Độ pH âm đạo liên quan như thế nào để sức khoẻ vùng kín? Làm thế nào để duy trì sự cân bằng pH âm đạo cho vùng kín tốt nhất? Và hạn chế được các bệnh đến “vùng tam giác này”? Mẹ hãy đọc ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Mục lục
1. Độ pH là gì?
Độ pH là thang đo mức độ axit hoặc kiềm của một chất. Thang đo chạy từ 0 đến 14:
- Nhỏ hơn 7 được coi là có tính axit
- Bằng 7 là trung tính
- Lớn hơn 7 là có tính kiềm
Độ pH có tính axit hay trung tính đều góp một phần quan trọng vào sức khoẻ của vùng kín.
2. Khi nào độ pH âm đạo được coi là bình thường?
Độ pH âm đạo cho cô bé lý tưởng nên ở mức từ 3,8 đến 4,5, có độ axit vừa phải. Tuy nhiên, những gì cấu thành nên mức pH bình thường có thể thay đổi đôi chút dựa trên từng giai đoạn của người phụ nữ. Ví dụ, trong giai đoạn sinh sản (tuổi từ 15 đến 49), pH âm đạo thấp hơn hoặc bằng 4,5. Nhưng trước khi có kinh nguyệt và sau mãn kinh, độ pH âm đạo có xu hướng cao hơn 4,5.
Vậy tại sao pH âm đạo lại quan trọng đối với sức khoẻ vùng kín? Môi trường âm đạo có tính axit giúp tăng cường khả năng bảo vệ vùng kín. Nó tạo ra một hàng rào ngăn vi khuẩn và nấm men phát triển nhanh và gây nhiễm trùng. Độ pH âm đạo cao – trên 4,5 – tạo môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn không tốt phát triển. Từ đó, người phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng sau.
2.1. Viêm âm đạo do vi khuẩn
Viêm âm đạo do vi khuẩn – Bacterial vaginosis (BV) là tình trạng phát triển quá mức của vi khuẩn khiến cho âm đạo có mùi khó chịu, dịch tiết âm đạo màu xám, trắng hoặc vàng bất thường. BV cũng có thể dẫn đến ngứa âm đạo và nóng rát khi đi tiểu.
Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể không có hại cho bản thân, nhưng phụ nữ gặp tình trạng này tăng khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, như HPV, virus herpes simplex và HIV.
2.2. Nhiễm Trichomonas
Nhiễm Trichomonas là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) do ký sinh trùng Trichomonas vagis gây ra. Nhiễm Trichomonas thường không gây ra triệu chứng ở phần lớn những người bị nhiễm, nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục khác, nghiêm trọng hơn như HIV.
Âm đạo có tính axit thường không mắc bệnh. Nhưng nếu độ axit tăng quá nhiều, nó có thể làm giảm khả năng sinh sản của của người phụ nữ. Bởi tinh trùng phát triển mạnh trong môi trường kiềm. Độ pH tối ưu để chúng bơi là từ 7,0 đến 8,5. Khi quan hệ tình dục, độ pH bên trong âm đạo tạm thời tăng lên, làm cho môi trường axit bình thường có tính kiềm hơn để bảo vệ tinh trùng giúp chúng có thể đi đến trứng.
3. Nguyên nhân khiến độ pH không cân bằng?
Vì sao bạn bị mất cân bằng độ pH cho vùng kín? Dưới đây là 6 nguyên nhân khiến độ pH âm đạo bị mất cân bằng bạn có thể tìm hiểu xem lý do từ đâu xảy ra tình trạng này.
3.1. Tinh dịch
Quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ. Tinh dịch có tính kiềm, có thể khuyến khích sự phát triển của một số vi khuẩn.
3.2. Dùng kháng sinh
Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn xấu gây bệnh mà còn tiêu diệt luôn cả vi khuẩn tốt mà cơ thể cần để duy trì mức độ pH lành mạnh, có tính axit hơn.
3.3. Thụt rửa
Thụt rửa không chỉ làm tăng độ pH khu vực vùng kín, mà còn khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn có hại nói chung. Bởi thụt rửa khiến rửa trôi vi khuẩn tốt, ảnh hưởng đến độ cân bằng pH âm đạo. Từ đó tăng nguy cơ nhiễm trùng vùng kín.
3.4. Chu kỳ kinh nguyệt
Máu kinh nguyệt làm tăng độ pH trong âm đạo. Khi máu chảy qua âm đạo và thấm vào tampon hoặc băng vệ sinh, nó có thể làm tăng mức độ pH của âm đạo.
3.5. Nhiễm trùng đường tiết niệu – Urinary tract infections (UTIs)
Nhiễm trùng đường tiết niệu không làm tăng độ pH vùng kín. Nhưng có độ pH cao có thể làm tăng nguy cơ bị UTIs của một người. Giảm nồng độ estrogen trong thời kỳ mãn kinh và mãn kinh có thể khiến người phụ nữ có nguy cơ bị nhiễm trùng tiết niệu thường xuyên hơn. Vì estrogen thấp cho phép độ pH âm đạo tăng lên.
3.6. Mãn kinh
Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ có xu hướng có độ pH cao hơn trong thời kỳ mãn kinh. Độ pH âm đạo trung bình là 5,3. Giảm estrogen trong thời kỳ mãn kinh có thể ảnh hưởng đến độ pH âm đạo của người phụ .
4. Dấu hiệu và triệu chứng khi mất cân bằng độ pH âm đạo
Độ pH âm đạo cao dẫn đến viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng khác có thể gây ra các triệu chứng như:
- Có mùi hôi, khó chịu
- Ra khí hư màu trắng, xám hoặc xanh bất thường
- Ngứa âm đạo
- Nóng rát khi đi tiểu
5. Làm thế nào để cân bằng độ pH cho cô bé?
Nếu có các triệu chứng viêm âm đạo hoặc gặp tình trạng khác liên quan đến độ pH âm đạo, các mẹ nên đi khám bác sĩ. Không nên thụt rửa. Bởi càng thụt rửa càng làm mất độ pH âm đạo hơn. Để điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trichomonas, bác sĩ có thể kê một số loại kháng sinh dạng thuốc hoặc kem:
- Clindamycin (Cleocin) cho điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn
- Metronidazole (Flagyl) hoặc tinidazole (Tindamax) cho điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trichomonas
Tuỳ vào tình trạng âm đạo và độ pH lúc đó, bác sĩ sẽ kê toa và đưa ra phương pháp điều trị cụ thể. Quan trọng nhất là các mẹ không nên tự ý mua thuốc hay thụt rửa, có thể khiến tình trạng ngày một nghiêm trọng hơn.
6. Cách duy trì độ pH âm đạo khoẻ mạnh
Mẹ có thể tham khảo:
- Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Bao cao su không chỉ bảo vệ người phụ nữ khỏi các bệnh lây qua đường tình dục mà còn ngăn tinh dịch có tính kiềm phá vỡ độ pH khu vực này.
- Uống men vi sinh. Men vi sinh có thể khôi phục mức độ cân bằng của vi khuẩn lành mạnh cho hệ thống vùng kín.
- Không thụt rửa. Thụt rửa có thể làm tăng mất cân bằng pH vùng kín. Âm đạo có khả năng là tự làm sạch. Chỉ cần rửa bên ngoài âm đạo bằng dung dịch vệ sinh và nước khi tắm. Lưu ý khi chọn dung dịch vệ sinh, các mẹ cũng hãy tìm hiểu thật kỹ. Nên lựa chọn sản phẩm dung dịch vệ sinh có độ pH 5 mẹ nhé!
- Ăn gì để cân bằng độ ph vùng kín? Ăn sữa chua. Ngoài việc giúp các mẹ nhận được canxi và vitamin D hàng ngày, sữa chua là nguồn cung cấp dồi dào các loài vi khuẩn có lợi Lactobacillus. Vi khuẩn Lactobacillus sống trong âm đạo và tiết ra axit lactic và hydro peroxide, giúp âm đạo có độ pH axit.
Trên là các chia sẻ về cách cân bằng độ pH vùng kín và độ ph phù hợp cho vùng kín, hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn có một sức khỏe tốt, cô bé khỏe mạnh, hồng hào.
Nguồn tham khảo:
Bacterial vaginosis – CDC fact sheet. (2017).
cdc.gov/std/bv/stdfact-bacterial-vaginosis.htm
Douching. (2019).
womenshealth.gov/a-z-topics/douching