Giúp bé hiểu được tác động của suy nghĩ, lời nói, hành động là điều cần thiết để xây dựng nền tảng cho sức khỏe tương lai của trẻ. Trẻ học cách suy nghĩ tích cực từ khi còn nhỏ, sẽ có nhiều cơ hội hạnh phúc, khỏe mạnh và thành công hơn trong tương lai. Mẹ có thể làm gì để dạy trẻ tư duy tích cực? Dưới đây là một số phương pháp cho mẹ yêu.
Mục lục
10 cách dạy trẻ tư duy tích cực
Dưới đây là một số mẹo bổ ích cho mẹ dạy trẻ tư duy tích cực:
1 – Hãy là một tấm gương cho trẻ
Trẻ em có khả năng bắt chước rất tốt. Nếu mẹ muốn trẻ suy nghĩ tích cực, điều quan trọng là mẹ phải làm gương mẫu. Khi con lớn hơn, ý thức về suy nghĩ của người lớn sẽ trở thành mục tiêu để con bắt chước theo tâm trạng, lời nói và hành động.
Dạy trẻ tư duy tích cực bằng cách tìm những quan điểm tích cực trong trải nghiệm cuộc sống và chia sẻ điều đó với bé. Người lớn biết thế giới không phải chỉ có nắng và cầu vồng. Nhưng trẻ em thì chưa thể nhận thức được điều đó. Hãy là người để trẻ có thể học từ cả sự thành công và thất bại.
2 – Dạy bé về tình thương và lòng biết ơn
Tình thương và lòng biết ơn luôn là những cảm xúc tích cực có thể giúp bé theo hết con đường cuộc đời một cách bình an và hạnh phúc. Yêu thương chính mình, giúp bé tránh xa các tình cảm tiêu cực như tự ti, buồn phiền, đau khổ. Từ bi với người khác, động vật và thiên nhiên khiến bé tăng thêm tình yêu cuộc sống. Hơn nữa, việc giúp đỡ và san sẻ cũng làm tăng cảm giác hạnh phúc mà chỉ những người cho đi mới có thể hiểu.
Sự tôn trọng và lòng biết ơn là những đức tính bé nên có. Những thứ bé thụ hưởng, những điều bé có được không phải tự nhiên mà có. Nó được tạo ra bởi công sức, bởi thời gian và rất nhiều yếu tố khác. Trẻ cần biết được điều đó khi uống một ly sữa, tắm trong bồn nước nóng hay ngay cả khi làm vỡ một cái chén.
3 – Dạy trẻ tư duy tích cực: Thoải mái với cảm xúc của mình
Không phải tất cả bé gái đều phải dịu dàng, trong khi các bé trai thì không được khóc. Đừng đưa bé vào bất cứ một một khuôn khổ cảm xúc nào. Hãy để bé tự nhiên thể hiện bản thân và suy nghĩ của mình là một cách dạy bé tư duy tích cực rất tuyệt vời. VIệc nuôi dưỡng tình cảm của trẻ thực sự đã được chứng minh là tránh “bệnh tâm thần” sau khi lớn lên. Cùng với nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Dạy con cách cười, cách khóc và bày tỏ niềm vui của chúng. Mẹ hãy giúp bé được sống trong môi trường mà bé cảm thấy đủ an toàn để truyền đạt những gì bé cảm thấy.
Mẹ hướng dẫn bé như thế nào?
Cùng bé tập cười hay lập lại những điều tích cực trước gương vào mỗi ngày. Ví dụ như có thể nhắc lại những câu “tôi sáng tạo, tôi mạnh mẽ, tôi yêu thương tất cả mọi người, tôi biết ơn vì hôm nay bầu trời có nắng,…”. Gieo mầm tích cực vào trái tim con trẻ có tác động to lớn đến cuộc sống của bé sau này.
4 – Động viên và khuyến khích bé
Khuyến khích trẻ theo đuổi ước mơ và tin rằng có thể đạt được những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Ngay cả khi thất bại, bé cũng có thể học hỏi được một vài điều từ đó. Hãy khuyến khích bé chấp nhận cảm xúc đó và tiếp tục cố gắng. Đôi khi cái ta học được trong suốt quá trình nhiều hơn là kết quả.
5 – Tập trung vào giải pháp
Giải quyết vấn đề là một kỹ năng quan trọng để tất cả trẻ em có được sự lạc quan và suy nghĩ tích cực. Điều đó giúp bé tìm hiểu vấn đề và nguồn gốc phát sinh. Sau đó làm thế nào vượt qua nó. Hãy khuyến khích bé suy nghĩ tích cực và tin tưởng rằng câu trả lời sẽ luôn ở đó.
6 – Cho bé tự do làm những gì bé yêu thích
Để phát triển theo cách riêng của mình, trẻ cần được làm những gì chúng yêu thích. Mẹ nên hướng dẫn bé tìm ra mục đích và đam mê một cách an toàn.
Tìm hiểu thêm những điều mẹ có thể dạy bé:
Cách dạy bé tập nói cho bố nhà mình
Định hình tính cách cho trẻ như thế nào
7 – Cho bé sống trong môi trường tích cực
Hãy xây dựng một môi trường lành mạnh cho bé. Trong đó bao gồm điều kiện thiên nhiên và các yếu tố con người. Cho bé tiếp xúc với những người có lòng tốt, sống tích cực và văn minh. Sống trong môi trường đó sẽ dạy trẻ tư duy tích cực một cách tự nhiên.
8 – Dạy trẻ tư duy tích cực thông qua những giá trị đạo đức chân chính
Trẻ có thể lớn lên và trở thành những nhà lãnh đạo tích cực và mạnh mẽ nếu nền tảng các giá trị đạo đức được xây dựng từ nhỏ. Sự từ bi, yêu thương, lòng trắc ẩn, hiếu, giữ chữ tín, liêm chính,… là tất cả những phẩm chất cao đẹp mà bé cần được tiếp cận. Mẹ có thể không theo tôn giáo nào. Nhưng những tôn giáo chính thống như đạo phật, cơ đốc giáo, hồi giáo đều truyền tải những giá trị đạo đức vô giá, mà mẹ có thể tiếp thu một cách đúng đắn để dạy lại cho con trẻ của mình.
9 – Hỏi về những trải nghiệm tích cực trong ngày của trẻ
Thay vì hỏi hôm nay con như thế nào, mẹ có thể hỏi về những điều tích cực đã diễn ra. Những câu hỏi cụ thể này sẽ giúp bé tập trung và những điều tốt đẹp hơn là những chuyện không vui trẻ đã trải qua.
Khi trẻ tập trung vào những điều tích cực, là khi những tư duy tích cực có thể phát triển.
10 – Dạy trẻ tư duy tích cực: Dạy học chữ sớm
Giúp bé biết mặt chữ ngay khi còn nhỏ hoặc trước khi đi học. Kiến thức mà trẻ tự đọc được sẽ giúp bé nắm lấy sức mạnh của riêng mình. Những đứa bé thường xuyên đọc sách thu nhặt được rất nhiều điều lợi ích: óc sáng tạo, tư duy logic, óc tưởng tượng phong phú, khả năng giải quyết vấn đề,…
Hướng dẫn bé đọc như thế nào?
Hãy bắt đầu từ bảng chữ cái, mỗi ngày cho bé học 2 đến 3 chữ cái. Mỗi chữ viết lớn trên một mặt giấy. Ôn lại những chữ đó và hôm sau và dạy thêm những chữ mới. Khi bé đã biết đọc. Hãy hướng trẻ đến những cuốn sách về tấm gương đạo đức, truyện cổ tích hay sách câu đố phù hợp với từng lứa tuổi.
Mẹ có thể dành những điều tuyệt vời gì cho bé và ngày tết:
Những hoạt động ngày tết tuyệt vời cho bé
Gợi ý quần áo du xuân cho bé yêu
Có nhiều cách hiệu quả để giúp bé đi trên con đường tuyệt vời của cuộc sống. Trong đó, người lớn đóng vai trò chủ đạo trong việc hướng dẫn trẻ. Dạy trẻ tư duy tích cực là điều tốt đẹp nhất mà bố mẹ có thể dành cho những đứa con yêu. Để chúng có thể bước đi bình an trên con đường cuộc đời.