Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến
Danh mục sản phẩm

[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết nói? Khi nào bé được xem là chậm nói?

Ba mẹ rất quan tâm đến quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Đặc biệt là các việc như đi đứng, mọc răng, ăn nói. Vì vậy, các phụ huynh luôn thắc mắc “Trẻ mấy tháng biết nói?”, “ Như thế nào được xem là chậm nói?”. Bài viết sau, sẽ giúp ba mẹ giải đáp vấn đề trên.

1. Trẻ mấy tháng biết nói?

1.1. Bé 3 tháng tuổi

Từ 0 – 3 tháng tuổi, bé còn rất nhỏ chỉ nghe được âm thanh từ tiếng dỗ, tiếng ru của mẹ. Khi 3 tháng tuổi, bé bắt đầu biết quan sát và lắng nghe hơn. Bé biết cử động môi và hào hứng khi được nghe nhạc. Bé cũng biết phân biệt các âm thanh với giọng nói. Giai đoạn này, ngôn ngữ chủ yếu của bé là tiếng khóc. Khi 3 tháng tuổi, bé có thể phát ra những âm thanh đầu đời như “ahhh”, “ummm”, “eeee”… 

1.2. Bé 6 tháng tuổi

Trẻ mấy tháng biết nói? Từ 3 – 6 tháng tuổi, bé biết phát ra các âm thanh phức tạp hơn và bập bẹ những từ như “bahh”, “muhhh”. Đây là những âm thanh ngẫu nhiên chứ không phải tiếng gọi ba hoặc mẹ. Bé biết cười thành tiếng. Đồng thời, bé cũng biết điều chỉnh lên xuống ngữ điệu để thể hiện cảm xúc. Các tiếng khóc khi đói, hoặc khi không thoải mái sẽ khác nhau. Do đó, ba mẹ nên chú ý ngữ điệu của bé để biết được bé đang muốn điều gì.  

Bé 6 tháng tuổi
Bé 6 tháng tuổi

1.3. Bé 9 tháng tuổi

Đầu tháng 7, bé đã biết phản ứng khi có người gọi tên mình. Bước sang tháng 9, bé hiểu được ý nghĩa của một số từ cơ bản mà ba mẹ hay dùng. Bé cũng thích lắng nghe người xung quanh nói chuyện và bắt chước theo bằng những âm “ê”, “a”. Tuy nhiên chưa nói được thanh từ hoàn chỉnh nhưng ngữ điệu của bé cũng đa dạng hơn. Bé bắt đầu biết dùng thêm cử chỉ để thể hiện ý muốn. Khi muốn lấy món đồ nào, bé sẽ nhìn và chỉ món đó rồi kêu “aaaaa”.Hoặc khi bé khóc và vẫy tay cho thấy bé đang không đồng tình.

1.4. Bé 12 tháng tuổi

Để trả lời cho câu hỏi “Trẻ mấy tháng biết nói?” sẽ được đánh dấu bằng cột mốc 1 tuổi. Khi bé tròn 12 tháng, bé đã biết gọi ba, mẹ và chỉ một vài từ đơn giản mà ba mẹ thường dùng. Giai đoạn này, bé sẽ nói nhiều hơn trước nhưng các âm thanh còn chưa rõ. Bé hiểu được các câu lệnh đơn giản mà ba mẹ hay dùng như ngồi xuống, chỉ vào một món đồ… Đồng thời, bé cũng hiểu được ý nghĩa của từ “không”. Tuy bé hiểu nhưng không chắc là bé sẽ làm theo.

Bé 12 tháng tuổi
Bé 12 tháng tuổi

1.5. Bé 24 – 36 tháng tuổi

Bé mấy tháng biết nói chuyện? Khi bé được 2 tuổi, vốn từ vựng của bé đã được trao dồi lên đến 50 – 100 từ. Bé có thể sử dụng các cụm từ ngắn từ 2 -3 từ và các câu đơn giản. Giai đoạn từ 2 – 3 tuổi là giai đoạn khả năng ngôn ngữ của bé phát triển vượt trội. Bé có khoảng 200 vốn từ vựng. Bé biết nói các câu dài hơn từ 3 – 6 từ. Các câu từ của bé cùng rõ ràng hơn.Khi 36 tháng tuổi, bé có thể giải thích nghĩa của một số từ cơ bản. Bé hiểu được lời nói, lời dạy của ba mẹ. Bé bắt đầu biết phân biệt các màu sắc, các bộ phận cơ thể khi được 3 tuổi. 

Bé 24 – 36 tháng tuổi
Bé 24 – 36 tháng tuổi

2. Dấu hiệu cho thấy bé chậm nói

Ba mẹ luôn thắc mắc “Trẻ mấy tháng biết nói?” và thường ép bé nói khi bé chưa sẵn sàng. Tuy nhiên mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau không nên tạo áp lực cho bé. Nhưng nếu bé có các dấu hiệu chậm nói sau đây nên đưa bé đi kiểm tra:

  • Bé 7 tháng nhưng không có phản ứng gì với âm thanh.
  • Bé từ 12 tháng không nói được bất kỳ từ nào, không có phản ứng khi được gọi tên
  • Bé 16 tháng tuổi vẫn không nói được và không biết chỉ vào đồ vật khi ba mẹ hỏi.
  • Bé 18 tháng không bắt chước được lời nói nào, vẫn không nói các từ đơn giản như mẹ, ba.
  • Khi bé được 2 tuổi nhưng vốn từ chỉ đạt khoảng 15 từ, không thể nói câu với 2 từ, không hiểu các câu yêu cầu đơn giản hoặc các câu chỉ dẫn như lấy đồ chơi, uống nước….
  • Bé từ 2 -3 tuổi thường xuyên không trả lời mà chỉ lập lại câu hỏi.
Dấu hiệu cho thấy bé chậm nói
Dấu hiệu cho thấy bé chậm nói

3. Ba mẹ nên làm gì khi bé tập nói

  • Thường xuyên trò chuyện cùng bé. Điều chỉnh âm lượng vừa phải và theo dõi phản ứng của bé để nhận được sự tương tác.
  • Đọc sách, kể chuyện cho bé khi bé được 6 tháng, minh họa bằng các hành động hoặc cho bé chạm vào hình ảnh. Khuyến khích bé gọi tên những sự vật đơn giản, nếu bé chưa sẵn sàng có thể làm lại sau.
  • Khuyến khích bé chơi cùng các bạn cùng lứa để giao lưu và tăng nhu cầu được giao tiếp.
  • Sử dụng các câu từ đơn giản, gần gũi. Lập đi lập lại các từ đơn giản mà ba mẹ muốn bé nhớ.
Ba mẹ nên làm gì khi bé tập nói
Ba mẹ nên làm gì khi bé tập nói

Khả năng ngôn ngữ của bé phát triển qua mỗi giai đoạn. Do đó, câu hỏi “Trẻ mấy tháng biết nói?” được trả lời dựa theo từng cột mốc trên. Nhưng nếu ba mẹ nhận ra bé có bất thường hoặc có dấu hiệu bé bị chậm nói nên đưa bé đến bác sĩ. Trong thời gian bé bắt đầu tập nói, đừng quá ép bé phải nói khi bé không muốn. Thay vào đó, ba mẹ có thể cùng bé đọc sách, hát cho bé nghe và nói chuyện với bé để giúp bé phát triển ngôn ngữ. Hy vọng với các thông tin trên đã giúp cho ba mẹ hiểu hơn về quá trình phát triển ngôn ngữ của bé.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Thêm đánh giá

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé? Nên nhưng đừng làm dụng 
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé? Nên nhưng đừng làm dụng 
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé hay không là câu hỏi mà nhiều mẹ phân vân, thắc mắc. Bởi bé cưng của mẹ thường xuyên trào ngược, nôn trớ, mẹ nghe nhiều người mách cho bé sử dụng gối này sẽ giúp cải thiện tình trạng nhưng mẹ sợ mua nhầm, mua […]
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng? Từ 0 tháng mẹ nhé 
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng? Từ 0 tháng mẹ nhé 
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm vì mẹ nghe nhiều người mách dòng gối này có tác dụng ổn định dịch dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược, nôn trớ nhưng mẹ chưa biết bé mấy tháng thì dùng được. Vậy bài viết […]
TOP 9 cách gọi sữa về sau sinh thường giúp bé ti thỏa thích
TOP 9 cách gọi sữa về sau sinh thường giúp bé ti thỏa thích
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ thường lo lắng khi sữa về ít, nhỏ giọt, không được ướt áo, con ti cũng chẳng thỏa thích. Không sao đâu ạ, bởi Góc của mẹ sẽ xác định được từng nguyên nhân xuất phát từ mẹ và bé, từ đó gợi ý 9 cách […]
Làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú? 5 bí quyết cực hiệu quả
Làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú? 5 bí quyết cực hiệu quả
Mẹ cho con bú nhưng sữa về nhỏ giọt, con không ti đủ nên thường quấy khóc, khó chịu khiến các mẹ vô cùng lo lắng, không biết làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú. Đừng lo quá mẹ ơi, sau đây là 5 mẹo kích sữa về nhanh chóng, con ti […]
Bé uống sữa xong là ị: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục
Bé uống sữa xong là ị: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục
Trường hợp bé uống sữa xong là ị, đi ngoài phân lỏng làm mẹ không khỏi lo lắng vì sợ con gặp vấn đề về sức khỏe. Vậy bé đi ị sau uống sữa là phản ứng sinh lý bình thường hay bất thường? Để giúp mẹ yên tâm hơn và nắm rõ được nguyên […]
Giỏ hàng 0