Bột ăn dặm giải quyết rất nhiều nỗi niềm của các bà mẹ trong giai đoạn nuôi con lớn. Trên thị trường hiện nay cũng có bán các loại bột ăn dặm sẵn cho mẹ. Tuy nhiên, lo lắng lớn nhất về thành phần dinh dưỡng và chất bảo quản trong các thực phẩm đóng gói sẵn sẽ ảnh hưởng đến bé.
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi giàu dinh dưỡng
8 món ăn dặm dễ làm từ cải bó xôi
Hãy cùng học nhanh tự làm bột ăn dặm sau đây nhé. Như vậy, mẹ chỉ cần dùng bột tự nấu sẵn và chế biến món ăn cho bé theo từng ngày thôi nè.
Mục lục
1. Bột ăn dặm có cần thiết không?
Theo bác sĩ nhi, hầu hết các bé đều có thể bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6. Vì 6 tháng tuổi là thời điểm bé bắt đầu vận động nhiều hơn như lẫy, lật, trườn, bò. Chính vì vậy, có thể bé cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn. Trong khi đó, nguồn protein, sắt từ cơ thể bé và sữa mẹ không đủ cho bé vui chơi được. Do đó, ăn dặm là giải pháp được khuyến khích lúc này.
Bột ăn dặm được làm từ gạo, bổ sung một lượng carb nhất định cho con. Cùng với đó là nguyên liệu nấu cùng rau củ màu xanh, đỏ, cam đầy đủ giúp bé cân bằng dinh dưỡng. Bé từ tháng 7 trở lên có thể được hấp thụ thêm phần đạm đến từ cá, thịt, hải sản,… Vậy nên, bên cạnh sữa mẹ, bột ăn dặm cung cấp thêm năng lượng cho bé. Tập cơ thể bé quen dần với việc tiếp thụ dinh dưỡng bên ngoài.
2. Cách nấu bột ăn dặm cho con
Các mẹ bận rộn có thể dành ngày chủ nhật để làm sẵn cho con bột gạo ăn dặm.
Nguyên liệu: Gạo tẻ, bột gạo nếp theo tỷ lệ thích hợp (gợi ý tỷ lệ 8:1). Mẹ cũng có thể sử dụng gạo lứt để làm bột ăn dặm cho bé.
Các bước làm bột gạo cho trẻ ăn dặm:
- Lựa hạt gạo ngon, to mảnh. Không bị ẩm mốc.
- Cho vào máy xay trong khoảng từ 2 đến 4 phút cho bột được mịn.
- Sau đó nên lọc bột bằng rây và xay lại thêm một lần nữa để bột mịn và đều hơn.
Lưu ý: Không sử dụng gạo nếp sẽ khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu.
3. Nguyên tắc cho bé ăn bột ăn dặm như thế nào?
- Nguyên tắc 1 tuổi: ăn dặm trước và sau 1 tuổi có những sự khác nhau rõ rệt. Bé trước 1 tuổi tuyệt đối không nên cho quá nhiều gia vị để ăn dặm. Không cho con ăn kết hợp bột với nhiều loại hạt khác nhau. Quan niệm rằng càng kết hợp nhiều nguyên liệu càng bổ sung nhiều dưỡng chất và các vitamin thiết yếu cho bé. Nhưng thực tế, với những trẻ dưới 1 tuổi đang trong quá trình tập ăn dặm. Việc này sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ. Lý do thời điểm này hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, nhiều chất dinh dưỡng còn chưa hấp thụ tốt sẽ dễ bị đầy hơi và khó tiêu.
- Ăn từ ít đến nhiều, lỏng đến đặc: Điều này giúp bé thích ứng và tập quen dần. Cơ thể bé bắt đầu việc tiếp thu các dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ. Nên mẹ cũng đừng lo lắng quá. Lúc này phân của con cũng có sự thay đổi đấy nhé.
- 4 nhóm dưỡng chất: chất tinh bột, chất béo, chất đạm và rau, hoa quả. Chỉ khi đảm bảo đủ các loại thực phẩm này, bé mới có thể phát triển tốt được. Có nhiều mẹ khá chủ quan, không linh hoạt thay đổi khẩu phần ăn của con. Để bé ăn liên tục một nhóm dinh dưỡng, như thế bé sẽ bị thừa chất này và thiếu chất kia.
4. Những sai lầm cùng bột ăn dặm mẹ cần biết
- Thêm sữa vào bột: Nhiều mẹ hãy thúc ép con lớn bằng việc thêm sữa vào bột ăn dặm vốn đã đầy dinh dưỡng. Tuy nhiên, sữa cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, vitamin và khoáng chất từ bột hoặc cháo. Vì vậy, nếu cho sữa cùng bột thì con chỉ hấp thụ được mỗi canxi mà thôi. Nếu uống sữa hãy cho con uống sau khi ăn 45 phút.
- Bột ăn dặm: việc cho nhiều loại hạt, rau củ khác nhau vào cùng một lúc khi nấu là không nên. Do mỗi loại có một thời gian nấu khác nhau, Dù ban đầu các nguyên liệu này đều ở dạng xay nhuyễn thì cùng không được. Vì vậy, việc nấu riêng lẻ các loại nguyên liệu là điều được khuyến khích.
- Không cho con uống nước trong và ngay khi ăn bột. Cho uống trước hoặc sau bữa ăn 30 phút. Nếu uống nước ngay sau bữa ăn, mem tiêu hóa của con bị loãng, khó tiêu hóa hơn. Hoặc ngược lại là làm xáo trộn thời gian tiêu hóa tự nhiên của thức ăn.
- Lúc đầu nên nấu bột ăn dặm với thịt trắng trước. Sau đó mới cho con làm quen thịt đỏ. Thịt trắng dễ tiêu nên thích hợp cho trẻ cai sữa. Các nguồn cung cấp gồm có cá và thịt gà.
5. Gợi ý cách nấu bột ăn dặm theo giai đoạn phát triển của con
5.1. Bột ăn dặm sớm cho bé 5-6 tháng tuổi
5.1.1. Bột ăn dặm khoai lang và thịt gà
Chuẩn bị: Bột gạo mẹ làm, thịt gà, khoai lang, dầu ăn
Các bước thực hiện:
- Bột gạo nấu chín cùng nước theo tỉ lệ 1:10. Sau 1 tháng có thể điều chỉnh với tỷ lệ 1:8.
- Thịt gà rửa sạch thái lát mỏng, băm nhỏ. Hoặc tốt nhất là dùng máy xay xay nhuyễn.
- Khoai lang gọt vỏ, thái lát mỏng. Hấp chín và nghiền nhuyễn.
- Cho thịt gà và khoai lang vào nồi cháo khuấy đều. Để nhỏ lửa để ninh cháo thơm ngọt mùi thịt gà. Như vậy là mẹ đã có món bột ăn dặm khoai lang thịt gà cho bé rồi đấy.
5.1.2. Bột ăn dặm với bí đỏ
Chuẩn bị: 20g bột gạo, 30g bí đỏ, Dầu ô liu
Các bước thực hiện:
- Bí đỏ rửa sạch, cắt nhỏ, sau đó hấp cách thủy hoặc luộc rồi cho vào máy xay nhuyễn.
- Cho bột gạo vào 200ml nước, đun với lửa nhỏ, khuấy đều tay để bột sánh mịn, sau đó cho bí đỏ đã nghiền nhuyễn vào, khuấy đều.
- Bột chín thì tắt bếp. Múc ra chén và thêm một ít dầu ô liu rồi cho bé dùng.
5.1.3. Nấu bột với táo (và củ cải đường nếu thích)
Chuẩn bị: bột gạo mẹ làm, 200gr táo ngọt, 1 củ cải đường.
Các bước thực hiện:
- Hấp chín củ cải đường trong nồi cách thủy khoảng 15 phút trước. Sau đó cho thêm táo vào nấu cho đến khi cả 2 loại đều chín mềm. Cho hỗn hợp đã nấu vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn.
- Nấu phần bột gạo cùng nước cho chín mềm. Thêm hỗn hợp rau củ xay nhuyễn vào trộn đều. Vậy là bé đã có một món ăn ngọt tự nhiên rồi.
Mẹ cũng có thể làm các món ăn dặm từ các loại rau củ chín nhuyễn với sữa. Chỉ cần me nấu chín rau củ và xay nhuyễn. Sau đó trộn với phần sữa và cho bé ăn. Món ăn dặm này phù hợp với các bà mẹ bận rộn và có thể thành bữa sáng đơn giản cho con rồi. Ngoài ra, có thể xay nhuyễn các loại trái cây dễ ăn cùng sữa như chuối, xoài chín, bơ..
5.2. Bột ăn dặm cho bé 7-12 tháng tuổi
5.2.1. Bột đậu phụ và bí xanh cho bé ăn dặm cực bổ dưỡng
Chuẩn bị: Bột gạo 10gr, đậu phụ 30gr, bí xanh 30gr, dầu ăn 5gr, nước 200ml.
Các bước thực hiện:
- Bí xanh gọt vỏ, nấu chín đem nghiền nhuyễn rồi lọc lại bằng rây, đậu phụ đem nghiền nhuyễn.
- Hòa tan 10gr bột gạo với một chút nước. Thêm bí xanh và đậu phụ đã được nghiền cùng với phần nước còn lại vào nồi, khuấy đều.
- Bắc lên bếp đun với lửa nhỏ, khuấy đến khi hỗn hợp bột chín đều. Cho ra bát, thêm vào 1 thìa cà phê dầu ăn và trộn đều, đem cho bé ăn.
5.2.2. Bột bí đỏ phô mai
Chuẩn bị: bột gạo mẹ làm, 1 miếng bí ngô và 1 viên phô mai
Các bước thực hiện:
- Nấu bột với nước theo tỷ lệ 1:6 hoặc 1:8 tùy bé.
- Bí đỏ mẹ hấp chín, xay đó xay hoặc nghiền cho nhuyễn. Bỏ vào nấu cùng cháo cho đều khi quyện đều cùng nhau. Màu sắc của món sinh động.
- Sau đó tắt bếp, cho phô mai vào đảo đều là được.
5.2.3. Bột ăn dặm tôm bông cải xanh
Chuẩn bị: bột mẹ làm, tôm, bông cải xanh
Các bước thực hiện:
- Tôm sơ chế sạch rồi bỏ vào nồi nước luộc chín.
- Mẹ có thể dùng nước luộc tôm để nấu bột. Như vậy sẽ cháo sẽ ngọt vị hơn.
- Bông cải xanh luộc chín. Sau đó xây nhuyễn cùng phần thịt tôm nhé.
- Sau cùng cho phần nguyên liệu này vào bột, đảo đều là dùng được rồi.
Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng BLW-lạ mà quen!
6. Hướng dẫn bảo quản thức ăn cho bé
Nhiều mẹ thường bận rộn, không có thời gian để nấu mỗi bữa ăn dặm cho con.Vậy nên, Góc của mẹ xin hướng dẫn cách bảo quản thức ăn cho bé tiện lợi sau đây. Như vậy, mẹ chỉ cần chuẩn bị 1-2 lần/1 tuần là được rồi.
- Đối với rau củ sau khi nấu chín và xay nhỏ: mẹ có thể trữ đông. Trữ đông là cách an toàn và hiệu quả nhất để bảo quản các nguyên liệu nấu cháo cho bé. Mẹ có thể tranh thủ ngày cuối tuần để mua các loại nguyên liệu khác nhau. Sơ chế, nấu chín rồi xay nhuyễn và chia đều thành các phần vừa ăn rồi để đông đá.
- Bột gạo ăn dặm: bột ăn dặm của bé được mẹ tự làm như hướng dẫn trên. Bỏ vào hộp và để nơi thoáng mát để bột không bị hư. Mẹ nên xay một lượng bột vừa đủ và thay đổi nhiều loại gạo khác nhau cho con nhé.
- Đối với thịt, cá, hải sản: cái này mẹ phải để tươi. Khi nấu thì mới bắt đầu luộc chín, xay nhỏ. Vì thịt cá luộc chín và trữ đông sẽ làm mất một lượng lớn chất dinh dưỡng.
Chúc mẹ nhà thành công!
Nguồn tham khảo: 10 mistakes you make when weaning