Các mẹ bầu khi mang thai thường phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe khác nhau. Một số biểu hiện mà mẹ bầu có thể mắc phải như ốm nghén, thèm ăn, suy giãn tĩnh mạch,... Đau bụng khi mang thai cũng là điều thường thấy ở mẹ bầu. Tuy nhiên đau bụng khi mang thai có thể là tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho sức khỏe của mẹ bầu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các nguyên nhân gây đau bụng ngay sau đây!
Mục lục
1. Đau bao tử
Mẹ bầu có thể mắc bệnh đau, viêm loét dạ dày trước đó. Do đó khi mang thai mẹ bầu vẫn có thể cảm nhận được các cơn đau này. Ngoài ra khi mang thai các hormone thai kỳ sẽ làm cho các cơ dạ dày giãn ra. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của mẹ bầu. Mẹ bầu sẽ cảm thấy đầy hơi, chướng bụng khi ăn nhiều hơn một chút. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ bầu nên bổ sung các chất xơ vào bữa ăn. Làm như vậy vừa tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu vừa giúp mẹ bầu no lâu hơn.
2. Táo bón
Đi cùng với việc bị đau bao tử phía trên, mẹ bầu khi suy giảm khả năng tiêu hóa có thể dẫn tới việc táo bón. Cơn táo bón này là nỗi ám ảnh của hầu hết các mẹ bầu. Mẹ bầu nên ăn nhiều chất xơ hơn, chia nhỏ bữa ăn và uống đủ nước nữa nhé
3. Em bé đạp
Ở những tháng cuối mang thai, mẹ bầu có thể cảm nhận được cơn chướng và căng cứng ở bụng mình. Đây là những cú đạp chân của bé yêu nhà mình. Điều này chứng tỏ em bé đang được phát triển rất tốt. Từ tuần thai thứ 36 trở đi, em bé trong bụng mẹ sẽ năng động hơn do lúc này bé đã đi tới giai đoạn hoàn thiện cơ thể. Do đó nếu mẹ bầu cảm thấy đau bụng khi mang thai ở giai đoạn này lúc em bé đạp mạnh
4. Các cơn gò
Các cơn gò Braxton Hicks là điều quen thuộc khi mẹ bầu mang thai ở tam cá nguyệt thứ ba. Lúc này tử cung của mẹ đang tập làm quen với việc sinh em bé. Thế nên mẹ bầu sẽ cảm thấy các cơn đau bụng co thắt nhẹ. Cơn đau này sẽ đến bất chợt và rồi nhanh chóng hết lúc mẹ bầu nghỉ ngơi.
5. Mang thai ngoài tử cung
Đau bụng khi mang thai cũng là một dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung. Hiện nay có khoảng 2% trên tổng số các mẹ bầu mang thai gặp phải mang thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung thường xuất hiện ở các mẹ bầu có tiền sử mắc phải cùng vấn đề trên. Ngoài ra, những bà bầu từng làm phẫu thuật vùng xương chậu, ống dẫn trứng cũng có cùng nguy cơ mắc phải vấn đề này. Bên cạnh đó mẹ bầu sử dụng các phương pháp thụ tinh nhân tạo cũng có khả năng mang thai ngoài tử cung.
6. Bong nhau thai
Nhau thai là sợi dây liên kết giữa mẹ và em bé. Khi ở trong bụng mẹ, em bé hấp thụ các chất dinh dưỡng từ người mẹ thông qua sợi dây này. Chỉ như thế là có thể hiểu được tầm quan trọng của nhau thai trong sinh sản. Hiện tượng bong nhau thai là khi sợi nhau thai nối với rốn của bé bị rơi ra.
Khi hiện tượng này xuất hiện, tử cung của mẹ trở nên căng cứng hơn. Do đó mẹ bầu sẽ đau bụng khi mang thai một cách dữ dội. Nếu như cảm thấy bụng trở nên đau nghiêm trọng, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay lập tức. Bởi lúc đó mẹ bầu có thể sẽ phải làm phẫu thuật đẻ mổ.
7. Nhiễm trùng đường tiểu
Đau bụng khi mang thai có thể là dấu hiệu của việc mẹ bầu đã nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu mẹ bầu sẽ cảm thấy đau vùng bụng dưới và xương chậu. Mẹ bầu còn cảm thấy tiểu buốt, nước tiểu có mùi hôi kỳ lạ. Ngoài ra khi nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể gây sốt cho bà bầu. Nhiễm trùng đường tiểu cần phải được điều trị ngay nếu không sẽ để lại những hậu quả khó lường.
8. Sảy thai
Sảy thai chính là nỗi sợ hãi tột cùng của mẹ bầu khi mang thai. Các trường hợp sảy thai thường xuyên xảy ra vào tam cá nguyệt thứ 1. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là ở hai tam cá nguyệt còn lại mẹ bầu không có nguy cơ sảy thai. Khi sảy thai mẹ bầu sẽ cảm nhận được vùng bụng của mình đau quặn thắt lại. Ngoài việc đau bụng khi mang thai một cách dữ dội này mẹ bầu sẽ thấy máu chảy ở phần âm đạo. Đây có thể là dấu hiệu của việc sảy thai, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay lập tức.
8. Đau dây chằng
Thường đau dây chằng sẽ xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ 2 và tam cá nguyệt thứ 3. Lúc này em bé đã phát triển hơn và trọng lượng tăng hơn trước rất nhiều. Điều này làm cho bụng mẹ to hơn làm các dây chằng ở dải mô phải kéo căng ra. Việc dây chằng phải giãn ra khiến cho bụng mẹ đau tức khi mang thai. Cơn đau này sẽ kéo đến khi mẹ vận động, cười, chạm vào phần bụng.
Khi mang thai mẹ bầu chắc hẳn sẽ có nhiều nỗi lo. Đau bụng khi mang thai sẽ dẫn đến nhiều rủi ro khôn lường. Vì vậy hy vọng với sự chia sẻ của chúng tôi mẹ bầu sẽ có được những thông tin hữu ích cho mình và em bé. Chúc mẹ bầu và em bé luôn luôn được khỏe mạnh, bình an.