Lời khuyên bác sĩ dành cho mẹ sau sinh là gì? Chế độ dinh dưỡng sau sinh thường có gì khác? Mẹ cần kiêng ăn gì và kiêng ăn gì để nhiều sữa cho con? Hay những mối bận tâm về bao lâu về chế độ ăn uống, giờ giấc như thế nào? đều sẽ được bật mí cùng Góc của mẹ trong hôm nay.
Tháp dinh dưỡng cho mẹ sau sinh đầy đủ và khoa học
Học cách dưỡng da cho trẻ sơ sinh để bảo vệ con hiệu quả
Mục lục
1. Dinh dưỡng sau sinh thường cần bổ sung những gì?
1.1. Bác sĩ khuyên bổ sung dinh dưỡng sau sinh thường
Các mẹ sau khi sinh thường cần duy trì và bổ sung 1 lượng thức ăn đầy đủ. Đầy đủ ở đây là cả sự đầy đủ về chất dinh dưỡng và số lượng.
Về thành phần dinh dưỡng, mẹ cần đảm bảo lượng tinh bột, chất đạm, chất béo, và vitamin đưa vào cơ thể mỗi ngày. Cần đa dạng hóa các nhóm thực phẩm để bổ sung đủ dinh dưỡng sau sinh thường cho bé bú. Nhìn chung, mẹ bầu ít kiêng cữ món ăn nào từ thịt bò, thịt lớn, các loại cá giàu vitamin, đặc biệt là rau xanh, củ quả dinh dưỡng như bí ngô, khoai, đu đủ,…
Lưu ý là những món ăn lợi sữa theo kinh nghiệm dân gian như móng giò hầm đu đủ, gà ác tiềm thuốc bắc, cháo ếch nấu đậu xanh, cơm nếp thịt gà, thịt nạc rang gừng… là những món có nhiều dưỡng chất mà mẹ không nên bỏ qua trong thực đơn sau sinh. Tuy nhiên, không cần thiết phải ăn liên tục vì sẽ dễ nhanh ngán mà chất lượng sữa cũng bị ảnh hưởng khi không ăn đa dạng thực phẩm.
Về mặt số lượng, các bữa ăn hằng ngày của mẹ sau sinh tăng 1 chén cơm 1 bữa so với trước. Tùy vào thể trạng của mẹ và bé, nhưng nên nhớ, mẹ ăn nhiều sẽ cho được nhiều sữa hơn.
Uống đủ nước mỗi ngày (2-3 lít/ ngày) để đảm bảo cơ thể có đủ nước sản xuất sữa. Có thể thay nước lọc bằng sữa, nước ép trái cây. Tốt nhất là nước ấm, để cơ thể có nguyên liệu sản xuất sữa.
1.2. Tăng cường bổ sung vitamin
Dinh dưỡng sau sinh thường cho mẹ cần bổ sung 1 lượng lớn vitamin. Các vitamin và khoáng chất không được sản xuất từ tuyến vú nên trong sữa rất dễ bị thiếu nếu người mẹ kiêng cữ nhiều trong chế độ ăn như:
- Thiếu sắt nếu mẹ bị thiếu máu hoặc kiêng các chất giàu chất sắt như thịt, lòng đỏ trứng, rau, trái cây…
- Thiếu vitamin B1 nếu mẹ chỉ ăn cơm với cá hoặc thịt kho rất mặn đến nỗi ăn chủ yếu là cơm, không ăn được nhiều thức ăn sẽ dễ thiếu nguồn cung cấp B1 (rau, trái cây, thịt trứng, cá…).
- Thiếu vitamin A, D, E, K nếu mẹ kiêng dầu, mỡ.
- Thiếu Calci, Phosphor… nếu mẹ kiêng tôm, cua, cá…
1.3. Các món không nên ăn sau khi sinh thường
- Các món ăn từ thịt, cá sống như sushi, sashimi, gỏi…
- Không nên uống nước lạnh, nước đá.
- Tránh xa các loại đồ uống có cồn, cafein như bia, rượu, cà phê, trà… Vì có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa. Các chất kích thích từ mẹ sẽ thông qua sữa đến con, gây ảnh hưởng đến thần kinh bé vốn còn non nớt. mẹ uống cafein trong giai đoạn cho con bú có thể dẫn đến tình trạng khó ngủ của bé.
- Không hút thuốc sau khi sinh và đang cho con bú.
- Các món ăn trong tủ lạnh đã để qua ngày, các món dưa muối chua.
- Món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
1.4. Quan tâm đến việc nghỉ ngơi
Ngoài chế độ dinh dưỡng sau sinh thường, các mẹ bầu sau sinh cũng cần lưu ý:
- Không làm việc nặng, quá sức. Nên nằm càng nhiều càng tốt trong tháng đầu để hạn chế tình trạng đau lưng về sau. Nhưng vẫn nên vận động nhẹ nhàng, có thể đứng lên đi lại trong phòng trong lúc bé ngủ.
- Hạn chế đụng vào nước lạnh. Kinh nghiệm từ xa xưa cho thấy nếu phụ nữ sau sinh không kiêng nước lạnh thì về sau tay chân dễ bị tê và lạnh buốt.
- Khi vệ sinh cá nhân nên làm nhẹ nhàng, đánh răng bằng bàn chải có lông mềm, súc miệng bằng nước muối. Khi tắm gội không nên gãi mạnh, chỉ cần xoa bóp nhẹ nhàng rồi xả sạch với nước ấm.
2. Các mẹ bầu sau sinh bao lâu thì ăn uống bình thường?
Người phụ nữ sinh thường phải chịu tới 57 đơn vị đau. Nỗi đau ấy được so sánh tương với việc cùng một lúc gãy 20 chiếc xương sườn. Toàn bộ các cơ trong cơ thể đều hoạt động cùng một lúc để đưa em bé ra ngoài. Vì vậy, sau khi sinh, cơ thể mẹ bầu còn rất yếu và cần có thời gian hồi phục. Vì vậy, dinh dưỡng sau sinh là vô cùng quan trọng.
Không chỉ cần thiết cho mẹ mà còn cần cho sự phát triển khỏe mạnh của em bé mới chào đời. Khi em bé ra đời, nguồn dinh dưỡng chính lúc này là sữa mẹ dùng để nuôi bé. Vậy nên mọi thứ mẹ ăn vào đều sẽ ảnh hưởng tới cả sức khỏe của mẹ và nguồn sữa mẹ khi cho bé bú.
Chính vì thế, sau khi sinh, mẹ bầu không được quay lại thoải mái với thực đơn bình thường được. Lúc này, mẹ cần chú tâm đến thành phần dinh dưỡng trong món ăn. Và tiêu chí ăn uống khoa học bổ dưỡng lành mạnh được đặt lên hàng đầu.
Dinh dưỡng sau sinh thường cho mẹ cần đáp ứng đủ 3 yếu tố sau: Đầy đủ dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe cho mẹ, lợi sữa và không ảnh hưởng tới vết thương do mổ lấy thai hoặc vết khâu ở tầng sinh môn.
Mặc dù không còn những quan niệm kiêng cữ bà bầu như trước. Nhưng việc lựa chọn chế độ ăn uống cũng cần có giai đoạn. Hãy nhớ, kiêng càng lâu thì sức khỏe của mẹ về sau sẽ càng đảm bảo.
3. Chế độ ăn uống của các mẹ sinh thường
Chế độ dinh dưỡng mẹ bầu sau sinh thường tương đối ít khắt khe hơn mẹ sinh mổ. Do các mẹ bầu sinh thường sẽ có thời gian hồi phục nhanh hơn. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý những giai đoạn sau đây.
3.1. 3 ngày dinh dưỡng sau sinh thường
Trong những ngày đầu sau sinh, cơ thể mẹ bầu còn rất yếu. Sản dịch vẫn tiếp tục được đào thải ra ngoài. Lúc này, mặc dù mẹ bầu có thể ăn uống bình thường nhưng cần ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa. Thức ăn cần được làm nóng để không ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa về sau.
Sau khi sinh, một lượng máu sẽ bị mất đi nên các mẹ bầu nên ăn các món ăn giúp bổ máu, giàu sắt.
Sau sinh, táo bón có lẽ là cơn ác mộng với nhiều mẹ bầu sinh thường, nhất là những ai phải khâu tầng sinh môn. Vì vậy, hãy bổ sung nhiều rau xanh và trái cây vào chế độ ăn uống bình thường hàng ngày để hạn chế táo bón.
3.2. Từ 3 tuần – 3 tháng sau sinh
Đối với các mẹ sinh thường, sau 3 tuần, vết thương ở tầng sinh môn cũng đã bắt đầu liền, cơ thể cũng dần hồi phục. Nhưng chế độ dinh dưỡng ở giai đoạn này vẫn rất quan trọng cho cả mẹ và bé. Vì vậy, các mẹ bầu vẫn cần kiêng cữ một số món ăn có thể gây lạnh bụng như rau cải, thịt trâu, các loại ốc, sò, nghêu…
3.3. Dinh dưỡng sau sinh thường 3 tháng đến khi cai sữa
Sau sinh 3 tháng, cơ thể mẹ bầu đã hoàn toàn hồi phục. Chính vì vậy mà từ lúc này, mẹ bầu đã có thể ăn uống bình thường sau sinh. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng em bé vẫn đang bú sữa mẹ và bất cứ món ăn nào mẹ ăn cũng sẽ dành một phần cho bé. Vì vậy, trước khi ăn bất cứ thứ gì cũng nên cân nhắc về giá trị dinh dưỡng sau sinh thường đối với sữa mẹ.
Để bé khỏe ngoan, mẹ nên lưu ý chế độ dinh dưỡng của mẹ quyết định 80% trong suốt 6 tháng đầu ở trẻ. Nhớ ăn thật nhiều rau củ xanh, điều này cung cấp một sức khỏe mạnh, giúp tái tạo enzim và tăng sức để kháng ở cả mẹ lẫn con.