Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Thông liên nhĩ ở trẻ – Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Thông liên nhĩ là khiếm khuyết tim có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Trẻ bị thông liên nhĩ dễ mắc các bệnh như suy tim, tăng huyết áp, tăng phổi nên phụ huynh cần lưu ý có biện pháp can thiệp sớm.

1. Thông liên nhĩ là gì?

Thông liên nhĩ, hay còn gọi là khiếm khuyết vách ngăn liên nhĩ – Atrial Septal Defect (ASD) là trường hợp một lỗ mở hoặc lỗ thông trên vách ngăn cách hai buồng trên tim. Khi tim của bé phát triển trong thai kỳ, thông thường có một vài khe hở trên vách ngăn cách hai buồng tim. Chúng thường đóng trong thai kỳ hoặc ngay sau khi sinh. Nếu một trong những lỗ mở hoặc lỗ thông này không đóng lại gây ra khiếm khuyết vách ngăn liên nhĩ.

Đóng thông liên nhĩ có thể thực hiện bằng việc sử dụng thiết bị đặc biệt hoặc phẫu thuật.
Đóng thông liên nhĩ có thể thực hiện bằng việc sử dụng thiết bị đặc biệt hoặc phẫu thuật.

Lỗ thông gây rò rỉ máu giàu oxy từ tim trái sang tim phải. Điều này làm tim phải hoạt động nhiều hơn vì lượng máu cần thiết chảy qua tâm thất phải đến phổi nhiều hơn. Theo thời gian, nó có thể gây tổn thương các mạch máu trong phổi. Từ đó gây ra vấn đề khi bé lớn: huyết áp cao, suy tim, nhịp tim bất thường, tăng nguy cơ đột quỵ.

Thông liên nhĩ có thể có kích thước khác nhau, nằm ở những vị trí khác nhau trên vách ngăn liên nhĩ.

1.1. Tần suất xảy ra

Theo CDC Hoa Kỳ ước tính, 13/10.000 trẻ sinh ra có khuyết tật thông liên nhĩ. 

1.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây thông liên nhĩ ở trẻ sơ sinh hầu như vẫn chưa được tìm ra.

Một số bé mắc thông liên nhĩ do thay đổi gen hoặc nhiễm sắc thể. Những loại dị tật tim này cũng được cho là sự kết hợp của gen và các yếu tố khác. Như mẹ tiếp xúc trong môi trường độc hại, thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể hoặc thuốc mẹ uống.

Nếu gia đình có tiền sử gia đình mắc bệnh tim hoặc các chứng rối loạn di truyền khác cũng là một trong số nguyên nhân khiến trẻ mắc khiếm khuyết thông liên nhĩ.

2. Chẩn đoán thông liên nhĩ

Khuyết tật này có thể chẩn đoán trong khi mang thai hoặc sau khi bé được sinh ra. Trong nhiều trường hợp, thông liên nhĩ có thể không được chẩn đoán cho đến khi bé lớn.

2.1 Trong khi mang thai

Khi mang thai, có các xét nghiệm sàng lọc (xét nghiệm trước sinh) giúp kiểm tra dị tật bẩm sinh và các vấn đề khác. Khiếm khuyết thông liên nhĩ có thể được nhìn thấy trong siêu âm, nhưng phụ thuộc vào kích thước của lỗ và vị trí của nó.

Thông liên nhĩ có thể được chẩn đoán sớm trong thai kỳ
Thông liên nhĩ có thể được chẩn đoán sớm trong thai kỳ

Nếu nghi ngờ thai nhi bị khiếm khuyết thông liên nhĩ, bác sĩ chuyên khoa cần xác nhận chẩn đoán bằng các xét nghiệm chuyên sâu.

2.2 Sau khi bé được sinh ra

Nhiều em bé không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào về thông liên nhĩ khi sinh. Các dấu hiệu và triệu chứng của khuyết tật tâm nhĩ lớn hoặc không được điều trị có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp hoặc phổi thường xuyên 
  • Khó thở 
  • Mệt mỏi khi cho bé ăn (trẻ sơ sinh) 
  • Khó thở khi hoạt động hoặc tập thể dục 
  • Rối loạn nhịp tim
  • Tiếng thổi của tim (a heart murmur). Nghe qua ống nghe hoặc tiếng động thêm bất thường khi tim co bóp
  • Sưng chân, bàn chân hoặc vùng dạ dày
  • Đột quỵ

Thông liên nhĩ có thể không được chẩn đoán cho đến khi trưởng thành. Cách phổ biến nhất mà khiếm khuyết thông liên nhĩ được phát hiện là nghe tiếng động, tiếng bất thường khi tim co bóp bằng ống nghe. Nếu có tiếng động bất thường này, bác sĩ yêu cầu thêm xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán.

3. Phương pháp điều trị

Bé được chẩn đoán bị thông liên nhĩ, phương pháp điều trị phụ thuộc vào độ tuổi, kích thước, vị trí và mức nghiêm trọng của khiếm khuyết.

3.1 Theo dõi y tế

Nếu trẻ mắc thông liên nhĩ, bác sĩ có thể đề nghị theo dõi một thời gian dài để kiểm tra lỗ có tự đóng hay không. Phụ thuộc tình trạng bệnh và các dị tật tim bẩm sinh khác nếu có, bác sĩ sẽ quyết định khi nếu con cần biện pháp điều trị sâu hơn.

Trẻ mắc thông liên nhĩ cần được theo dõi sát sao bởi bác sĩ chuyên môn
Trẻ mắc thông liên nhĩ cần được theo dõi sát sao bởi bác sĩ chuyên môn

3.2 Thuốc

Thuốc không giúp thu hẹp lỗ hổng ở tim. Nhưng được dùng để giảm các biểu hiện bệnh và nguy cơ biến chứng. Thuốc bao gồm thuốc ổn định nhịp tim, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.

3.3 Phẫu thuật

Thông liên nhĩ có thể không cần điều trị nếu không có triệu chứng ảnh hưởng hoặc khuyết tật nhỏ. Nếu khuyết tật lớn, tim to hoặc các triệu chứng bệnh lý khác xuất hiện kèm, phẫu thuật đóng thông nhĩ sẽ được thực hiện.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thông liên nhĩ ở trẻ – Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Germomvit là gì? Uống Germomvit có tốt không? Có mẹ nhé
Germomvit là gì? Uống Germomvit có tốt không? Có mẹ nhé
Germomvit là một sản phẩm vitamin tổng hợp dành riêng cho phụ nữ mang thai, cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng, hỗ trợ cho một thai kỳ khỏe mạnh và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Trong bài viết này, hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về lợi ích, […]
Canxi Ostelin bầu: uống sao cho tốt? Mẹ cần lưu ý gì?
Canxi Ostelin bầu: uống sao cho tốt? Mẹ cần lưu ý gì?
Thời kỳ mang thai là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong sự phát tri của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Nhu cầu dinh dưỡng tăng cao, đặc biệt là nhu cầu về canxi, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ quá trình tăng trưởng của thai nhi và duy trì sức […]
Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu sao cho đúng và đủ
Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu sao cho đúng và đủ
Trong trong 3 tháng đầu, việc cung cấp đầy đủ axit folic là vô cùng quan trọng để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của thai nhi và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu mẹ đang chưa biết Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu sao cho […]
Cách bổ sung axit folic cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Cách bổ sung axit folic cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Axit folic là một loại vitamin cực kỳ quan trọng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Khi mẹ bổ sung đủ lượng axit folic, vitamin này sẽ đóng vai trò thiết yếu trong hình thành và phát triển hệ thống thần kinh của em bé, đồng thời góp phần […]
Uống Prenatal có cần uống thêm sắt và canxi không? Có mẹ nhé
Uống Prenatal có cần uống thêm sắt và canxi không? Có mẹ nhé
Prenatal là loại vitamin tổng hợp, được thiết kế đặc biệt để bổ sung các dưỡng chất quan trọng cho mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ. Nếu mẹ đang băn khoăn không biết uống Prenatal có cần uống thêm sắt và canxi không? thì hãy tham khảo chia sẻ từ Góc của […]
Mách mẹ cách chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng cuối
Mách mẹ cách chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng cuối
3 tháng cuối thai kỳ là khoảng thời gian cần đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bên cạnh thực phẩm, việc bổ sung vitamin tổng hợp là vô cùng cần thiết. Vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng cuối cung cấp […]
Giỏ hàng 0