Đại dịch Covid-19 đã thực sự làm “gián đoạn” cuộc sống hàng ngày của chúng mình phải không mẹ? Chắc hẳn mẹ cũng đã và đang lo lắng cho tình hình tài chính của cá nhân cũng như gia đình mình? Nhiều mẹ cảm thấy bối rối khi nhắc đến chủ đề “Tiết kiệm hậu Covid”? Ngồi không và chờ đợi trong khi sự bấp bênh thì vẫn cứ luẩn quẩn xung quanh chỉ làm cho mẹ thêm căng cẳng thẳng mà thôi. Hãy bắt tay vào thực hiện một số bước thực tế để quản lý tài chính của mình nào mẹ ơi.
Xem thêm: Để đi qua mùa dịch Covid-19 cần biết 20 nguyên tắc đơn giản này
Những biện pháp phòng ngừa hiệu quả Coronavirus
Hướng dẫn cách đeo khẩu trang đúng cách ngăn ngừa Coronavirus
Mục lục
1. Bức tranh kinh tế hậu Covid-19
Virus Corona đã và đang có một tác động tàn phá lớn đối với người lao động và người sử dụng lao động trong hầu hết các lĩnh vực. Công nhân trong các dịch vụ thiết yếu như sức khỏe có nguy cơ nhiễm trùng cao. Nhân viên tạp hóa, tiếp viên hàng không và nhân viên bán hàng tự động, là một trong số những người đã và đang chứng kiến cả sức khỏe và sinh kế của họ bị đe dọa bởi đại dịch.
Một số ngành hàng chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19
- Ngành du lịch & hàng không. Đây được xem như ngành chịu tổn thất nặng nề nhất. Giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới là 2 nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng.
- Ngành công nghiệp ô tô. Nền kinh tế suy thoái khiến ngành này đang phải vật lộn trong khủng hoàng. Các hoạt động kinh tế buộc phải dừng lại đột ngột. Trong khi các công nhân được yêu cầu ở nhà, chuỗi cung ứng bị đình trệ và các nhà máy buộc phải đóng cửa.
- Ngành may mặc. Dịch covid đã “ngăn chặn” sự tiêu pha của người dân cho ngành này. Nhiều nước như Trung Quốc, Việt Nam hay Bangladesh đều bị điêu đứng trong “công cuộc” hủy đơn từ các nhãn hàng.
- Ngành nông nghiêp. Do đóng cửa biên giới, việc xuất khẩu nông sản ở nhiều nước trong đó có Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hàng hóa không xuất khẩu được dẫn đến bị tồn kho. Và nông dân lại phải mang đi bán “lỗ vốn” trên thị trường.
Trước tình hình khủng hoảng, chính phủ và chủ doanh nghiệp cũng đã đưa ra nhiều biện pháp khắc phục. Những biện pháp này đang tập trung vào 4 mục tiêu trước mắt:
- Bảo vệ quyền lợi của người lao động.
- Hỗ trợ doanh nghiệp, việc làm và lao động.
- Kích thích nền kinh tế.
- Tăng cường đối thoại xã hội dựa trên các tiêu chuẩn lao động quốc tế để đảm bảo rằng các quốc gia và các ngành phục hồi nhanh chóng và tốt hơn.
2. Quản lý tốt nguồn tiết kiệm hậu Covid.
Nếu mẹ có một khoản tiền tiết kiệm, mẹ có thể tự hỏi có sự thay đổi lãi suất nào xảy ra hay không? Có thể do suy thoái mà một số nơi, lãi suất có thể giảm. Nghĩa là mẹ sẽ kiếm được ít hơn từ tiền của mình. Nhưng số dư gốc (số tiền mà mẹ mang đi gửi tiết kiệm) thì không. Vì vậy, có thể mẹ sẽ chỉ muốn ngồi yên và giữ chặt các khoản tiết kiệm đó.
3. Quản lý tốt các khoản nợ
Khi lãi suất một số nơi giảm, thì có thể đây sẽ là thời điểm tuyệt vời để mẹ xử lý các khoản nợ của mình.
- Thẻ tín dụng. Nếu mẹ có thẻ tín dụng ở một số ngân hàng, hãy thử nghĩ đến việc chuyển hết số dư sang ngân hàng đang đề nghị mức lãi suất cao hơn nhé.
- Quản lý các thế chấp. Mẹ đang có một số tài sản thế chấp? Hãy thử nghĩ đến việc tái cấp vốn xem sao mẹ nhé. Tái cấp vốn ở mức thấp hơn sẽ giảm thiểu các khoản thanh toán của mẹ trong thời điểm khó khăn hiện tại. Và cũng sẽ đỡ nặng gánh cho việc trả lãi sau này nữa mẹ nha.
4. Quản lý tài chính hậu Covid
Bất cứ khi nào có một biến động lớn trên thế giới, tài chính hàng ngày của mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chưa kể đây còn là một đại dịch. Kiểm soát chi tiêu cùng quản lý tài chính thông minh sẽ giúp mẹ vượt qua thử thách và căng thẳng đó nha. Chúng mình ở đây muốn gợi ý cho mẹ một số giải pháp nhằm giúp mẹ tiết kiệm hậu Covid hiệu quả hơn đó.
4.1 Giải pháp tiết kiệm hậu Covid 1: Dự trữ thông minh hơn.
Rất nhiều mẹ cảm thấy cần phải dự trữ lương thực ngay khi đại dịch mới bùng phát. Ngay cả khi hết dịch, mẹ vẫn muốn tích trữ phòng dịch quay trở lại. Tuy nhiên, lại chỉ có một số ít mẹ có đủ tiền trong tài khoản để chi trả cho một lượng đồ lớn. Dưới đây là một số cách nhỏ, hợp lý để giúp mẹ “gom” được những thứ mẹ cần, và vẫn đủ tiết kiệm nhé.
- Hàng hóa và thực phẩm hàng ngày. Mẹ hãy tâp trung vào những loại thực phẩm có giá cả phải chăng, ổn định. Hạn sử dụng dài cũng cần được ưu tiên mẹ nhé. Một chút mỳ tôm hay gạo sẽ giúp mẹ vượt qua việc giãn cách xã hội đó. Thịt cá đông lạnh cũng là một ý kiến không tồi đâu nhé.
- Thuốc men. Hãy cân nhắc đến những loại thuốc cần thiết thôi mẹ nhé. Thuốc cảm, thuốc ho, thuốc tiêu chảy là một trong những loại cần thiết. Nếu mẹ hay người thân có những toa thuốc uống hàng ngày, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để hỏi tư vấn kĩ càng hơn mẹ nhé.
- Cùng dọn tủ lạnh nào. Nhiều khi trong tủ lạnh của mẹ vẫn còn một kho tàng thức ăn mà mẹ không biết. Hãy dọn sạch tủ lạnh trước khi nghĩ đến việc mua thêm thực phẩm mẹ nhé.
4.2 Giải pháp tiết kiệm hậu Covid 2: Cắt giảm chi tiêu hiệu quả
Với nền kinh tế thay đổi nhanh chóng, việc giữ ngân sách và theo dõi chi phí luôn cần thiết. Nếu mẹ đinh thắt chặt kinh tế sau kỳ khủng hoàng, thì đây là thời điểm tốt nhất đó.
- Nếu mẹ chưa có một quyển sổ ngân sách, hãy thử ngay hôm nay. Lên kế hoạch cho những thứ cần thiết và quản lý chặt chẽ những khoản chi tiêu không cần thiết. Đó chính là điều một cuốn sổ ngân sách chi tiết sẽ giúp mẹ đó nha.
- Hãy thử giảm các hóa đơn hàng tháng xem sao mẹ nhé. Tiền điện, tiền nước, tiền Internet hay tiền điện thoại là một vài ví dụ nè mẹ ơi. Hãy nghĩ cách giảm các hóa đơn này về mực tối thiểu xem sao mẹ nhé.
- Mẹ hãy thử “Unsubscribed” từ những website bán đồ xem sao. Những chương trình sale luôn làm mẹ bị “lầm lỡ” đó.
- Giao đồ ăn nhanh có thể khá tiện lợi. Nhưng nó cũng “bào mòn” ví tiền của mẹ nhanh thôi. Hãy nấu ăn ở nhà thường xuyên hơn mẹ ơi. Vừa tiết kiệm lại an toàn vệ sinh mẹ ạ.
4.3 Giải pháp tiết kiệm hậu Covid 3: Chuyển đổi mục đích sử dụng kinh phí
Tùy thuôc vào hoàn cảnh của từng mẹ, mẹ có thể thấy một vài khoản đang “hơi bị bất ngờ”. Ví dụ như mẹ có thể cần một người giữ trẻ nếu trường học bị đóng cửa. Tuy nhiên, đây là một việc cần thiết và mẹ cũng đừng ngại sử dụng nó nhé. Hãy chuyển kinh phí từ các hạng mục giải trí sang hạng mục này để tạo điều kiện tốt nhất cho bé yêu của mình mẹ nha.
Mặt khác, mẹ cũng sẽ có những khoản chi phí dôi ra. Ví dụ mẹ có thể tiêu tốn ít xăng hơn vì đang làm việc ở nhà. Hãy nhanh chóng “nhét” số tiền này vào quỹ tiết kiệm của mẹ nhé. Để đề phòng khi khẩn cấp mẹ ạ.
4.4 Giải pháp tiết kiệm hậu Covid 4: Giải trí tiết kiệm và tăng kết nối
Hãy thử sáng tạo những trò giải trí nếu các kế hoạch ăn chơi của mẹ và gia đình bị gián đoạn mẹ nhé. Liên hệ với bạn bè và lên kế hoạch cho một bữa tiệc nho nhỏ ấm cúng thì sao mẹ ha? Số tiền mẹ tiết kiệm được thì mẹ hãy cho vào quỹ tiết kiệm.
Buổi hòa nhạc bị hủy? Tổ chức tiệc Karaoke nho nhỏ cùng các thành viên trong gia đình cũng hay ho lắm nè!
Kế hoạch du lịch bị hoãn lại? Tổ chức các hoạt động tại gia cho cả nhà thì sao nhỉ? Một buổi làm bánh, đọc sách hay cùng nhau hay dọn dẹp nhà cửa? Mẹ nghĩ sao với những gợi ý này?
Rạp chiếu phim đóng cửa? Mẹ có nhớ mình còn YouTube hay Netflix không nhỉ?
Kế hoạch thay đổi nhưng không có nghĩa “Option 2” là không vui mẹ nhé. Mọi thứ sẽ tốt đẹp, chỉ cần nơi đó có gia đình và tiếng cười của mọi người thôi mẹ ạ.
Tâm sự chút xíu cùng chúng mình nhé!
Quản lý ngân sách của mẹ ngay bây giờ có thể giúp mẹ cảm thấy an tâm hơn khi tài chính được đảm bảo. Một số cách quản lý chi tiêu ở trên có thể giúp mẹ sẽ bớt căng thẳng hơn khi đi shopping nè. Mẹ hãy nhớ rằng, mọi sự hỗn loạn chỉ là tạm thời. Và khi đại dịch qua đi, nền kinh tế sẽ dần được khôi phục lại thôi. Chúng mình hy vọng bài viết này đã giúp mẹ có 1 bức tranh rõ hơn về những khó khăn kinh tế đang diễn ra ở mọi nơi. Cũng như là một số cách giúp mẹ quản lý tài chính được “gọn gàng” hơn, mẹ nhé.
Nguồn tham khảo:
COVID-19: How social and economic sectors are responding. <https://www.ilo.org/global/about-the-ilo/newsroom/news/WCMS_742203/lang–en/index.htm>