Ốm nghén khi mang thai là tình trạng phổ biến với hầu hết các mẹ bầu. Triệu chứng của nó đó là: buồn nôn, nôn, cơ thể mệt mỏi, chán ăn… Tình trạng này sẽ bắt đầu vào khoảng trước tuần thai thứ 9. Kết thúc vào khoảng trước tuần 12 đến 14. Ốm nghén là một dấu hiệu hết sức bình thường của các mẹ bầu khi mang thai. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm các thông tin cần thiết nhé!
Mục lục
1. Ốm nghén là gì?
Ở hầu hết các mẹ bầu khi mang thai đều mắc phải chứng ốm nghén này. Đó là cảm giác buồn nôn và đôi khi là nôn thật. Trong tiếng Anh triệu chứng này được gọi là “morning sickness”- nghén khi mang thai. Dấu hiệu này sẽ luôn gây khó chịu cho mẹ bầu suốt trong ngày chứ không chỉ vào mỗi sáng. Theo thống kế có đến khoảng 90% các mẹ bầu gặp phải chứng này ở nhiều mức độ khác nhau.
Một số nghiên cứu dù chưa có kết quả chính thức đã đưa ra rằng phụ nữ ít hoặc không có ốm nghén có tỉ lệ xảy thai cao. Cũng có ý kiến khác cho rằng ốm nghén là cách giúp mẹ bầu tránh các chất gây hại tiềm ẩn cho bé. Có một số cách để giảm tình trạng ốm nghén khiến mẹ bầu mệt mỏi khi mang thai. Tình trạng này cũng vô cùng hiếm để dẫn đến biến chứng thai kì.
2. Ốm nghén khi mang thai xuất hiện từ tuần thứ mấy của thai kì?
Ốm nghén khi mang thai là dấu hiệu cho biết rằng mẹ bầu đã có thai. Dấu hiệu này thường sẽ xuất hiện trong 14 tuần đầu của thai kì.Thường bắt đầu trước tuần thứ 9. Tuy nhiên ở một số mẹ bầu thì dấu hiệu này liên tục theo mẹ trong suốt khoảng thời gian mang bầu. Mẹ bầu hãy tìm hiểu các tuần thai kỳ trong suốt quá trình mang thai mẹ nhé!
3. Nguyên nhân của ốm nghén khi mang thai
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân chính xác của tình trạng ốm nghén khi mang thai. Và mức độ ốm nghén của mỗi mẹ bầu khi mang thai cũng hoàn toàn khác nhau. Nhưng có thể do một số thay đổi khi mẹ bầu mang thai dưới đây:
- Do nồng độ hormone của mẹ bầu tăng trong mấy tuần đầu của thai kì. Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất.
- Do lượng đường trong máu của mẹ bầu bị giảm khi mang thai, đây cũng là một lí do để dẫn đến tình trạng này.
- Do một số mùi nồng khó chịu hay thức ăn cay nóng… Và đôi khi là không có tác nhân nào mẹ bầu cũng có cảm giác buồn nôn.
- Thông thường những mẹ bầu hay bị say tàu xe, dị ứng với các mùi nồng khó chịu, đau nửa đầu … dễ mắc phải chứng này.
Chứng này ở một số me bầu là khác nhau giữa các lần mẹ mang thai. Nếu mẹ bầu mang thai đứa đầu bị ốm nghén nặng thì đến bé sau tình trạng nghén này có thể sẽ giảm nhẹ đi.
Bên cạnh đó có một số tình trạng hiếm gặp gây buồn nôn hoặc nôn kéo dài bởi một số bệnh lí không liên quan. Đó là các bệnh như bệnh tuyến giáp, gan hoặc do nhiễm trùng đường tiết niệu.
4. Một số yếu tố khác dẫn đến tình trạng ốm nghén nặng hơn
- Mang thai lần đầu tiên.
- Mang thai bé gái.
- Mang thai đôi hoặc ba.
- Trước đây đã từng bị ốm nghén nặng.
- Di truyền của gia đình có tiền sử ốm nghén nặng.
- Tiếp xúc với estrogen –trước khi mang thai có dùng thuốc tránh thai.
- Béo phì ( chỉ số BMI hơn hoặc bằng 30).
- Cơ thể quá yếu.
- Tâm lí dễ căng thẳng, dễ xúc động.
5. Một số biến chứng của ốm nghén
Mẹ bầu dễ dẫn đến chán ăn trong khoảng thời gian này do mẹ liên tục buồn nôn và nôn.. Tuy nhiên chứng này không gây ảnh hưởng gì đến bé trong bụng mẹ nên mẹ không cần phải lo lắng. Nếu nghén nhẹ thì không có vấn đề gì nghiêm trọng.
Ở một số mẹ bầu còn dẫn đến tình trạng sụt cân vì cảm giác buồn nôn và nôn kéo dài. Chứng này có tên tiếng anh là (Hyperemesis Gravidarum – HG) – hội chứng ốm nghén nặng. Nếu không kịp thời khắc phục có thể dẫn đến cơ thể mất nước nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
6. Nếu mẹ bầu có những biểu hiện sau đây hãy liên lạc ngay với bác sĩ nhé
- Nôn liên tục, nôn nhiều và không thể kiểm soát.
- Mẹ bầu bị sút cân từ 1 đến 2kg trở lên.
- Cơ thể bị sốt.
- Tiểu rắt, nhiều lần, nước tiểu sẫm màu.
- Đầu óc choáng váng, chóng mặt thậm chí là ngất xỉu.
- Tim đập nhanh hơn thường.
- Nôn ra máu.
- Buồn nôn và nôn dữ dội ở các tam nguyệt thứ 2.
- Thường xuyên đau đầu, đau bụng.
- Xuất huyết hoặc có máu âm đạo.
7. Một số cách điều trị tình trạng ốm nghén
Mẹ bầu hãy thử thay đổi nếp sống và chế độ dinh dưỡng để khắc phục tình trạng này. Nhưng nếu không có hiệu quả thì hãy hỏi bác sĩ và có thể dùng một số loại thuốc như:
- Thuốc kháng histamine: Giúp mẹ bầu giảm buồn nôn và say tàu xe.
- Thuốc Phenothiazine: Giúpmẹ bầu kiểm soát được các cơn buồn nôn và ói mửa nghiêm trọng.
- Thuốc Metoclopramide (Reglan): Giúp dạ dày mẹ đẩy nhanh thức ăn vào ruột và chống buồn nôn, ói mửa.
- Thuốc kháng axit: Giúp hấp thụ axit dạ dày và giúp ngăn ngừa trào ngược axit trong thực quản.
Tuy nhiên khi dùng bất cứ loại nào mẹ bầu cũng nên thao khảo ý kiến bác sĩ một cách kĩ lưỡng nhé.
8. Một số lời khuyên khác dành cho mẹ
- Mẹ bầu hãy nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Hãy uống nhiều nước trước và cả sau bữa ăn. Mẹ bầu có thể uống các loại nước có mùi nhẹ như nước chanh, nước cam, bạc hà…
- Nếu trong nhà có những mùi khiến mẹ khó chịu thì mẹ hãy tạm thời loại bỏ nhé.
- Hãy luôn để nhà cửa được thông thoáng.
- Mẹ bầu hãy tránh ngửi các mùi khói thuốc lá và thức ăn cay nóng.
- Uống thêm vitamin bổ sung.
- Tránh ăn các thức ăn có nhiều dầu mỡ, thức ăn quá ngọt.
Nếu tất cả những biện pháp này không giúp mẹ bầu giảm bớt tình trạng ốm nghén khi mang thai thì mẹ hãy liên lạc với bác sĩ để nhận được sự giúp đỡ nhé mẹ bầu. Tuy là triệu chứng hết sức bình thường của mang thai nhưng mẹ bầu cũng đừng chủ quan nhé.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về chứng thai nghén được gửi đến mẹ bầu. Chúc mẹ bầu có thật nhiều sức khỏe sẵn sàng bước vào những tuần thai kế tiếp.