Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết nói? Khi nào bé được xem là chậm nói?

Ba mẹ rất quan tâm đến quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Đặc biệt là các việc như đi đứng, mọc răng, ăn nói. Vì vậy, các phụ huynh luôn thắc mắc “Trẻ mấy tháng biết nói?”, “ Như thế nào được xem là chậm nói?”. Bài viết sau, sẽ giúp ba mẹ giải đáp vấn đề trên.

1. Trẻ mấy tháng biết nói?

1.1. Bé 3 tháng tuổi

Từ 0 – 3 tháng tuổi, bé còn rất nhỏ chỉ nghe được âm thanh từ tiếng dỗ, tiếng ru của mẹ. Khi 3 tháng tuổi, bé bắt đầu biết quan sát và lắng nghe hơn. Bé biết cử động môi và hào hứng khi được nghe nhạc. Bé cũng biết phân biệt các âm thanh với giọng nói. Giai đoạn này, ngôn ngữ chủ yếu của bé là tiếng khóc. Khi 3 tháng tuổi, bé có thể phát ra những âm thanh đầu đời như “ahhh”, “ummm”, “eeee”… 

1.2. Bé 6 tháng tuổi

Trẻ mấy tháng biết nói? Từ 3 – 6 tháng tuổi, bé biết phát ra các âm thanh phức tạp hơn và bập bẹ những từ như “bahh”, “muhhh”. Đây là những âm thanh ngẫu nhiên chứ không phải tiếng gọi ba hoặc mẹ. Bé biết cười thành tiếng. Đồng thời, bé cũng biết điều chỉnh lên xuống ngữ điệu để thể hiện cảm xúc. Các tiếng khóc khi đói, hoặc khi không thoải mái sẽ khác nhau. Do đó, ba mẹ nên chú ý ngữ điệu của bé để biết được bé đang muốn điều gì.  

Bé 6 tháng tuổi
Bé 6 tháng tuổi

1.3. Bé 9 tháng tuổi

Đầu tháng 7, bé đã biết phản ứng khi có người gọi tên mình. Bước sang tháng 9, bé hiểu được ý nghĩa của một số từ cơ bản mà ba mẹ hay dùng. Bé cũng thích lắng nghe người xung quanh nói chuyện và bắt chước theo bằng những âm “ê”, “a”. Tuy nhiên chưa nói được thanh từ hoàn chỉnh nhưng ngữ điệu của bé cũng đa dạng hơn. Bé bắt đầu biết dùng thêm cử chỉ để thể hiện ý muốn. Khi muốn lấy món đồ nào, bé sẽ nhìn và chỉ món đó rồi kêu “aaaaa”.Hoặc khi bé khóc và vẫy tay cho thấy bé đang không đồng tình.

1.4. Bé 12 tháng tuổi

Để trả lời cho câu hỏi “Trẻ mấy tháng biết nói?” sẽ được đánh dấu bằng cột mốc 1 tuổi. Khi bé tròn 12 tháng, bé đã biết gọi ba, mẹ và chỉ một vài từ đơn giản mà ba mẹ thường dùng. Giai đoạn này, bé sẽ nói nhiều hơn trước nhưng các âm thanh còn chưa rõ. Bé hiểu được các câu lệnh đơn giản mà ba mẹ hay dùng như ngồi xuống, chỉ vào một món đồ… Đồng thời, bé cũng hiểu được ý nghĩa của từ “không”. Tuy bé hiểu nhưng không chắc là bé sẽ làm theo.

Bé 12 tháng tuổi
Bé 12 tháng tuổi

1.5. Bé 24 – 36 tháng tuổi

Bé mấy tháng biết nói chuyện? Khi bé được 2 tuổi, vốn từ vựng của bé đã được trao dồi lên đến 50 – 100 từ. Bé có thể sử dụng các cụm từ ngắn từ 2 -3 từ và các câu đơn giản. Giai đoạn từ 2 – 3 tuổi là giai đoạn khả năng ngôn ngữ của bé phát triển vượt trội. Bé có khoảng 200 vốn từ vựng. Bé biết nói các câu dài hơn từ 3 – 6 từ. Các câu từ của bé cùng rõ ràng hơn.Khi 36 tháng tuổi, bé có thể giải thích nghĩa của một số từ cơ bản. Bé hiểu được lời nói, lời dạy của ba mẹ. Bé bắt đầu biết phân biệt các màu sắc, các bộ phận cơ thể khi được 3 tuổi. 

Bé 24 – 36 tháng tuổi
Bé 24 – 36 tháng tuổi

2. Dấu hiệu cho thấy bé chậm nói

Ba mẹ luôn thắc mắc “Trẻ mấy tháng biết nói?” và thường ép bé nói khi bé chưa sẵn sàng. Tuy nhiên mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau không nên tạo áp lực cho bé. Nhưng nếu bé có các dấu hiệu chậm nói sau đây nên đưa bé đi kiểm tra:

  • Bé 7 tháng nhưng không có phản ứng gì với âm thanh.
  • Bé từ 12 tháng không nói được bất kỳ từ nào, không có phản ứng khi được gọi tên
  • Bé 16 tháng tuổi vẫn không nói được và không biết chỉ vào đồ vật khi ba mẹ hỏi.
  • Bé 18 tháng không bắt chước được lời nói nào, vẫn không nói các từ đơn giản như mẹ, ba.
  • Khi bé được 2 tuổi nhưng vốn từ chỉ đạt khoảng 15 từ, không thể nói câu với 2 từ, không hiểu các câu yêu cầu đơn giản hoặc các câu chỉ dẫn như lấy đồ chơi, uống nước….
  • Bé từ 2 -3 tuổi thường xuyên không trả lời mà chỉ lập lại câu hỏi.
Dấu hiệu cho thấy bé chậm nói
Dấu hiệu cho thấy bé chậm nói

3. Ba mẹ nên làm gì khi bé tập nói

  • Thường xuyên trò chuyện cùng bé. Điều chỉnh âm lượng vừa phải và theo dõi phản ứng của bé để nhận được sự tương tác.
  • Đọc sách, kể chuyện cho bé khi bé được 6 tháng, minh họa bằng các hành động hoặc cho bé chạm vào hình ảnh. Khuyến khích bé gọi tên những sự vật đơn giản, nếu bé chưa sẵn sàng có thể làm lại sau.
  • Khuyến khích bé chơi cùng các bạn cùng lứa để giao lưu và tăng nhu cầu được giao tiếp.
  • Sử dụng các câu từ đơn giản, gần gũi. Lập đi lập lại các từ đơn giản mà ba mẹ muốn bé nhớ.
Ba mẹ nên làm gì khi bé tập nói
Ba mẹ nên làm gì khi bé tập nói

Khả năng ngôn ngữ của bé phát triển qua mỗi giai đoạn. Do đó, câu hỏi “Trẻ mấy tháng biết nói?” được trả lời dựa theo từng cột mốc trên. Nhưng nếu ba mẹ nhận ra bé có bất thường hoặc có dấu hiệu bé bị chậm nói nên đưa bé đến bác sĩ. Trong thời gian bé bắt đầu tập nói, đừng quá ép bé phải nói khi bé không muốn. Thay vào đó, ba mẹ có thể cùng bé đọc sách, hát cho bé nghe và nói chuyện với bé để giúp bé phát triển ngôn ngữ. Hy vọng với các thông tin trên đã giúp cho ba mẹ hiểu hơn về quá trình phát triển ngôn ngữ của bé.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết nói? Khi nào bé được xem là chậm nói?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0