Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú?

Ngủ và bú là 2 nhu cầu chính của trẻ sơ sinh. Khi thức con sẽ bú và bú no rồi sẽ lại ngủ. Tuy nhiên, có không ít trường hợp trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú. Con ngủ li bì thậm chí và chỉ dậy để tè, rồi lại ngủ. Điều này khiến mẹ lo lắng, sợ con hấp thụ ít chất dinh dưỡng sẽ chậm lớn, thấp còi so với bạn bè đồng trang lứa. Vậy mẹ phải làm gì trong trường hợp này? Để Góc của mẹ giải đáp chi tiết cho mẹ ngay trong bài viết sau nhé!

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu bú
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu bú – mẹ có cần lo lắng không?

1. Chỉ mẹ hiểu đúng về việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú

Muốn biết xem trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu bú thì mẹ cần nắm được như thế nào là thời gian ngủ bình thường của con. Từ lúc bé mới chào đời cho đến khi con được 12 tháng tuổi, thời gian ngủ của con sẽ rất khác nhau và được phân chia thành các giai đoạn sau:

1.1. Bé sơ sinh 1 – 4 tuần:

Do chưa hình thành đồng hồ sinh học và chu kỳ giấc ngủ nên bé ngủ rất nhiều, không phân biệt ngày hay đêm. Con cần ngủ khoảng 15 – 18 tiếng mỗi ngày. Cứ sau 2 – 4 giờ đồng hồ con sẽ thức dậy để bú sữa, uống nước hoặc đi vệ sinh. 

Bé sơ sinh 1 tháng tuổi ngủ rất nhiều, con ngủ bất kể ngày đêm
Bé sơ sinh 1 tháng tuổi ngủ rất nhiều, con ngủ bất kể ngày đêm

1.2. Bé từ 1 – 4 tháng tuổi

Mỗi ngày bé sẽ ngủ từ 14 – 15 tiếng và giấc ngủ sẽ kéo dài hơn, con ngủ sâu 4 – 6 tiếng rồi mới tỉnh dậy để nạp năng lượng. Bé bắt đầu ngủ nhiều hơn vào buổi tối và tỉnh dậy vào buổi sáng để “hóng chuyện” hoặc đùa giỡn.

1.3. Bé sơ sinh từ 4 tháng – 1 tuổi

Chu kỳ giấc ngủ và giờ giấc sinh học của con thể hiện rõ hơn hẳn so với các giai đoạn trước. Cụ thể, con ngủ giấc dài 7 – 8 tiếng vào ban đêm và ngủ thêm 1 – 2 giấc ngắn vào ban ngày. Mỗi ngày, con sẽ ngủ khoảng 12 tiếng và cần được ti sữa nhiều hơn để có năng lượng khám phá thế giới bên ngoài.

Trẻ sơ sinh bú ít ngủ nhiều có tốt không?
Trẻ sơ sinh bú ít ngủ nhiều có tốt không? Tùy trường hợp mẹ nhé!

Như vậy, nếu bé cưng nhà mình ngủ quá nhiều so với thời gian giấc ngủ được đề cập ở trên, không chịu bú sữa và có các dấu hiệu bất thường như ngủ li bì, lay gọi không dậy, ngủ dài 8 – 9 không tỉnh dậy lần nào thì nhiều khả năng bé đang gặp vấn đề sức khỏe đó ạ. Mẹ cần đánh thức bé dậy để bú hoặc cho con thăm khám bác sĩ để chẩn đoán và có hướng xử lý kịp thời. Ngược lại, nếu con ngủ nhiều nhưng vẫn nằm trong khoảng giấc ngủ theo như khuyến cáo thì không cần quá lo lắng đâu mẹ nhé!

Tuy nhiên, mẹ không nên để con ngủ quá lâu mà không cho bú. Bởi dạ dày của con còn nhỏ nên nếu không bú liên tục thì sẽ không đảm bảo năng lượng cho cơ thể. Sữa mẹ cũng dễ tiêu hóa nên con nhanh đói hơn. Vì thế mẹ hãy canh giờ để cho con bú.

Trẻ sơ sinh ngủ ly bì, lay gọi không dậy
Mẹ cần nhận diện đúng như thế nào là trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú để có hướng xử lý phù hợp

Xem thêm: Tất tần tật về giấc ngủ của bé sơ sinh

2. Khi nào trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu bú là nguy hiểm?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu bú có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi rất nhiều mẹ bỉm thắc mắc trong quá trình chăm sóc bé yêu. Trước hết, mẹ cần nắm rõ các nguyên nhân làm bé ngủ nhiều để biết khi nào đó là dấu hiệu nguy hiểm, rồi từ đó có hướng điều chỉnh, xử lý thích hợp nhất nhé!

2.1. Bé ngủ nhiều do sinh lý

Khi trải qua một số cột mốc tăng trưởng quan trọng thì bé cưng sẽ có xu hướng ngủ nhiều hơn đó ạ. Chẳng hạn như khi con biết nâng đầu, trườn bò,… Vì tập bò, trườn, lật tiêu tốn khá nhiều năng lượng nên con cần ngủ bù để bổ sung “sức lực” đó ạ. Đây là sự phát triển bình thường ở bé nên mẹ đừng quá lo lắng nhé!

Bé ngủ nhiều do sinh lý
Ở những cột mốc tăng trưởng quan trọng, bé thường ngủ nhiều hơn đó mẹ

2.2. Bé ngủ nhiều do bệnh lý

Khi bị ốm, mệt mỏi con sẽ ngủ rất nhiều vì giấc ngủ làm giảm cảm giác đau nhức cho con. Theo BS. Ngô Thị Oanh (đang công tác tại Khoa Nhi – BV Đa khoa Vinmec), một số bệnh lý gây ngủ nhiều thường gặp ở bé cưng là:

  • Bé bị tiêu chảy: Trẻ sơ sinh mất nước do các nguyên nhân như tiêu chảy, nôn trớ, ra mồ hôi nhiều sẽ ngủ trong trạng thái mệt mỏi. 
  • Bé bị sốt: Khi con bị sốt sẽ ngủ li bì và có thể kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Trẻ dưới 3 tháng tuổi mà sốt từ 38 độ C trở lên thì cần phải đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân cũng như tìm cách hạ sốt cho con.
  • Bé bị viêm màng não: Đây là một bệnh vô cùng nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến tử vong. Vì thế nếu con bạn ngủ quá nhiều mà không dậy bú thì mẹ cần lưu ý để đưa con đi thăm khám bác sĩ kịp thời.
Cần lưu ý khi trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều
Dấu hiệu nào cho thấy trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu bú là nguy hiểm?

2.3. Bé ngủ nhiều do đang “bận” tiếp thu thông tin

Bé sơ sinh chưa phát triển toàn diện về não bộ, do đó con tiếp nhận và xử lý thông tin chậm hơn người lớn. Thông thường, con sẽ thực hiện hoạt động này trong giấc ngủ để tăng sản xuất hormone chuyển đến hệ thần kinh, xương và cơ bắp. Bởi vậy mẹ mới thấy bé mới sinh ngủ nhiều hơn hẳn các bé đã lớn đó ạ.

3. Mách mẹ cách xử lý khi bé sơ sinh ngủ nhiều không chịu bú cực hiệu quả

Như vậy mẹ đã biết trẻ sơ sinh bú ít ngủ nhiều có tốt không rồi. Còn tùy trường hợp nữa mẹ nhỉ. Nếu bé ngủ nhiều và vẫn thức dậy đều đặn để bú thì là tốt nhưng nếu bé cứ ngủ mãi, không chịu ti sữa sẽ chậm phát triển so với bạn bè đồng trang lứa. Vậy mẹ nên làm gì trong trường hợp này? Tham khảo ngay 3 cách xử lý cực hiệu quả sau đây mẹ nhé!

Trẻ sơ sinh mê ngủ không chịu bú - mẹ nên làm gì?
Trẻ sơ sinh mê ngủ không chịu bú – mẹ nên làm gì?

3.1. Mẹ gọi bé dậy để ti sữa

Đây là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất, mẹ chỉ cần khéo léo gọi bé nhẹ nhàng, tránh làm con giật mình và oe khóc là được. Cụ thể, mẹ làm như sau để gọi con dậy ti sữa nhé:

  • Chạm nhẹ vào người con là cách đầu tiên mẹ có thể áp dụng để gọi con dậy bú. Cơ thể của trẻ sơ sinh cực kỳ nhạy cảm, chỉ cần mẹ chạm nhẹ vào má là cũng có thể khiến con tỉnh giấc. Chỉ nên chạm nhẹ để con không bị giật mình.
  • Bỏ bớt tã, chăn quấn trên người cho con. Bạn nhỏ sẽ ngủ sâu và ngủ ngon trong lớp chăn giữ ấm. Nếu muốn con tỉnh dậy để bú thì hãy bỏ chăn ra.
  • Mẹ cũng có thể sử dụng một chiếc khăn ẩm để lau mặt, lưng, chân, tay cho con. Như vậy thì việc đánh thức con sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Cho con bú mẹ: Bú mẹ đối với trẻ sơ sinh là bản năng. Chỉ cần mẹ cho ti vào miệng thì chúng sẽ bú theo phản xạ tự nhiên. Khi bú mẹ, con sẽ bắt đầu tỉnh ngủ.
Mẹ gọi bé dậy ti sữa
Nhẹ nhàng chạm vào người con và vỗ nhẹ để gọi con dậy bú sữa mẹ nhé

Xem thêm: Chuyên gia mách mẹ cách đánh thức trẻ sơ sinh chuẩn khoa học

3.2. Bổ sung dinh dưỡng cho con

Bé yêu cần được nạp đủ hàm lượng kẽm, vitamin, axit nucleic, protein,… cùng nhiều khoáng chất khác để ăn ngon ngủ đủ giấc. Vì thế, khi bé cưng bắt đầu ăn dặm, mẹ nhớ bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con thông qua các thực phẩm đa dạng như cá, thịt bò, thịt heo, bắp cải, cà rốt, su hào, đậu xanh, hạt macca,… Nếu bé chưa ăn dặm mà đang ti sữa mẹ thì mẹ cần duy trì thực đơn ăn uống lành mạnh, khoa học để tăng sản xuất sữa và nâng cao chất lượng sữa mẹ, bé bú giỏi và ít bị ốm, ngủ li bì.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để con luôn khỏe
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để con luôn khỏe, tránh ngủ li bì vì mệt mỏi và ốm vặt mẹ ơi!

Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé sơ sinh 0 – 12 tháng phát triển toàn diện

3.3. Cho bé đi thăm khám sớm

Vẫn biết là không mẹ nào muốn cho bé cưng đi thăm khám bác sĩ nhiều nhưng nếu bé ngủ li bì, ngủ nhiều quá mức so với bình thường, chậm tăng cân thì mẹ nên cho bé đi gặp bác sĩ để phát hiện sớm tình trạng bất thường và có biện pháp can thiệp đúng đắn mẹ nhé!

Trên đây là những điều cơ bản về việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú mà mẹ cần phải nắm được để theo dõi. Trẻ sơ sinh chưa ý thức được vấn đề sức khỏe của mình. Chính vì thế, mẹ hãy là người bạn đồng hành để giúp con giải quyết những vấn đề mà chúng đang gặp phải.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0