Cho trẻ bú đúng tư thế sẽ giúp trẻ hạn chế được tình trạng ọc sữa, nôn trớ sau khi bú. Đồng thời, mẹ cũng đỡ mỏi mệt hơn khi ôm trẻ trong khoảng thời gian dài. Nhưng liệu các mẹ đã biết cách bế trẻ sơ sinh cho bú đúng tư thế chưa?
Mẹ có thể xem thêm: Sữa công thức: Sự lựa chọn thay thế hoàn hảo cho sữa mẹ
Mục lục
1. Cách bế trẻ sơ sinh cho bú chuẩn nhất mẹ nên áp dụng
Theo các bác sĩ, có rất nhiều cách bế trẻ sơ sinh cho bú nhưng phổ biến nhất vẫn là tư thế bế trẻ ru thuận tay, ngược tay, tư thế ôm trái bóng và tư thế nằm nghiêng. Tùy thuộc vào hoàn cảnh mà mẹ có thể chọn cho trẻ một tư thế phù hợp nhất.
1.1. Tư thế bế ru thuận tay
Ở tư thế này, mẹ hãy để trẻ nằm trên cánh tay tự nhiên như khi ru trẻ ngủ. Để cho trẻ bú thuận tiện nhất, hãy để mặt trẻ đối diện với núm vú, bụng áp vào bụng mẹ. Phần tay mẹ bế đảm bảo toàn bộ thân và đầu của trẻ đều nằm trên đường thẳng.
1.2. Cách bế trẻ sơ sinh cho bú – Tư thế bế ngược tay
Đây là tư thế rất thích hợp với những trẻ sinh non, sức đề kháng yếu. Ở tư thế bế ngược tay này, trẻ sẽ dễ dàng bú mẹ, ngậm bắt núm vú được lâu hơn.
Nếu mẹ cho trẻ bú vú bên trái thì dùng tay phải để bế trẻ và ngược lại, tay giữ đầu và toàn thân trẻ. Để mặt bé đối diện với núm vú, bụng áp vào bụng mẹ.
Xem thêm:
Chữa rôm sảy cho bé tận gốc để con không khó chịu
Cách chọn gối ôm cho trẻ sơ sinh tốt nhất cho giấc ngủ của bé
1.3. Tư thế cho trẻ bú ôm trái bóng
Tư thế ôm trái bóng rất thích hợp với những mẹ có núm vú dẹt hoặc bị tụt đầu vú. Hoặc bầu vú lớn, chảy xệ hoặc phản xạ xuống sữa quá mạnh. Ngoài ra, đây là tư thế cho trẻ bú tốt dành cho những mẹ sinh mổ.
Đặt trẻ nằm ngửa ở bên trái hoặc bên phải, đầu trẻ ngang tầm với núm vú. Nếu trẻ bú bên trái thì mẹ dùng tay phải đỡ đầu, gáy của trẻ. Và ngược lại nếu mẹ cho bé bú tay kia.
1.4. Cách bế trẻ sơ sinh cho bú – Tư thế nằm nghiêng
Nếu không đủ sức khỏe để ngồi hoặc mẹ cảm thấy mệt mỏi cho bé bú vào buổi đêm thì hãy chọn cách bú nằm nghiêng.
Hãy đặt trẻ nằm nghiêng, quay mặt vào bầu vú mẹ. Sau đó, kéo trẻ lại gần để trẻ dễ dàng ngậm núm vú hơn, lấy tay đỡ đầu và phần hông của trẻ.
1.5. Tư thế bú cho trẻ song sinh
Ngoài các cách bế trẻ cho bú ở trên, Mamamy sẽ chia sẻ thêm tư thế bú cho các mẹ có cặp song sinh.
Đặt 2 đứa trẻ song song bên hông của mẹ, hai chân để sau lưng mẹ. Đầu trẻ hướng về trước và mặt áp vào đầu vú. Để tránh mỏi người trong quá trình bú, mẹ có thể dùng khăn hoặc gối chữ U lót ở dưới. Lưu ý không đặt trẻ tựa hoàn toàn xuống vì trẻ sẽ khó khăn trong việc ngậm núm vú. Mẹ có thể thay đổi vị trí để lượng sữa tiết ra đều nhau, đầu vú không bị chênh lệch.
2. Làm sao để biết cách bế trẻ sơ sinh cho bú đã đúng tư thế?
- Cả mẹ và trẻ đều thoải mái, thư giãn trong quá trình bú.
- Trẻ bú ngoan, không cựa quậy. Mẹ có thể cảm nhận được tiếng nuốt sữa của trẻ.
- Hai má của trẻ phồng, trẻ ngậm núm vú chắc chắn.
- Môi dưới của trẻ đưa ra ngoài, cằm chạm vào ngực mẹ.
3. Mách mẹ một số mẹo khi cho con bú đạt hiệu quả tốt nhất
Bên cạnh việc tìm hiểu cách bế trẻ sơ sinh cho bú, mẹ cần biết một số mẹo để việc nuôi con bằng sữa mẹ đạt hiệu quả tốt nhất.
3.1. Nên cho trẻ bú trong bao nhiêu lâu là đủ?
Mẹ nên để trẻ bú hết một bên ngực để đảm bảo rằng trẻ có thể bú được trọn vẹn cả phần sữa béo tiết ra vào lúc cuối. Mỗi bên mẹ cho trẻ bú trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút. Mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu của trẻ khi đói sữa như quấy khóc, trẻ mút tay, cựa quậy khó chịu,…
3.2. Khi nào nên đánh thức cho trẻ bú?
Thông thường trẻ sơ sinh sẽ tỉnh dậy mỗi khi trẻ cảm thấy đói hoặc tã bị ẩm ướt làm trẻ khó chịu. Nếu mẹ thấy trẻ đã ngủ hơn 4 tiếng từ cữ bú trước, mẹ nên đánh thức trẻ bằng cách thay tã, massage nhẹ nhàng. Sau đó, mẹ ôm trẻ và đưa lại gần vú, cho trẻ bú để đảm bảo rằng trẻ nhận đủ lượng sữa và không bị lỡ cữ.
3.3. Một số lưu ý khi bế trẻ sơ sinh cho bú
- Trước khi bế trẻ, mẹ nên rửa tay sạch sẽ để hạn chế các vi khuẩn, virus lây nhiễm. Sau đó, mẹ lau khô tay và xoa hai tay với nhau để tạo nhiệt độ ấm rồi mới ôm trẻ.
- Khi bế trẻ, động tác của mẹ nên nhẹ nhàng, dịu dàng. Nên nhìn vào mắt trẻ và mỉm cười. Ngay cả khi trẻ khóc, mẹ đừng mất bình tĩnh mà làm động tác trở nên gấp gáp, quá mạnh.
- Trẻ sơ sinh còn rất non nớt, phần cổ yếu, không có sức nâng đầu. Vì vậy, mẹ cần chú ý hỗ trợ phần đầu của trẻ khi bế trẻ hoặc đặt xuống.
- Sau khi cho trẻ ăn no, mẹ hạn chế rung lắc mạnh hay cười đùa. Vì trẻ có thể bị ọc sữa, ợ hơi, nôn trớ sau khi ăn.
4. Lời kết
Chắc hẳn sau khi đọc bài viết này, các mẹ đã biết cách bế trẻ sơ sinh cho bú đúng cách rồi phải không nào. Chúc mẹ sẽ tìm được tư thế phù hợp để cả mẹ và con đều cảm thấy thoải mái, thư giãn trong quá trình bú!
NGUỒN THAM KHẢO:
https://www.marrybaby.vn/nuoi-day-con/cach-cho-con-bu-chuan-khong-can-chinh
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/cac-tu-cho-con-bu-phu-hop/