Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn qua bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Dù trẻ ở bất cứ độ tuổi nào, mẹ cũng luôn quan tâm đến sự phát triển về chiều cao lẫn cân nặng. Đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, giai đoạn rất quan trọng đối với bé yêu. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về bảng chiều cao cân nặng của trẻ.

1. Những điều mẹ cần biết về bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Khi trẻ trong giai đoạn sơ sinh, mẹ cố gắng cho bé bổ sung hết các chất dinh dưỡng có thể.  Mong muốn bé có một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều đó liệu có tốt cho sự phát triển về thể chất của bé hay không? Cân nặng và chiều cao của bé có phù hợp với độ tuổi hay không? Bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới đây sẽ làm sáng tỏ cho mẹ nhé!

1.1 Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trong giai đoạn sơ sinh được chia theo giới tính và được chia từ 0 đến 12 tháng tuổi.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Dựa vào bảng trên, mẹ có thể nhận biết thấy bé trai sẽ có cân nặng và chiều cao nhỉnh hơn bé gái. Từ 7 tháng tuổi trở lên, cân nặng và chiều cao của bé cũng sẽ chậm và đều dần. Bé sẽ không phát triển nhanh như những tháng đầu tiên chào đời.

Qua bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh như trên, các mẹ có thể biết được sự phát triển chuẩn của bé. Mẹ có thể điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp theo đúng với giai đoạn của bé.

Tuy nhiên, các mẹ cũng nên chú ý một điều rằng, nhiều bé có thể trạng khác với bạn bè cùng trang lứa. Bé sẽ có thể phát triển nhanh hơn, vượt trội hơn cả về chiều cao lẫn cân nặng hoặc ngược lại, phát triển chậm hơn. Do đó, mẹ cũng không nên ép bé theo một khuôn mẫu nhất định. Hỗ trợ bé tối đa trong dinh dưỡng để bé có sự phát triển hoàn thiện nhất.

1.2 Lưu ý nho nhỏ dành cho mẹ trong việc áp dụng bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Ngoài ra còn có một số lưu ý dành cho mẹ trước khi đo chiều cao và cân nặng dựa vào bảng:

  • Mẹ nên cho bé đi đại tiện hoặc tiểu tiện trước khi cân để có được kết quả chuẩn xác nhất.
  • Khi cân xong nên trừ đi trọng lượng trên áo quần của bé. Việc cho bé mang quần dày khi cân có thể dẫn đến số liệu sai lệch.
  • Nên cân trước khi ăn, bởi lẽ điều này sẽ phản ánh chính xác số cân của bé.
  • Trong giai đoạn sơ sinh, mẹ nên cho bé cân mỗi tháng một lần. Mục đích để biết được số lượng dinh dưỡng mà bé hấp thụ. Từ đó biết được thể trạng của bé cũng như cách điều chỉnh thức ăn phù hợp.
  • Thông thường bé trai sẽ có cân nặng hơn bé gái, nên mẹ không cần so sánh và suy nghĩ quá nhiều.
  • Đối với đo chiều cao, mẹ nên đo vào lúc sáng sớm, dễ đưa ra số liệu đúng đắn.
  • Mẹ có thể cho bé nằm để đo nếu bé chưa biết đứng.
  • Tương tự như cân nặng, chiều cao của bé trai có thể nhỉnh hơn bé gái một chút.

Mẹ có thể cho bé nằm để đo nếu bé chưa biết đứng

2. Làm thế nào để cải thiện chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh?

Việc mẹ áp dụng bảng chiều cao cân nặng của trẻ để hỗ trợ cho bé phát triển đúng cách rất cần thiết. Tuy nhiên, mẹ cũng nên quan tâm đến các phương pháp cải thiện chiều cao cân nặng. Đặc biệt trong trường hợp bé yêu của mình chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn.

Sau đây sẽ là một số cách giúp trẻ sơ sinh cải thiện chiều cao cân nặng cho trẻ sơ sinh:

2.1. Cho bé ngủ đủ giấc

Giấc ngủ rất quan trọng dù bé ở trong giai đoạn nào. Giấc ngủ sâu và dài có thể giúp cơ thể bé phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất. Bé có thể cao lớn hơn và tiêu hóa thức ăn tốt hơn khi ngủ. Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 14-16 tiếng/ ngày hoặc có thể ít hơn một chút nếu trẻ lớn dần. Nhằm mục đích đáp ứng đủ cho sự tăng trưởng.

Giấc ngủ rất quan trọng dù bé ở trong giai đoạn nào

2.2. Cho bú nhiều sữa 

Sữa luôn là nguồn dinh dưỡng quý giá và quan trọng nhất trong giai đoạn sơ sinh. Mỗi giai đoạn sẽ có một lượng sữa thích hợp để mẹ có thể cho bé bú. Bên trong sữa có nhiều chất vitamin và protein hỗ trợ tăng trưởng tối đa cho bé.

Mẹ nên cho bé bú nhiều sữa

Ngoài sữa ra, các mẹ cũng có thể cho bé hấp thụ thêm các thực phẩm trái cây, rau xanh xay nhuyễn khi bé bắt đầu ăn dặm. Các thực phẩm này có nhiều chất xơ và các chất giúp phát triển xương của trẻ, giúp trẻ cao lớn nhanh hơn.

2.3. Cho bé vận động 

Trẻ sơ sinh vẫn còn chưa thể đứng vững nhưng mẹ có thể cho bé tập bò cũng như chơi đùa thoải mái. Để bé tiếp xúc với bên ngoài. Kèm vào đó là chơi đùa cùng bé để bé tiêu thụ hết năng lượng của mình, thay vì để bé nằm một chỗ. Điều này có thể hỗ trợ tối đa trong quá trình phát triển của bé.

Mẹ nên chơi đùa cùng bé

2.4. Khám sức khỏe thường xuyên

Thường xuyên dẫn bé đến khám sức khỏe, lắng nghe sự tư vấn của bác sĩ. Tìm ra được nguyên nhân và cho bé hấp thụ dinh dưỡng thích hợp mà bác sĩ đã hướng dẫn. Kèm thêm đó có thể phát hiện ra các loại bệnh không tốt cho bé là điều cần thiết để cải thiện thể trạng cho bé.

Thường xuyên dẫn bé đến khám sức khỏe

3. Lời kết

Dựa vào bảng chiều cao cân nặng của trẻ, hy vọng các mẹ có thể tìm ra cách điều chỉnh dinh dưỡng phù hợp trong quá trình khôn lớn của bé.

Nguồn tham khảo:

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/helping-your-baby-grow-from-0-to-5-years

https://medlatec.vn/tin-tuc/bang-chieu-cao-can-nang-chuan-cua-be-trai-be-gai-theo-who-s195-n19869

Đọc thêm:

Quan sát quá trình phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi, những điều bố mẹ nên biết

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn qua bảng chiều cao cân nặng của trẻ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0