Bước vào tháng thứ 6, trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Thói quen ăn uống có sự thay đổi dẫn đến một vài hiện tượng không thể tránh được trong đó có tiêu chảy. Trẻ ăn dặm bị tiêu chảy nguyên nhân do đâu? Mẹ cần phải làm gì khi con bị tiêu chảy? Làm thế nào để xây dựng được chế độ ăn khoa học giúp đường ruột của con khỏe mạnh và tăng trưởng về cân nặng? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Mục lục
1. Trẻ ăn dặm đi ngoài như thế nào là bình thường?
Việc trẻ ăn dặm và đi ngoài nhiều lần cũng là hiện tượng hết sức bình thường. Bởi đơn giản vì con đang bước sang giai đoạn ăn uống mới và đang tập dần thói quen thích nghi.
Thông thường, trong giai đoạn này, con sẽ đi ngoài từ 1 đến 3 lần/ngày với lượng phân nhiều hơn là lúc chỉ bú mẹ. Các mẹ cũng hãy quan sát màu sắc của phân để nhận biết trẻ có đi ngoài bình thường hay không. Nếu phân màu vàng hoặc phân xanh kèm mùi chua là bình thường.
Nhưng khi phân của trẻ xuất hiện tình trạng sau đây thì mẹ cần phải theo dõi:
- Phân lỏng, toàn nước và đi nhiều lần trong ngày.
- Bé kèm theo sốt, bỏ ăn và quấy khóc.
- Phân nhầy và có mùi tanh. Kèm theo đó là bã thức ăn chưa được tiêu hóa.
- Phân có mùi chua.
- Phân lẫn máu.
Xem thêm:
2. Nguyên nhân ăn dặm bị tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Trẻ ăn dặm bị tiêu chảy thường do những nguyên nhân sau đây:
2.1. Ăn dặm quá sớm
Khi mẹ cho con ăn dặm quá sớm cũng là nguyên nhân khiến con bị tiêu chảy. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của con còn non nớt và chưa hoàn thiện. Con chưa thích nghi được với thức ăn mới ngoài sữa mẹ. Điều này dẫn đến việc rối loạn hấp thu và gây nên hiện tượng tiêu chảy.
2.2. Ăn dặm bị tiêu chảy do chế độ ăn không hợp lý
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho con bị tiêu chảy khi bắt đầu ăn dặm. Men tiêu hóa và dịch tiêu hóa có trong dạ dày của con còn ít. Đặc biệt là men Amylase giúp tiêu hóa tinh bột còn chưa có nhưng mẹ đã bắt đầu cho con ăn bột cháo. Như vậy sẽ khiến cho con bị đầy bụng, đi ngoài sống phân và phân có mùi chua khó chịu.
2.3. Ăn dặm sai phương pháp
Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm để mẹ áp dụng cho con bên cạnh phương pháp truyền thống của người Việt. Tuy nhiên tất cả đều tuân thủ theo phương pháp từ loãng đến đặc và từ ít đến nhiều. Nhưng các mẹ lại không nắm rõ cũng như áp dụng sai nguyên tắc này. Chúng sẽ khiến con gặp phải những vấn đề bất ổn liên quan đến tiêu hóa trong đó có tiêu chảy.
2.4. Nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác cũng khiến con ăn dặm bị tiêu chảy là:
- Mẹ chọn thực phẩm chưa đảm bảo.
- Cách chế biến thức ăn chưa đảm bảo khoa học.
- Thức ăn để lâu bị nhiễm khuẩn, ôi thiu.
3. Trẻ bị tiêu chảy nên làm gì?
Khi gặp phải hiện tượng ăn dặm bị tiêu chảy, mẹ hãy thật bình tĩnh và áp dụng cho con những phương pháp chữa trị sau đây.
3.1. Tiêu chảy ở trẻ em nên uống gì?
Đầu tiên, hãy cho con bù nước và chất điện giải. Chúng có vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị tiêu chảy ở trẻ. Con bị tiêu chảy càng nhiều thì càng cần phải uống để bù lại lượng dung dịch cũng như điện giải đã mất.
Mẹ hãy yên tâm vì hầu hết các loại dịch và trẻ hay dùng thì đều có thể dùng khi bị tiêu chảy. Các loại dịch này gồm 2 nhóm là:
- Các dung dịch chứa muối bao gồm: dung dịch ORS, nước cháo muối, nước cơm có muối, súp rau quả, súp gà, súp thịt. Tuy nhiên, mẹ hãy lưu ý một vấn đề là các loại đồ ăn này không được quá mặn. 1 lít nước thì chỉ cần khoảng 3g muối mà thôi.
- Các dung dịch không chứa muối bao gồm: nước trắng, các loại súp không mặn, nước cơm hoặc nước ngũ cốc, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường.
Trong đó, Oresol chính là loại dịch tốt nhất để bù nước và điện giải cho con. Chúng được bán phổ biến trên thị trường. Mẹ chỉ cần ra hiệu thuốc gần nhất để mua và sử dụng cho con.
Đối với trẻ đang còn bú mẹ thì hãy tăng số lần bú trong ngày kéo dài thời gian mỗi lần bú. Bổ sung ORS sau khi bú mẹ.
Xem thêm: Ăn dặm bị tiêu chảy ở trẻ có phải là điều đáng lo?
3.2. Bé ăn dặm bị tiêu chảy nên ăn gì?
Thức ăn dặm cho trẻ bị tiêu chảy cần phải chú ý những điều sau:
- Thực phẩm tốt cho trẻ là: gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn, cá, sữa chua, dầu thực vật. Đặc biệt không thể thiếu cà rốt, hồng xiêm, chuối hương…
- Chế biến thức ăn mềm và nghiền nhỏ để con tiêu hóa dễ dàng.
- Không ép trẻ ăn quá nhiều, chỉ ăn lượng trẻ mong muốn nhưng chia ra nhiều bữa trong ngày.
- Sau khi hết tiêu chảy, mẹ vẫn nên duy trì chế độ ăn giàu năng lượng như hiện tại để bụng con ổn định. Và tăng thêm các bữa phụ cho con.
- Không cho con ăn thức khăn thô, sợi, nhiều xơ, ngũ cốc nguyên hạt, thức ăn nhiều đường…
Mẹ hãy nắm kỹ những kiến thức về ăn dặm bị tiêu chảy để áp dụng nếu chẳng may con gặp phải hiện tượng này. Từ đó giúp con nhanh chóng giải quyết vấn đề và phát triển một cách bình thường.