Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Tại sao trẻ 8 tháng chưa mọc răng và có ảnh hưởng gì khi trẻ lớn?

Trẻ được cho là đang mọc răng hay được gọi là mọc răng sữa khi có dấu hiệu xuất hiện một hoặc vài chiếc răng đầu tiên. Thông thường, khi bé được 6 tháng tuổi sẽ mọc những chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên, nhiều bé 8 tháng chưa mọc răng thậm chí là 13 tháng tuổi thì được cho là mọc răng muộn. Vậy tại sao trẻ 8 tháng chưa mọc răng và có ảnh hưởng gì khi trẻ lớn? Các mẹ hãy xem bài chia sẽ của nhà mình ở dưới đây nhé!

1. Quá trình mọc răng ở trẻ

Ở mỗi trẻ tiến trình mọc răng hoàn toàn khác nhau, có trẻ mọc răng sớm, có trẻ mọc răng muộn
Ở mỗi trẻ tiến trình mọc răng hoàn toàn khác nhau, có trẻ mọc răng sớm, có trẻ mọc răng muộn

Ở mỗi trẻ tiến trình mọc răng hoàn toàn khác nhau, có trẻ mọc răng sớm, có trẻ mọc răng muộn. Số răng của trẻ thông thường bằng số tháng tuổi trừ đi 4. Bình thường khi trẻ được 6 tháng tuổi, chiếc răng đầu tiên sẽ mọc. Trẻ bắt đầu mọc răng cửa hàm dưới trước tiên rồi đến răng cửa hàm trên. Tiếp theo là răng cối sữa thứ nhất, sau đó là răng nanh. Khi mọc đến răng cối sữa thứ hai cũng là lúc bộ răng sữa đã mọc đủ, 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới, lúc này trẻ đã được khoảng 3 tuổi. Nếu trẻ được 13 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc cái răng nào thì có thể khẳng định là trẻ bị mọc răng chậm.

Theo tiêu chuẩn chung, thứ tự mọc răng của trẻ sẽ diễn ra theo một tiến trình theo nguyên tắc công 4 như sau:

  • Tháng thứ 7 bắt đầu mọc răng cửa
  • Tháng thứ 11 mọc đủ 4 răng cửa giữa (gồm: 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới)
  • Tháng thứ 15 mọc thêm 4 răng cửa bên (tức là mọc đủ 8 răng cửa)
  • Tháng thứ 19 mọc thêm 4 răng hàm nhỏ
  • Tháng thứ 23 mọc thêm 4 răng nanh
  • Tháng thứ 27 mọc thêm 4 răng số 5
  • Răng vĩnh viễn bắt đầu mọc từ 6 đến 12 tuổi.
  • Răng khôn thì mọc muộn hơn hẳn, khoảng sau 17 tuổi.

2. Nguyên nhân khiến trẻ 8 tháng chưa mọc răng

Nguyên nhân khiến trẻ 8 tháng chưa mọc răng
Nguyên nhân khiến trẻ 8 tháng chưa mọc răng

Trong trường hợp bé chậm mọc răng đi cùng các dấu hiệu khác như: Chậm tăng cân, chiều cao không tăng hoặc tăng ít, lười ăn, tóc vành khăn,… thì mẹ nên đưa bé đi khám ở các bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa nhi uy tín.

Thông thường, việc trẻ 8 tháng chưa mọc răng bởi một số nguyên nhân sau:

  • Do yếu tố di truyền từ gia đình.
  • Trẻ đẻ thiếu tháng.
  • Trẻ có chế độ ăn chưa hợp lý, thiếu chất.
  • Do cha mẹ cho bé ăn dặm muộn, nướu và mầm răng không được kích thích bằng phản xạ nhai nuốt.
  • Do bé bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, thiếu canxi, vitamin D và các dưỡng chất cần thiết khác. Lúc này, bé thường có các biểu hiện như lười ăn, tóc vành khăn, hay ra mồ hôi trộm ban đêm, ngủ không sâu giấc, bẹp hộp sọ, thóp rộng… Mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn giải pháp khắc phục.

3. Trẻ 8 tháng chưa mọc răng gây ra biến chứng gì?

Trẻ 8 tháng chưa mọc răng rất có thể có các biến chứng sau đây, mẹ cần lưu ý:

  • Các răng vĩnh viễn của bé có thể mọc lệch, vẹo không thẳng, đúng vị trí.
  • Răng yếu, không nhai được thức ăn cứng rắn, dễ rụng.
  • Nguy cơ bị sâu răng, bệnh về răng miệng cao.
  • Răng vĩnh viễn mọc cùng răng sữa dẫn đến bé có 2 loại răng mọc cùng lúc.

4. Mẹ cần làm gì khi trẻ 8 tháng chưa mọc răng

4.1. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng

Bổ sung Canxi: Sữa chính là nguồn cung cấp giàu canxi và dễ dàng cho trẻ hấp thụ nhất. Vì thế trong quá trình có thai và cho con bú các mẹ cần ăn uống đủ chất, không nên kiêng ăn cũng như cần bổ sung thêm 1-2 ly sữa mỗi ngày.

4.2. Bổ sung Vitamin D

Bổ sung Vitamin D
Bổ sung Vitamin D

Có 2 nguồn cung cấp Vitamin D chính cho trẻ chính là thức ăn và ánh sáng mặt trời.  Trong đó ánh sáng mặt trời chiếm đến 80%. Vì thế, bé và mẹ nên thường xuyên tắm nắng từ 15-20 phút trước 9 giờ cho đến khi trẻ biết đi. Chúng ta cũng có thể bổ sung Vitamin D từ các nguồn thức ăn như: thịt, cá,trứng, sữa…Bởi nguồn thức ăn từ động vật sẽ có nhiều vitamin D hơn nguồn thức ăn từ thực vật.

4.3. Tập ăn dặm cho trẻ 8 tháng chưa mọc răng

Tập ăn dặm cho trẻ 8 tháng chưa mọc răng
Tập ăn dặm cho trẻ 8 tháng chưa mọc răng

Nên cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Khi mới bắt đầu nên cho bé ăn bằng bột ngọt trước sau đó mới chuyển sang bột mặn. Bột ngọt có thể chế biến từ yến mạch, trái cây, rau củ quả…Các hoạt động khi nhai, niềng sẽ góp phần giúp bé tránh được tình trạng 7-8-9-10 tháng tuổi chưa mọc răng.

4.4. Chế độ sinh hoạt hợp lý

Cho trẻ ngủ đúng giấc. Đồng thời khuyến khích trẻ vận động để tăng trao đổi chất. Đây cũng là biện pháp giúp bé ăn ngon miệng, tránh suy dinh dưỡng dẫn đến dù bé 7-8-9-10 tháng tuổi vẫn chưa mọc răng.

4.5. Giữ vệ sinh răng miệng cho bé

Giữ vệ sinh răng miệng cho bé
Giữ vệ sinh răng miệng cho bé

Bé chậm mọc răng cũng có thể do một số bệnh về răng miệng, viêm nhiễm. Nếu nướu trẻ bị tổn thương cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng. Vậy nên, bố mẹ hãy giúp bé vệ sinh lưỡi và khoang miệng mỗi ngày. Bố mẹ cũng nên tham khảo thêm ý kiến của nha sĩ để viết cách chăm sóc răng miệng đúng cách cho bé.

Lời kết

Trên đây là một bài chia sẽ của nhà mình về việc trẻ 8 tháng chưa mọc răng rất hiệu quả và bổ ích dành cho các mẹ. Hy vọng có thể giúp ích được nhiều mẹ đang gặp những vấn đề này. Mong rằng các mẹ luôn ủng hộ nhà mình trong các bài viết tiếp theo nhé.

Xem thêm:

Phương pháp vệ sinh răng miệng cho bé dưới 1 tuổi

Trẻ 7 tháng bị sốt do mọc răng hay còn nguyên nhân gì khác?

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tại sao trẻ 8 tháng chưa mọc răng và có ảnh hưởng gì khi trẻ lớn?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0