Nhắc đến trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu đời, chúng ta nghĩ ngay đến các từ khóa: ăn, ngủ, vệ sinh. Ngủ là một trong 3 điều kiện quan trọng quyết định đến sự phát triển của trẻ. Trong khi ngủ, các cơ quan vẫn hoạt động giúp con phát triển toàn diện cả về ngoại hình và tư duy. Thế nhưng trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không thì lại là điều mà các mẹ cần phải xem xét.
Mục lục
1. Nhu cầu về việc ngủ của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều, ngủ đủ là tốt. Nhưng trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều thì chắc chắn không phải là hay. Trước hết, hãy cùng tìm hiểu xem nhu cầu về việc ngủ của trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu đời là như thế nào?
Tổng thời gian ngủ trẻ cần trong giai đoạn đầu đời là khoảng từ 16 cho đến 20 tiếng/ngày. Khoảng thời gian này sẽ rút ngắn dần khi con phát triển để cuối cùng con có được nếp sinh hoạt như người lớn.
Giấc ngủ của con sẽ có 2 loại là:
Giấc ngủ nhanh hay còn gọi là ngủ nông. Con sẽ dành khoảng nửa thời gian cho việc ngủ nông. Tức là lúc này mắt trẻ sẽ cử động theo chiều trước và sau nhưng không nhắm hẳn.
Giấc ngủ chậm hay còn gọi là ngủ sâu. Mắt trẻ sẽ giữ yên và không cử động. Thời gian ngủ sâu của trẻ là 8 tiếng/ngày chia làm 4 giai đoạn đó là:
- Giai đoạn 1: Trẻ có cảm giác buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật. Mí mắt trẻ dần sụp xuống hoặc chớp liên tục.
- Giai đoạn 2: Con ngủ lơ mơ. Chúng vẫn có thể cử động, vặn mình và giật mình.
- Giai đoạn 3: Trẻ bắt đầu ngủ sâu, im lặng và không cử động.
- Giai đoạn 4: Trẻ ngủ rất sâu.
2. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?
Việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không? Nếu trẻ nhà bạn ngủ nhiều thì cũng không cần phải quá lo lắng. Bởi khi con bước vào giai đoạn ngủ sâu sẽ cực kỳ tốt cho sự phát triển. Cụ thể là:
- Giấc ngủ giúp tăng trưởng chiều cao và phát triển trí tuệ của con. Trong khi trẻ ngủ, não sẽ tiết ra hormone tăng trưởng để giúp cho con phát triển toàn diện.
- Ngủ giúp con thư giãn và thoải mái hơn đồng thời không quấy khóc như khi tỉnh giấc.
- Tăng cường sức đề kháng giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn.
3. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không có cần đánh thức?
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không tùy thuộc vào từng bạn nhỏ khác nhau. Ngủ nhiều là nhu cầu của trẻ. Nhưng khi trẻ sơ sinh ngủ li bì, ngủ quá nhiều vào ban ngày và thức đêm thì không phải là điều tốt.
Trong trường hợp trẻ có giấc ngủ dài nhưng không ảnh hưởng đến việc ăn uống hay sức khỏe của trẻ thì không sao. Tuy nhiên, nếu trẻ đẻ non tháng, sức khỏe yếu và ngủ hơn 4 tiếng thì nên đánh thức để cho con bú.
Mẹ cần phải nhớ dạ dày của con rất nhỏ và mỗi lần chỉ bú được khoảng 90ml sữa mà thôi. Trong khi nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày phải là 600ml. Vậy thì để đảm bảo cho việc sinh hoạt, duy trì năng lượng cho con, mẹ cần phải đánh thức để cho con bú theo đúng thời gian.
Rõ ràng khi con ngủ mẹ sẽ rảnh rang hơn, làm được nhiều công việc hơn. Tuy nhiên cũng cần xem xét đến nhiều yếu tố khác nữa để tránh con bị đói và phát triển không tốt.
3. Cách đánh thức trẻ dậy và cho bú
Nếu trẻ sơ sinh ngủ nhiều không dậy bú mẹ hãy nhẹ nhàng đánh thức con bằng các cách sau đây:
- Chạm vào cơ thể con một cách nhẹ nhàng là cách đơn giản nhất. Các vị trí mà mẹ có thể tác động như: má, cánh tay. Bên cạnh đó cũng có thể lấy khăn ướt và lau mặt cho con.
- Bỏ khăn quấn hoặc bỉm trên cơ thể cũng là cách giúp con tỉnh giấc.
- Bật đèn hoặc nhạc để mang đến không gian khác lạ so với lúc con bắt đầu ngủ. Như vậy bạn nhỏ sẽ dậy nhanh hơn. Nhưng lưu ý chỉ nên mở vừa phải. Không bật đèn quá sáng và nhạc quá to sẽ phản tác dụng.
- Cho con bú mẹ, trẻ sẽ ngậm ti theo bản năng ngay cả khi chúng không mở mắt.
4. Cách giúp con có được giấc ngủ tốt
Việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không đã có câu trả lời. Để con có giấc ngủ ngon, ngủ sâu, mẹ hãy áp dụng các phương pháp sau đây:
- Tập cho con cách để trẻ tự phân biệt được giữa ngày và đêm. Cách đơn giản nhất là ban ngày nếu con thức, mẹ hãy trò chuyện và chơi cùng con. Nhưng đêm thì tuyệt đối không.
- Hãy tạo thói quen cho con đi ngủ từ khoảng 7 đến 8 giờ tối. Việc này ban đầu sẽ khó khăn nhưng sẽ tốt cho cả mẹ và con.
- Khi trẻ giật mình tỉnh giấc, mẹ không cần phải dỗ bé ngay mà hãy để con tự mình tìm cách ngủ tiếp.
- Không đặt con khi con đã ngủ sâu mà hãy để trẻ xuống khi được 2/3 thời gian trong giai đoạn này.
- Không nên ngủ khi bú bởi trẻ sẽ tạo dựng cho mình thói quen này ngay cả khi con không đói.
- Tạo thói quen trước khi ngủ cho con. Ví dụ như: mở nhạc cho con dễ ngủ hơn hoặc đọc truyện cho bé.
- Khi ru trẻ ngủ tuyệt đối không giao tiếp bằng mắt vì trẻ nghĩ rằng bạn đang trò chuyện với chúng.
Việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không mẹ nên nắm được và có sự điều chỉnh phù hợp với bé nhà mình. Từ đó giúp con phát triển một cách toàn diện nhất.