Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Hiểu về chất tạo bọt trong dầu gội để lựa chọn loại tốt cho da trẻ nhỏ

Chất tạo bọt trong dầu gội hay trong sản phẩm làm sạch nói chung có liên quan đến các đặc tính làm sạch. Tuy nhiên, không phải loại chất tạo bọt nào trong sản phẩm làm sạch dùng được cho trẻ nhỏ. Vì vậy, thông qua bài viết này, mẹ sẽ hiểu hơn về chất tạo bọt. Và cách đọc nhãn sản phẩm trước khi chọn mua cho bé.

1. Chất tạo bọt trong dầu gội đến từ đâu?

Bọt được tạo ra khi các chất tạo bọt trong xà phòng, chất tẩy rửa, dầu gội,… trộn với không khí và nước
Bọt được tạo ra khi các chất tạo bọt trong xà phòng, chất tẩy rửa, dầu gội,… trộn với không khí và nước

Bọt được tạo ra khi các chất tạo bọt trong xà phòng, chất tẩy rửa, dầu gội,… trộn với không khí và nước. Chất tạo bọt phổ biến nhất được sử dụng trong sản phẩm chăm sóc cá nhân là sodium laureth sulfate (SLES), sodium lauryl sulfate (đôi khi được gọi là natri dodecyl sulfate hoặc SLS) và coco-glucoside.

2. Chất hoạt động bề mặt là gì?

Surfactant – chất hoạt động bề mặt, là chất làm giảm sức căng bề mặt giữa nước và dầu. Giống như khi chúng ta gội đầu. Các sản phẩm sử dụng chất hoạt động bề mặt. Có thể loại bỏ dầu và bụi bẩn từ tóc của chúng ta. Nói chung, bất kỳ thành phần nào ảnh hưởng đến sức căng bề mặt đều có thể được coi là chất hoạt động bề mặt. Trên thực tế, chất hoạt động bề mặt có thể đóng nhiều vai trò. Ví dụ: chất làm ướt, chất nhũ hóa, chất tạo bọt và chất phân tán.

2.1. Các loại chất hoạt động bề mặt

Các chất hoạt động bề mặt như chất nhũ hóa được phân thành ba nhóm chính. Tùy thuộc vào đặc tính của chúng. Đó là ion, không ion và lưỡng tính. Tuy nhiên, cách phân chia đơn giản hơn là tổng hợp và tự nhiên.

2.2. Chất hoạt động bề mặt tổng hợp

Có rất nhiều chất hoạt động bề mặt dạng tổng hợp. Tuy nhiên, người tiêu dùng ngày càng nhận thức được tác hại của các thành phần chất hoạt động bề mặt. Vì vậy, bài viết sẽ thảo luận về một số chất hoạt động bề mặt tổng hợp được sử dụng rộng rãi.

2.3. Alkyl Sulphates – SLS and SLES

Alkyl Sulphates là chất hoạt động bề mặt anion chứa axit béo giúp tạo bọt. Các loại alkyl sulphate được dùng phổ biến nhất trong xà phòng, sản phẩm tắm gội là SLS và SLES. Đôi khi là ammonium lauryl sulphate (ALS) và natri myreth sulphate (SMEs).  

SLS và SLES đều rất giống nhau. SLS là chất gây kích ứng da. SLS có thể gây ra một số kích ứng da nhỏ như da khô, ngứa nếu sử dụng hơn 1% dung dịch. SLES được điều chế nhẹ hơn và phổ biến hơn trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Tuy nhiên, cả hai chất hoạt động bề mặt này đã được xem xét vào năm 2002 bởi Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) và thấy an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. 

Tương tự, Tổ chức Y tế Thế giới, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư cũng như Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và EU đã không phân loại SLS và SLES là chất gây ung thư và chỉ ra rằng cả hai đều an toàn khi sử dụng trong điều kiện thích hợp.

Tương tự, Tổ chức Y tế Thế giới, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư cũng như Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và EU đã không phân loại SLS và SLES là chất gây ung thư và chỉ ra rằng cả hai đều an toàn khi sử dụng trong điều kiện thích hợp.

Ngoài ra còn có các chất hoạt động bề mặt tổng hợp khác được sử dụng trong chăm sóc cá nhân có chứa Natri (như Natri Cocoyl Isethionate (SCI), Ammonium (như Amonium Lauryl Sulphate) và Magiê (ví dụ Magiê laurel sulphate) tất cả những chất này có các đặc tính tạo bọt tuyệt vời khi kết hợp đúng với nhau. 

2.4. Các chất bề mặt hoạt động khác

Sulphonate có thể được coi là chất hoạt động bề mặt anion chính thay thế cho các sản phẩm không chứa SLES. Sulphonate và sulphosuccinates có nhiều phân nhóm (như disodium lauryl sulphosuccinate) có thể được sử dụng cho các loại dầu gội nhẹ hơn và không chứa SLES.

Để tạo bọt tốt nhất, các chất hoạt động bề mặt thứ cấp như alkanolamides và betaines thường được thêm vào chất hoạt động bề mặt anion chính với tỷ lệ 10 phần anion và 1 phần chất tạo bọt tăng cường. Một dầu gội thông thường sẽ chứa: 10% w/w sodium lauryl ether sulphate và 1% w/w cocamidopropyl betaine cho mục đích tạo bọt cao.

2.5. Chất hoạt động bề mặt tự nhiên

Các chất hoạt động bề mặt tự nhiên chủ yếu được sản xuất từ các nguồn bền vững. Ví dụ như dầu thực vật, đường và các dẫn xuất của chúng.

Xà phòng

Xà phòng là chất hoạt động bề mặt anion sớm nhất và cơ bản nhất. Thu được từ chất béo và dầu được gọi là glyceride. Chúng được tạo ra bằng phương pháp xà phòng hóa. Đun nóng với chất kiềm mạnh (natri hoặc kali hydroxit) để sản xuất xà phòng.

Xà phòng được sản xuất bằng dầu thực vật không chứa thành phần tổng hợp/ hóa học. Khả năng tạo bọt của xà phòng có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi các thành phần của dầu và mỡ.

Xà phòng được sản xuất bằng dầu thực vật không chứa thành phần tổng hợp/ hóa học
Xà phòng được sản xuất bằng dầu thực vật không chứa thành phần tổng hợp/ hóa học

Glyxerit

Este Glyceryl là một nhóm các chất hoạt động bề mặt và chất làm mềm được tổng hợp hóa học từ quá trình ester hóa glycerol và axit béo chủ yếu từ dầu thực vật. Chúng được sử dụng làm chất hòa tan, chất nhũ hóa, chất làm mềm và chất tăng cường khả năng bảo quản. Trong đó một số loại có thể hoạt động như chất tăng cường tạo bọt.

Các glyceride được sử dụng phổ biến nhất là Glyceryl Oleate (GMO) và Glyceryl Stearate (GMS). Polyglyceride không phổ biến lắm nhưng đang vào thị trường. Bởi nhu cầu của nó đối với các chất tăng cường bọt trong các công thức mỹ phẩm.

Lactylate

Lactylates cũng được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Lactylate đơn giản là các dẫn xuất muối của axit béo và axit lactic. Lactylates có chức năng như chất nhũ hóa, điều hòa và chất tăng cường tạo bọt. Natri Lauroyl Lactylate được sử dụng trong một số sản phẩm. Nhưng chủ yếu là chất tăng cường bọt chứ không phải là chất hoạt động bề mặt độc lập.

Polyglucoside

Hiện nay, nhiều nhà sản xuất tập trung nhiều vào chất hoạt động bề mặt tự nhiên như alkyl polyglucosides. Alkyl polyglucosides (APGs) có nguồn gốc tự nhiên 100%. APGs được sản xuất bằng cách phản ứng với rượu béo và glucose thu được từ ngô, dừa hoặc dầu cọ. Alkyl glucosides được tạo ra bằng cách kết hợp glucose với một loại rượu béo cùng chất xúc tác axit ở nhiệt độ cao. Chúng không phải là ion. Vì vậy tương thích với tất cả các loại chất hoạt động bề mặt, nhẹ cho da và có khả năng phân hủy sinh học. Chúng đã được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Và đang ngày càng phổ biến hơn kể từ năm 2013.

Các chất hoạt động bề mặt Alkyl Polyglucoside được sử dụng thường xuyên nhất là Caprylyl/ Capryl Glucoside (c8-10), Coco Glucoside (c8-16) và Lauryl Glucoside (c12-16). Tất cả chất này là sự kết hợp của glucoside và chất béo chọn lọc. Alkyl polyglucoside đã được so sánh với các chất hoạt động bề mặt tương đương khác và cho thấy độ hiệu quả cao hơn trong những thử nghiệm khác nhau bao gồm loại bỏ đất, khả năng tạo bọt và nhũ hóa,…. Các chất này cũng rất nhẹ với da người.

Coco Glucoside là một trong những chất hoạt động bề mặt tự nhiên, không ion, siêu nhẹ được sử dụng nhiều nhất. Về khả năng làm sạch trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân, Coco Glucoside được nhiều hãng sử dụng. Bởi nó là một trong các công thức tự nhiên, phù hợp cho một làn da mỏng manh hoặc nhạy cảm.

Acyl glucamide 

Acyl glucamide tương tự như Alkyl Polyglucosides cũng có nguồn gốc chủ yếu từ các nguồn tự nhiên. Chúng nhẹ và được khẳng định là tạo bọt tốt hơn so với Alkyl Polyglucoside khi đưa vào các công thức dựa trên alkyl ether sulphate . Một trong những acyl glucamide được sử dụng phổ biến nhất là Cocoyl Methyl Glucamide.

3. Lưu ý cho mẹ khi lựa chọn sản phẩm làm sạch cho bé

Khi chọn mua sản phẩm làm sạch cho bé mẹ nên đọc kỹ bảng thành phần để hạn chế nguy cơ kích ứng cho da bé
Khi chọn mua sản phẩm làm sạch cho bé mẹ nên đọc kỹ bảng thành phần để hạn chế nguy cơ kích ứng cho da bé

Khi chọn mua sản phẩm làm sạch cho bé mẹ nên đọc kỹ bảng thành phần để hạn chế nguy cơ kích ứng cho da bé, đồng thời chăm sóc và bảo vệ bé tốt hơn. Có một số yếu tố chính mẹ nên lưu ý:

3.1. Có nguồn gốc từ thực vật

Các thành phần trong sản phẩm làm sạch nên có nguồn gốc từ thực vật. Bởi thành phần tổng hợp hoặc hoá chất có nhiều nguy cơ khiến bé bị dị ứng hơn.

Không chất làm sáng, không thuốc nhuộm, không clo và các thành phần nguy hiểm khác

Mẹ hãy kiểm tra nhãn và đọc bảng thành phần. Đảm bảo không có chất gây kích ứng và các thành phần không phân huỷ sinh học.

3.2. Không Paraben/ MIT

Paraben và Methylisothiazolinone (MIT) là chất diệt khuẩn và bảo quản sản phẩm không bị hư hỏng. Tuy ngăn ngừa sự biến đổi của các hóa chất, Paraben và MIT lại có tác hại đến cơ thể. Chẳng hạn gây rối loạn sự cân bằng nội tiết tố, viêm biểu bì da, nguyên nhân của chứng loãng xương, hay ung thư vú.

Hương liệu nhân tạo (fragrance/phthalates)  Các hương liệu nhân tạo từ chất hóa học có thể gây kích ứng da. Chúng có thể làm làn da nhạy cảm của bé dễ trở nên sần sùi, nổi mẩn đỏ. 

Paraben và Methylisothiazolinone (MIT) là chất diệt khuẩn và bảo quản sản phẩm không bị hư hỏng
Paraben và Methylisothiazolinone (MIT) là chất diệt khuẩn và bảo quản sản phẩm không bị hư hỏng

3.3. Các chất phụ gia DEA/MEA

DEA/MEA cũng được biết đến như chất tạo bọt trong các sản phẩm như dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt. Đây là chất phụ gia được dùng trong cả các loại thuốc trừ sâu, gây kích ứng mạnh ở mắt. Điều nguy hiểm là các chất này dễ dàng nhanh chóng thẩm thấu qua da, tích tụ vào nội tạng và thậm chí là trong não.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Hiểu về chất tạo bọt trong dầu gội để lựa chọn loại tốt cho da trẻ nhỏ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Không chỉ decyl glucoside, coco glucoside cũng là chất hoạt động bề mặt thân thiện với làn da
Không chỉ decyl glucoside, coco glucoside cũng là chất hoạt động bề mặt thân thiện với làn da
Nếu những chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc hoá học/ tổng hợp mang lại những vấn đề về da thì coco glucoside – nguồn gốc thực vật là giải pháp thay thế bởi độ an toàn của nó. Vậy chính xác chất này là gì, có vai trò và đặc tính như nào? […]
5 lưu ý cho mẹ khi chọn mua khăn vải màn cho trẻ sơ sinh 
5 lưu ý cho mẹ khi chọn mua khăn vải màn cho trẻ sơ sinh 
Một trong những đồ mẹ cần mua khi bé sắp ra đời chính là khăn vải màn. Tuy nhiên, không phải loại khăn nào cũng phù hợp với bé. Bởi làn da trẻ nhỏ mới sinh vô cùng mỏng manh và nhạy cảm. Do đó, mẹ hãy đọc ngay 5 lưu ý này khi chọn […]
Tiêu chí chọn mua sữa tắm cho bé an toàn và chất lượng
Tiêu chí chọn mua sữa tắm cho bé an toàn và chất lượng
Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, ngay từ ngày đầu tiên chào đời, mẹ hoàn toàn có thể sử dụng sữa tắm cho bé sơ sinh để làm sạch lớp “gây” bao phủ trên da. Bởi lẽ tới ngày thứ 2 trở đi, lớp chất này lại trở thành môi trường thuận lợi cho […]
Dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ thế nào để có hiệu quả tốt
Dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ thế nào để có hiệu quả tốt
Vùng kín của chị em rất mong manh và dễ bị nhiễm trùng. Việc vệ sinh thường xuyên giúp vùng kín sạch sẽ và giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Tuy nhiên làm thế nào để chọn được loại dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp và đem lại hiệu quả tốt […]
Vì sao mẹ bầu vẫn dùng được dung dịch vệ sinh phụ nữ?
Vì sao mẹ bầu vẫn dùng được dung dịch vệ sinh phụ nữ?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ là một sản phẩm cần thiết của phụ nữ trong việc vệ sinh hàng ngày. Nó có tác dụng giúp vùng kín sạch sẽ, khử mùi, ngăn chặn các loại bệnh phụ khoa. Nhưng nhiều mẹ đã bỏ dùng khi mang thai với nỗi lo dùng hóa chất ảnh […]
Vệ sinh vùng kín đúng cách chị em nhất định phải biết
Vệ sinh vùng kín đúng cách chị em nhất định phải biết
Để chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt, điều quan trọng nhất là biết vệ sinh vùng kín đúng cách. Hóa ra cách mà chị em vệ sinh “cô bé” bấy lâu nay lại là sai lầm tai hại. Vậy chăm sóc vùng kín như thế nào mới là đúng? Chăm sóc sai cách sẽ […]
Giỏ hàng 0