Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Tất tần tật thông tin về sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi giúp mẹ chăm bé nhàn tênh

 Mong rằng những thông tin dưới đây sẽ hữu ích cho bố mẹ trong hành trình chăm trẻ 4 tháng tuổi giúp bé phát triển đầy đủ và khoẻ mạnh nhất.

1. Các chỉ số sức khoẻ trẻ 4 tháng tuổi mẹ cần quan tâm

1.1. Cân nặng

Khi trẻ được 4 tháng tuổi, con gần như không tăng cân nhiều như trước nữa. Điều này khiến cho nhiều bố mẹ trở lên lo lắng. Thực tế là, bước sang tháng thứ tư cân nặng của con sẽ chững lại một chút. Trung bình con sẽ chỉ tăng được 100-150gram/tuần. Tương đương 450-600 gram/tháng. Vì vậy nếu thấy con tăng cân ít hơn trước cũng là điều rất bình thường bố mẹ nhé.
Trong giai đoạn này, cân nặng trung bình của các bé gái ở khoảng 5,6-7,3kg . Cân nặng của các bé trai thường nhỉnh hơn một chút, khoảng từ 6,3-7,9kg.

Khi trẻ được 4 tháng tuổi, con gần như không tăng cân nhiều như trước nữaKhi trẻ được 4 tháng tuổi, con gần như không tăng cân nhiều như trước nữa
Khi trẻ được 4 tháng tuổi, con gần như không tăng cân nhiều như trước nữa

1.2. Chiều cao

Bước vào tháng thứ 4, chiều cao trung bình của bé trai nằm trong khoảng 60-63,9cm. Chiều cao trung bình của các bé gái nằm trong khoảng 57,8-66,4cm. Mẹ sẽ thấy con cao hơn rất nhanh . Thông thường các em bé mới sinh dài khoảng 50cm. Những tháng đầu đời bé sẽ tăng khoảng 2,5cm mỗi tháng cho đến 6 tháng tuổi. Từ 7 tháng tuổi trở đi, tốc độ tăng trưởng chậm lại trung bình 1,5cm/tháng.

Mẹ xem thêm thông tin tại đây : Bảng cân nặng, chiều cao chuẩn của trẻ sơ sinh 

1.3. Vòng đầu

Thông thường bố mẹ chỉ hay quan tâm đến chiều cao và cân nặng của con. Tuy nhiên chu vi vòng đầu là một thông số quan trọng trong sự phát triển của bé. Chu vi vòng đầu giúp bố mẹ theo dõi được sự phát triển não bộ của con. Trung bình chu vi vòng đầu của con sẽ tăng khoảng 2cm/tháng trong vòng 3 tháng đầu. Từ tháng thứ 4 trở đi mỗi tháng bé tăng khoảng 1cm và đạt khoảng 41cm khi trẻ được 4 tháng tuổi.

2. Trẻ 4 tháng tuổi ăn ngủ như thế nào?

2.1. Giấc ngủ của con

Giấc ngủ là một phần quan trọng cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ
Giấc ngủ là một phần quan trọng cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ

Giấc ngủ là một phần quan trọng cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ 4 tháng tuổi ngủ khoảng 14-16 giờ mỗi ngày. Thay vì ngủ giấc dài 2-3 tiếng mỗi lần ngủ như trước kia. Nhiều bé có xu hướng ngủ giấc ngắn và ngủ ít hơn vào ban ngày. Đôi khi mẹ sẽ thấy mệt mỏi vì trẻ thức 3-5 tiếng liên tục. Tuy nhiên các bé có thể ngủ một giấc dài vài ban đêm. Con đã có thể dự trữ được năng lượng cho mình. Vì vậy mẹ không cần gọi bé dậy để nhắc bú nữa. Khi trẻ thấy đói con sẽ tự tỉnh giấc và đòi ăn. Thay vào đó hãy yên tâm ngủ một giấc để hồi phục năng lượng cho bản thân mẹ nhé.

Xem thêm về giấc ngủ của con tại đây : Bật mí mẹ 5 cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm

2.2. Trẻ 4 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Trong giai đoạn này, bố mẹ sẽ thấy con ăn nhiều hơn rõ rệt. Nếu con bú mẹ hoàn toàn, mẹ có thể phải sẵn sàng cho con bú thường xuyên hơn. Vài mẹ có thể cảm thấy lượng sữa của mình ít hơn trước và trở lên lo lắng. Thật ra có thể lượng sữa của mẹ vẫn vậy, chỉ là con đã lớn và bú nhiều hơn trước. Đối với các bé bú bình, trung bình 120-180ml/kg trên một ngày. Ví dụ bé 6kg sẽ bú tương đương 900-1200 ml một ngày. Dạ dày của bé đã phát triển và bú được nhiều hơn. Tuy nhiên không nên cho con ăn quá 150ml/1 lần bú mẹ nhé.

Có thể mẹ muốn biết : Bé 4 tháng bú bao nhiêu là đủ để có thể phát triển tốt nhất?

3. Trẻ 4 tháng tuổi biết làm những gì?

Ở tháng thứ 4 mẹ có thể tìm thấy một chút yên tĩnh vì bé đã biết tự chơi. Bước sang tháng thứ 4, bố mẹ sẽ thấy bé khoẻ và lanh hơn nhiều.

Trẻ 4 tháng tuổi biết làm những gì?
Trẻ 4 tháng tuổi biết làm những gì?

3.1. Bé có thể nhìn tốt hơn

Nếu trong tháng thứ 3, trình độ nhìn của trẻ tốt hơn. Con bắt đầu nhìn kỹ các vật và có thể theo dõi vật chuyển động xoay vòng. Khi trẻ được 4 tháng tuổi, con bắt đầu nhận thức rõ bề khuôn mặt và giọng nói quen thuộc của người thân. Bé có thể nhìn xung quanh, tìm kiếm khi nghe thấy giọng nói quen thuộc. Đặc biệt trong giai đoạn này con thích nhìn chăm chú vào một vật thật lâu. Đôi khi mẹ có thể thấy bé im lặng. Có thể bé chỉ đang say sưa ngắm nhìn bàn tay nhỏ xinh của mình.

3.2. Bé “nói ” được nhiều hơn

Khi trẻ được 4 tháng tuổi, mẹ có thể thấy con tương tác tốt hơn với giọng nói và âm thanh xung quanh. Con cũng thường ê a tự nói chuyện khi ở một mình. Bé hay cười, “nói” to hơn. Đôi khi mẹ có thể cảm thấy như con ” trả lời ” mình bằng ngôn ngữ riêng của bé. Trong giai đoạn này mẹ sẽ thấy con “nói” có nhịp điệu hơn. Đôi khi bé reo lên vui vẻ, thỉnh thoảng lại thở dài một tiếng hoặc gằn giọng như đang rặn . Lúc này, bố mẹ có thể hát, đọc truyện hay chỉ đơn giản là nói chuyện vu vơ với con . Tương tác nhiều giúp bé mạnh dạn và tự tin hơn bố mẹ nhé.

3.3. Con có nhiều hành động mới

Khi trẻ được 4 tháng tuổi mẹ sẽ thấy con có thật nhiều điều mới . Trong giai đoạn này, sự gắn kết tình cảm trở lên mạnh hơn. Bố mẹ cũng gặp phải nhiều thử thách hơn. Nhiều bé có những đợt khóc quấy dai dẳng mà mẹ không biết lý do. Bố mẹ cần phải chú ý đến con nhiều hơn vì bé biết cầm nắm, lắc lư đồ vật và đôi khi còn cho vào miệng nữa. Trẻ có thể thích được bế đứng hoặc ngồi quay ra ngoài. Thường tỏ ra khó chịu khi ở tư thế bế nằm. Một số bé đã có thể tự lẫy được, bố mẹ nên chú ý theo dõi bé vì con có thể lật nhanh và xa lắm đấy.

Kinh nghiệm cho mẹ : Bé 4 tháng chưa biết lật mẹ phải làm sao?

4. Những dấu hiệu bất thường khi trẻ được 4 tháng tuổi

Những dấu hiệu bất thường khi trẻ được 4 tháng tuổi
Những dấu hiệu bất thường khi trẻ được 4 tháng tuổi

Mẹ nên cho con đi khám bác sĩ nếu như thấy trẻ có những biểu hiện sau đây:

  • Con không có biểu hiện đáp lại tiếng động xung quanh.
  • Con có vẻ không nhìn rõ đồ vật trước mặt hoặc không dõi mắt theo những chuyển động.
  • Con không nhìn bố mẹ hoặc không tương tác lại với bố mẹ.
  • Con gần như không cử động tay chân và không hứng thú với những gì xảy ra xung quanh.
  • Con chưa rướn được đầu lên khi nằm sấp.
  • Quấy khóc liên tục trên 3 tiếng một ngày.

5. Các hoạt động kích thích sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

Các hoạt động kích thích sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi
Các hoạt động kích thích sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

5.1. Vận động cho con

Trong giai đoạn này, bé rất thích cầm nắm mọi thứ. Bố mẹ có thể đưa nhiều đồ vật khác nhau ra trước mặt bé để kích thích con vươn tay ra với đồ vật. Nếu bé chưa thể tự lẫy, bố mẹ hãy hỗ trợ con bằng cách đẩy nhẹ sau lưng hoặc chủ động cho con nằm sấp. Bé có thể ngồi trong thời gian ngắn nếu được hỗ trợ sau lưng và tựa 2 bên tay. Tuy nhiên, bố mẹ hãy chú ý theo dõi bé nhằm tránh tai nạn xảy ra nhé.

5.2. Nói chuyện với bé

Bố mẹ hãy nói chuyện với bé thường xuyên trong giai đoạn này. Tương tác nhiều giúp con mạnh dạn và tự tin hơn. Ngoài ra, việc này giúp gia tăng sự gắn kết tình cảm với con.
Hãy lặp đi lặp lại một hành động hay lời nói nào đó. Chúng có thể khiến bố mẹ thấy nhàm chán nhưng lại rất tốt cho sự phát triển của con. Những câu chuyện hay những bài hát vui vẻ kích thích não bộ của trẻ. Trêu đùa với con những trò như ú oà cũng khiến bé rất thích thú đấy bố mẹ.

5.3. Đụng chạm tích cực

Sự đụng chạm tích cực mang lại nhiều lợi ích cho con dù ở độ tuổi nào. Trẻ 4 tháng tuổi đã có thể hiểu và cảm nhận được nhiều thứ. Con rất thích được ôm, hôn, âu yếm, vuốt ve hàng ngày. Việc này giúp con phát triển một cách tích cực và vui vẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ được âu yếm, vuốt ve hàng ngày có chỉ số phát triển tri thức và hành vi tốt hơn nhiều so với các bé ít được bố mẹ quan tâm. Vì vây, bố mẹ nên dành nhiều thời gian, tạo nhiều cơ hội để bé có thể nhận được nhiều những tương tác tích cực này nhé.

6. Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi như thế nào?

Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi như thế nào?
Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi như thế nào?

6.1. Con ăn gì?

Trẻ 4 tháng tuổi, thức ăn duy nhất mà bé cần vẫn là sữa mẹ . Nhiều bố mẹ đã nghĩ đến việc bắt đầu cho con tập ăn dặm. Sự thật là hệ tiêu hoá của con đã phát triển hơn. Nhưng vẫn còn khá sớm để cho trẻ ăn hay uống bất kỳ thứ gì khác ngoài sữa bố mẹ nhé.

6.2. Tiêm phòng cho con

Bố mẹ hãy chú ý tiêm các mũi tiêm của con. Trong tháng này, bé có các mũi tiêm nhắc lại các loại vaccine 5 trong 1 hoặc 6 trong 1. Và vaccine bại liệt đường uống. Bố mẹ hãy chú ý cho con đi tiêm ở những cơ sở y tế uy tín để đảm an toàn cho bé.

Thêm thông tin cho mẹ : Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh

6.3. Theo dõi con

Hãy luôn chú ý tới con và tránh để trẻ một mình. Con có thể cử động tay khá tốt . Bé có thể cầm nắm và đưa đồ vật nên miệng. Vì vậy hãy chú ý để những vật sắc nhọn hay có thể làm trẻ bị hóc ra ngoài tầm với của con bố mẹ nhé.Đây là thời gian vàng để phát triển trí não cho trẻ. Con học rất nhanh quá các hành động quen thuộc. Bố mẹ có thể giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp qua các hành động vui đùa hay nói chuyện với trẻ thường xuyên.

7. Cuộc sống của mẹ khi trẻ 4 tháng tuổi

Khi trẻ được 4 tháng tuổi, nhiều mẹ cũng sắp phải chuẩn bị đi làm lại. Mẹ hãy bắt đầu lên kế hoạch và sắp xếp công việc để tránh phát sinh những rắc rối không cần thiết.
Đây là lúc thích hợp để mẹ bắt đầu quay lại chăm sóc sức khoẻ cho mình. Khuyến khích chồng và mọi người trong gia đình cùng chơi với bé. Hãy cho mình những giây phút nghỉ ngơi và thư giãn bản thân mẹ nhé. Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, việc tập cho trẻ làm quen với bình sữa từ bây giờ là điều cần thiết.

Cuộc sống của mẹ khi trẻ 4 tháng tuổi
Cuộc sống của mẹ khi trẻ 4 tháng tuổi

Kinh nghiệm cho mẹ : Làm sao để trẻ chịu bú bình – 10 tips cho mẹ.

7.1. Tập thể thao

Hãy bắt đầu bằng những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ hoặc bơi lội. Cơ thể của mẹ đã sẵn sàng bắt đầu sẵn sàng cho việc tập luyện trở lại. Mẹ có thể vừa trông con vừa tập thể dục. Việc này giúp mẹ nâng cao sức khoẻ và lấy lại vóc dáng nhanh hơn. Hãy tận dụng mọi cơ hội để tập luyện. Tuy nhiên đừng nghiêm khắc quá với bản thân mẹ nhé.

7.2. Những mối quan hệ xã hội

Trẻ nhà mình đã được 4 tháng tuổi, đôi khi mẹ thấy con có thể chơi 1 mình. Hãy dành một chút thời gian cho bản thân để đọc sách báo, lướt mạng, nghe một bản nhạc yêu thích…bất cứ điều gì khiến mẹ cảm thấy thoải mái. Mẹ hãy liên lạc với bạn bè, đến chơi nhà người thân. Hoặc đơn giản như tham gia vào những hội nhóm chăm sóc con. Mẹ có thể học hỏi thêm nhiều thông tin hữu ích từ những mẹ khác. Hơn nữa đây cũng là môi trường tốt để mẹ chia sẽ những băn khoăn hay giãi bày tâm tư, tình cảm của mình.

Kết luận

Mong rằng những thông tin trên giúp bố mẹ giải đáp được những băn khoăn và hiểu hơn về trẻ khi con được 4 tháng tuổi. Mẹ chuẩn bị bước sang giai đoạn phát triển mới của con. Hãy dành thời gian nhiều hơn cho bản thân để đồng hành cùng con yêu trong suốt những chặng đường phát triển phía trước nhé.

Nguồn tham khảo :

https://www.who.int/nutrition/publications/severemalnutrition/9789241598163_eng.pdf

https://kidshealth.org/en/parents/guide-parents.html 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tất tần tật thông tin về sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi giúp mẹ chăm bé nhàn tênh”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0