“Chuẩn bị mang thai nên uống thuốc gì?” là câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ – những người sắp hoặc đang có kế hoạch mang thai quan tâm. Bởi chuẩn bị càng kỹ càng trước khi có thai bao nhiêu. Thì trong và sau khi mang thai, những rủi ro và khả năng không muốn sẽ giảm ở mức tối thiểu. Điều quan trọng nhất đó là mỗi người mẹ đều mong muốn con sinh ra được khoẻ mạnh. Chính vì vậy, mẹ hãy đọc ngay bài viết này để chuẩn bị cho mình những thông tin hữu ích nhất nhé.
Mục lục
1.Lập kế hoạch và hành động
Nghe có vẻ không liên quan lắm đến việc mang thai hay sinh con. Nhưng thực sự thì bước này thường không được nhiều mẹ chú trọng tới. Chúng ta có suy nghĩ khá phổ biến đó là “trời sinh voi sinh cỏ” hay “con cái là lộc trời cho”. Tức là việc có bầu hãy để tự nhiên, bao giờ có thì đó là điều đáng mừng. Tuy nhiên, dù có suy nghĩ đó đi chăng nữa. Mỗi người mẹ tương lai nên lập kế hoạch và hành động thật cụ thể. Bởi những điều này sẽ giúp cho mẹ luôn ở trong trạng thái chủ động hoàn toàn. Biết mình nên làm gì, chuẩn bị những gì. Để chào đón thiên thần sắp tới.
Mục tiêu, kế hoạch và những bước hành động vẫn xoay quanh việc mang thai và và sinh ra bé khoẻ mạnh. Vậy thì mẹ cần chuẩn bị những gì? Hãy lấy ngay cây bút, quyển sổ hoặc điện thoại để ghi ra thật chi tiết mẹ nhé. Từ việc chuẩn bị sức khoẻ, tinh thần cho đến tài chính, công việc. Khi ghi ra mẹ sẽ thấy có rất nhiều thứ mẹ cần chuẩn bị ngay từ bây giờ, trước khi cả việc có bầu đó.
2.Gặp bác sĩ
Thường chúng ta chỉ gặp bác sĩ có vấn đề gì đó trong cơ thể hoặc cảm thấy không khoẻ. Tuy nhiên, đối với các mẹ muốn mang thai. Thì trước có bầu, mẹ hãy chủ động đến gặp bác sĩ. Mẹ có thể khám sức khỏe tổng thể. Để biết tình trạng sức khoẻ của mình đang như thế nào. Có gặp vấn đề gì hay cần cải thiện gì không. Từ đó, bác sĩ sẽ thảo luận và đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho việc mang thai. Bên cạnh đó, nếu mẹ nào đang dùng thuốc điều trị trước đó. Bác sĩ cũng sẽ xem xét mẹ có nên tiếp tục dùng thuốc đó không. Mẹ cần thực hiện những bước nào trước khi mang thai để ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh.
Khi gặp bác sĩ, mẹ có thể hỏi bác sĩ và nghe tư vấn về những thông tin sau.
2.1.Tình trạng sức khoẻ và một số loại bệnh
Một số bệnh như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, huyết áp cao hoặc những bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc bệnh mãn tính khác cần được kiểm soát và điều trị. Nhất là với mẹ chuẩn bị mang thai hoặc có kế hoạch mang thai.
2.2.Thói quen sống
Mẹ cần nói chuyện với bác sĩ nếu đang hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng một số thuốc khác, đang sống trong một môi trường căng thẳng hoặc làm việc trong môi trường độc hại. Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ đưa ra những lời khuyên, tư vấn tốt hơn.
2.3.Thuốc
Một số loại thuốc uống trong thời kỳ mang thai có thể gây ra dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Chúng bao gồm một số loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn, thuốc dạng thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm bổ sung. Vì vậy, nếu mẹ có kế hoạch mang thai, mẹ nên hỏi bác sĩ về những loại thuốc này để đảm bảo rằng mẹ chỉ dùng những loại thuốc thực sự cần thiết.
2.4.Tiêm phòng
Một số loại bệnh cần tiêm phòng trước khi mẹ mang thai, trong khi mang thai và ngay sau khi sinh. Tiêm phòng đúng cách, vào đúng thời điểm có thể giúp mẹ khoẻ mạnh, bé không gặp vấn đề về sức khoẻ trong suốt thai kỳ và sau này. Tìm hiểu thêm về tiêm phòng trước khi mang thai tại đây.
3.Chuẩn bị mang thai nên uống thuốc gì?
Việc đến gặp bác sĩ trước khi mang thai cũng là để mẹ nhận được những hướng dẫn chi tiết về việc bổ sung những thuốc nào khi mang thai, liều lượng bao nhiêu. Những loại thuốc này đảm bảo cơ thể không bị thiếu dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi. Các chất cần thiết để bổ sung trước khi mang thai 3 tháng đó là Acid folic, sắt, canxi và vitamin.
3.1.Bổ sung acid folic
Uống bổ sung acid folic vô cùng quan trọng với mẹ trước khi mang thai. Uống 400 microgram (mcg) acid folic mỗi ngày, trong ít nhất một tháng trước khi thụ thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ. Điều này giúp giảm khả năng sinh con bị dị tật ống thần kinh (neural-tube defects) từ 50 đến 70% theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention – CDC). Uống acid folic cũng giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh khác.
Mẹ có thể mua bổ sung acid folic tại nhà thuốc hoặc dùng vitamin tổng hợp trước khi sinh. Kiểm tra bảng thành phần để đảm bảo vitamin tổng hợp đó chứa 400 mcg acid folic mà mẹ cần.
Ngoài ra, mẹ cũng hãy kiểm tra để đảm bảo rằng vitamin tổng hợp đó không chứa nhiều hơn mức cho phép hàng ngày là 770 mcg RAE (2.565 IU) vitamin A, trừ trường hợp chúng ở dạng beta-carotene. Bổ sung quá nhiều dạng vitamin A có thể gây ra dị tật bẩm sinh.Để an toàn nhất, tốt hơn hết, mẹ hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất nhé.
Ngoài acid folic bạn cần bổ sung, có thêm một số vitamin khác mẹ cũng có thể tham khảo:
- Iot – có lợi cho sự phát triển trí não, thị giác, thính giác, sự vận động của trẻ
- Sắt – thiếu sắt có thể khiến cơ thể luôn mệt mỏi
- Dầu cá
- Vitamin D3