Tắc tia sữa là hiện tưởng phổ biến của nhiều mẹ đang trong quá trình cho bé bú. Nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Vậy nguyên nhân và cách điều trị nhanh và hiệu quả như thế nào? Cùng Mamamy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Nguyên nhân gây tắc tia sữa
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tắc sữa. Tuy nhiên, Mamamy sẽ tập trung vào các nguyên nhân chính sau đây:
- Giai đoạn mới sinh bé: Sau khi sinh bé, nhiều mẹ gặp tình trạng tắc sữa. Bởi vì có quá nhiều sữa ứ đọng trong bầu vú. Sữa không thể chảy ra ngoài cho bé bú được dẫn đến căng cứng và sốt nhẹ.
- Sữa mẹ quá nhiều: Có rất nhiều trường hợp mẹ bị tắc sữa là do sữa quá nhiều, bé bú không hết. Ngoài ra, mẹ không hút cạn sữa mà để đọng trong bầu ngực.
- Ngực chịu tác động: Khi đang cho bé bú mẹ cần để bầu ngực thật thoải mái. Tuy nhiên, có nhiều mẹ hay nằm sấp, tập thể dục cường độ cao, ngực chịu tác động đè vào…
- Mẹ không cho bé bú thường xuyên: trong thời gian từ 5h cho đến 1 ngày sữa không được hút ra. Vì vậy có thể gây ra tắc sữa ở mẹ.
- Mẹ bị stress: Khi mẹ căng thẳng và mệt mỏi sẽ làm chậm quá trình sinh sản hormone oxytocin. Đây là hormone giúp giải phóng sữa và giảm tình trạng tắc sữa.
2. Dấu hiệu bị tắc tia sữa
Khi mẹ bị tắc tia sữa có thường gây ra đau, khó chịu và mệt mỏi. Cụ thể như sau:
- Bầu vú căng và to hơn bình thường
- Đau nhức cả bầu vú và bắt đầu không tiết ra sữa ít và tắt hẳn
- Càng về sau, càng đau nhức và không ngủ được
- Hiện tượng sốt xuất hiện
Nếu mẹ có những biểu hiện ban đầu như trên thì ngay lập tức xử lý kịp thời để không phát sinh các bệnh về sau.
3. Cách chữa tắc sữa hiệu quả tại nhà
Khi bị tắc tia sữa, mẹ thường rất đau đớn và ngăn không chi bé bú để giảm cơn đau. Tuy nhiên, hành động này là hoàn toàn sai lầm. Cách để xử lý kịp thời việc tắc sữa nhanh nhất là phải cho bé bú và hút sữa ra ngoài. Bên cạnh đó, mẹ có sử dụng các cách dưới đây:
3.1 Hút sữa ra ngoài bằng bên ngực đau nhất
Bầu ngực của mẹ sẽ có hai bên đau không đều nhau. Mẹ nên chọn bên đau đớn nhất cho bé bú trước và hút sữa ra ngoài. Bằng cách này có thể khai thông tia sữa và tránh trường hợp bị tắc tia sữa.
3.2 Chườm ấm quanh bầu ngực
Khi bị tắc tia sữa, hai bầu vú cương cứng và gây đau nhói khiến mẹ không tài nào ngủ được. Để giúp giảm đau cũng như sữa được lưu thông, mẹ có thể chườm ấm quanh bầu ngực. Như vậy, vừa giúp giảm đau và giúp sữa chảy đều hơn.
3.3 Xoa bóp quanh bầu ngực
Theo các chuyên giai đã khuyên rằng việc xoa bóp thường xuyên giúp giảm đau và thông tia sữa. Hãy xoa bóp bắt đầu từ bầu vú rồi dần đến núm vú. Nếu kết hợp với việc chườm ấm sẽ giúp quá trình thông sữa nhanh hơn.
3.4 Chế độ dinh dưỡng
Việc bị tắc tia sữa khiến mẹ mệt mỏi và bỏ ăn bỏ uống. Tuy nhiên, điều này chỉ làm vấn đề càng nặng thêm mà thôi. Thay vào đó, mẹ nên uống thật nhiều nước, sử dụng thức ăn tăng sức đề khangs như thịt hầm, cá…
3.5 Nghỉ ngơi
Quá trình chăm bé vất vả và dường như thời gian nghỉ ngơi cũng không có. Tuy nhiên, để tận dụng mẹ có thể tranh thủ nghỉ khi bé đang ngủ. Ngoài ra, để không phải đi lại nhiều, mẹ nên sắp xếp đồ vật gần mình để tiện chăm bé. Bên cạnh đó, hãy nhờ người thân trong bé hộ để được nghỉ ngơi.
Xem thêm:
Mẹ nên làm gì nếu bị tắc tia sữa?
5 QUY TẮC ĂN DẶM – BÍ KÍP “VÀNG” TRONG LÀNG CHĂM CON
“Bỏ túi” ngay nguyên tắc cho thời kỳ ăn dặm của bé thôi mẹ ơi!
4. Phòng tránh tắc tia sữa
Để phòng tránh tắc tia sữa mẹ có thể thực hiện các cách sau:
- Cho bé bú ngay khi để kích thích tia sữa
- Khi bé bú không hết nên hút hết sữa còn lại trong bầu vú
- Vệ sinh kỹ càng đầu vú. Dùng khăn mềm nhúng trong nước ấm để lau từng cặn kẽ đầu vú
- Trước khi cho bé bú, nên vắt vài giọt sữa ra trước rồi hãy cho bé bú
- Thường xuyên cho bé bù đều đặn và đúng cữ
- Bổ sung lượng nước hàng ngày
- Không nên nằm úp, mặc áo ngực quá chật
- Tập yoga nhẹ nhàng để cơ thể được thoải mái
- Nghỉ ngơi và sinh hoạt đều đặn. Mẹ nên tránh làm việc căng thẳng, giữ tâm trạng ổn định.
Sau khi áp dụng các cách trên mà vẫn không hiệu quả, mẹ nên tìm đến các cơ sở khám chữa để được điều trị kịp thời. Mẹ không nên kéo dài tình trạng tắc sữa vì để lâu sẽ sinh ra các bệnh khác.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ nguyên nhân và cách điều trị tắc tia sữa tại nhà. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế chuẩn đoán và phương pháp của bác sĩ. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Mamamy nhé! Chúc mẹ và bé yêu luôn khỏe mạnh.
Xem thêm:
4 quy tắc giúp cha mẹ chọn quà noel cho con thật ý nghĩa và đặc biệt