đau.
- Thử một vài sản phẩm điều trị. Nhưng chỉ sử dụng khi được sự cho phép của bác sĩ. Đặc biệt là trong trường hợp mẹ bị rạch hoặc rách tầng sinh môn.
- Làm sạch khu vực này một cách nhẹ nhàng nhưng phải kỹ lưỡng. Dùng khăn ướt thay vì khăn khô và vỗ nhẹ lên khu vực đó. Sử dụng nước ấm để vệ sinh.
- Các miếng đệm có chứa cây phỉ cũng thường được khuyên dùng cho mẹ bị trĩ sau sinh.
- Nằm càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ làm giảm áp lực xuống vị trí đau của mẹ.
- Uống Tylenol (acetaminophen) hoặc Motrin (ibuprofen). Cả hai đều là thuốc giảm đau an toàn dành cho mẹ đang cho con bú. Sử dụng với liều lượng khuyến cáo.
- Tắm ngồi hay tắm hông: tắm ngồi nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, mẹ cũng có thể ngâm mình trong bồn tắm. ( Xen kẽ giữ việc chườm đá lạnh và ngâm mình trong bồn nước ấm)
- Sử dụng các sản phẩm vệ sinh không tạo mùi và không phẩm nhuộm. Chúng bao gồm giấy vệ sinh, băng vệ sinh,…
- Thêm chất xơ vào chế độ ăn. Ăn nhiều trái cây, rau xanh và các thực phẩm khác có chất xơ. Chất xơ giúp tăng nhu động ruột.
3.1. Những phương pháp đẩy nhanh tiến độ
- Thực hiện các bài tập Kegel để củng cố vùng đáy chậu.
- Hãy đi vệ sinh khi có nhu cầu. Đừng “nhịn” chỉ vì sợ đau. Để càng lâu, phân sẽ càng cứng và khiến mẹ đi nhiều hơn. Điều đó có thể làm trĩ sau sinh thêm trầm trọng.
- Tránh rặn khi tiêu.
3.2. Khi nào mẹ nên gọi cho bác sĩ?
Nếu mẹ đang chăm chỉ điều trị tại nhà, mẹ sẽ thấy được sự hồi phục dần của bệnh trĩ trong vòng vài tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu mẹ bị bệnh trĩ kéo dài hoặc bị chảy máu trực tràng. Khi đó mẹ nên gặp bác sĩ để nói về chuyện này. Trong một vài trường hợp hiếm gặp, mẹ nên xin ý kiến chuyên khoa và có thể phải phẫu thuật.
Mẹ đã biết chăm sóc sau sinh đúng cách:
Bốn điều quan trọng để chăm sóc mẹ sau sinh
Những lời khuyên hữu ích giúp mẹ chăm sóc sau khi sinh mổ
4. Phần kết
Trĩ sau sinh là điều cuối cùng mẹ phải đối phó trong một chặng đường dài mang thai và sinh em bé. Nhưng với một chút tự chăm sóc, mẹ sẽ thấy sự hồi phục dần dần từ cơ thể mình.