Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

BÍ QUYẾT CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 3 THÁNG TUỔI BA MẸ NÊN BIẾT

Với sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi, ba mẹ cũng cần tìm hiểu kỹ để tránh bỡ ngỡ trước những thay đổi bất ngờ của con trong giai đoạn này. Tháng thứ 3 sau khi chào đời là tháng khởi đầu cho quãng thời gian tuyệt vời nhất đối với ba mẹ. Đây là lúc ba mẹ sẽ nhận thấy rất nhiều sự biến chuyển trong cơ thể của bé. Cũng là lúc bé hình thành và phát triển thêm các kỹ năng quan trọng sau này. Ba mẹ hãy cũng Mamamy tìm hiểu một số cột mốc đáng chú ý dưới đây để sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi diễn ra toàn diện nhất nhé.

1. Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Trẻ 3 tháng tuổi có sự thay đổi rõ rệt về trí não lẫn vận động. Ở tháng thứ 2, bé đơn giản chỉ phản ứng lại bằng các biểu cảm trên khuôn mặt. Nhưng sang tháng thứ 3, mẹ sẽ thấy có nhiều hơn những hành động cụ thể với việc bé muốn làm. Bé cũng có những bộc lộ cảm xúc rõ ràng và có chủ đích hơn. Chính vì thế đây được coi là giai đoạn quan trọng phát triển các kỹ năng cần thiết cho bé.

1.1. Trí não

Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi được đánh dấu bằng sự tiến bộ của não bộ. Ở giai đoạn này, các nếp nhăn trên vỏ não bé đã dần được hoàn thiện. Sự cân đối của cấu trúc tế bào não dần thay đổi. Não bộ bắt đầu điều khiển cơ thể nhịp nhàng hơn. Các phản xạ bản năng ban đầu của bé cũng dần biến mất.

Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi

Khi bước vào tuần thứ 10, trí nhớ của trẻ sẽ được hình thành và tăng lên nhanh chóng. Theo các chuyên gia, bé có khả năng tự tập luyện trí nhớ qua phương pháp thử sai. Đặc biệt, ba mẹ sẽ thấy trẻ 3 tháng tuổi thường dành thời gian nhìn vào tay mình. Thậm chí là co duỗi ngón tay; hoặc tập trung vào một đồ vật nào đó. Đây chính là lúc bé đang cố gắng thu thập những hình ảnh thu hút mình. Qua đó kích thích não bộ ghi nhớ và tìm hiểu tiếp xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi

Trong thời gian này, trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi cũng sẽ phát triển thị lực và khả năng nghe. Bé bắt đầu nhận biết được các đồ vật cách xa từ 20-30cm. Một số trẻ nhanh hơn có thể theo dõi theo đồ vật với góc 180 độ. Cùng với đó, bé dễ bị thu hút bởi các tiếng động dù to hay nhỏ. Và có xu hướng bắt chước lại âm thanh để cố gắng tạo ra lời nói của mình.

1.2. Hành động

Điều gây bất ngờ nhất trong sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi chính là kỹ năng vận động. Ở tháng thứ 3, cổ và hệ cơ của bé cứng cáp và có khả năng kiểm soát tốt hơn. Nhờ đó bé có thể ngẩng đầu 90 độ trong tư thế nằm sấp. Bé cũng sẽ có các phản ứng mạnh mẽ hơn như đá chân, vung tay… Đồng thời bé cũng đủ kỹ năng để dần chơi được với các món đồ thu hút sự chú ý của bé.

sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi

Hành động của trẻ 3 tháng tuổi lúc này sẽ có sự kết hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác. Bé sẽ biết vừa nhìn vừa với tay nắm hoặc cố sờ vào đồ vật. Cũng có thể bộc lộ cảm xúc trên cơ mặt khi không như ý muốn.

1.3. Giao tiếp

Ngoài việc bộc lộ cảm xúc qua tiếng khóc và trên khuôn mặt, trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi sẽ có nhu cầu giao tiếp nhiều hơn trước. Khi khóc bé sẽ được ba mẹ chú ý. Ngược lại, khi cười bé sẽ được ba mẹ cười đáp lại. Nhờ đó mà phản xạ giao tiếp ngày càng được cản thiện. Bé cũng sẽ thường xuyên phát ra những âm thanh ê a, thậm chí là la hét để thể hiện ngôn ngữ của riêng mình. Ngoài ra, bé còn có thể bắt chước lại nét mặt và cử động của ba mẹ. Đây là hành động cho thấy sự cố gắng trong việc học giao tiếp của trẻ trong giai đoạn quan trọng này.

sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi

Học ngôn ngữ cũng là một quá trình quan trọng trong sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi. Do đó mà các chuyên gia khuyên ba mẹ nên nói chuyện nhiều hơn với bé. Dù không thể đáp lại được nhiều nhưng sẽ là cách hiệu quả giúp bé dần học ngôn ngữ, hiểu ngôn ngữ và phát ra ngôn ngữ.

1.4. Cảm xúc

Nhờ não bộ phát triển nên việc bộc lộ cảm xúc của trẻ cũng rõ ràng hơn. Trẻ 3 tháng tuổi đã có thể vẫy tay và đá chân loạn xạ, thậm chí là tự biết cười vui vì phấn khích. Ngược lại, cũng sẽ có những phản ứng mạnh khi bé không ưng ý như cau mày, khóc hét…

2. Dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Dù là ở giai đoạn nào thì chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ luôn là vấn đề được ba mẹ quan tâm. Bé sẽ có những thay đổi về cân nặng, chiều cao…mà ba mẹ nên lưu ý quan sát để có sự theo dõi tốt nhất.

Trẻ 3 tháng tuổi sẽ phát triển rất nhanh từ tuần thứ 10 trở đi. Theo các chuyên gia, trong tháng thứ 3, cân nặng của trẻ thường tăng trong khoảng 0,6-1 kg so với tháng trước. Tính trung bình, bé gái sẽ nặng 5,2-6,6 kg và dài 57-59 cm. Bé trai là 5,7-7,2 kg và dài 58-63 cm.

Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên quá lo lắng khi bé không đạt được mức này. Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng. Do đó, ba mẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ này để đem đến cho bé sự chăm sóc toàn diện nhất.

2.1. Chế độ ăn

sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Trẻ trong giai đoạn này vẫn nên được bú sữa mẹ để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Mức trung bình mỗi ngày của trẻ 3 tháng tuổi là khoảng 5-6 lần ăn. Mỗi lần khoảng 120-170ml sữa tùy vào sức ăn.

Cũng cần lưu ý vì sữa mẹ thường dễ tiêu hóa hơn sữa ngoài. Nên nếu bé ăn sữa ngoài thì mẹ có thể giảm bớt số lần và lượng sữa để đảm bảo bé ăn không quá no, dẫn đến đầy bụng khó tiêu.

2.2. Chế độ ngủ

Giấc ngủ cũng rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi. Trong thời gian này, bé thường sẽ có giấc ngủ đêm kéo dài 7-9 tiếng đồng hồ. Ngoài ra bé có thể ngủ thêm 4-5 tiếng rải rác vào ban ngày. Mẹ nên lưu ý đến những dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng để ru bé ngủ vào giấc dễ dàng nhất.

Hãy cố gắng duy trì giờ ngủ đều đặn và để bé được ngủ đủ giấc. Điều này sẽ giúp đồng hồ sinh học của bé được ổn định. Nhờ đó mà các hoạt động khác sẽ không khiến bé mệt mỏi, làm gián đoạn quá trình phát triển. Đồng thời, việc cố gắng cho bé đi ngủ vào cùng một thời điểm cũng giúp mẹ nhẹ nhàng hơn rất nhiều khi dỗ bé ngủ.

3. Sức khỏe với sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Giai đoạn 3 tháng tuổi đánh dấu sự phát triển quan trọng cho cả sau này. Vì vậy, mẹ cũng nên chú ý nhiều hơn đến các vấn đề sức khỏe của trẻ. Nắm được một số bệnh trẻ 3 tháng tuổi hay mắc phải sẽ giúp mẹ có cách xử lý tốt nhất.

3.1. Các bệnh về răng miệng

Các bé khi bước vào tháng thứ 3 sẽ thường chảy nhiều nước miếng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và có thể là dấu hiệu của việc mọc răng sớm ở một số bé. Khi đó mẹ nên cho bé mặc yếm để đảm bảo vệ sinh và ngăn ngừa nhiễm trùng da.

sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Sức khỏe với sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Tuy nhiên, cũng có khả năng bé bị nhiễm các virus liên quan đến khoang miệng như bệnh tay chân miệng hoặc cam… Tốt nhất ba mẹ vẫn nên theo dõi kỹ càng và đưa bé đến gặp bác sĩ trong trường hợp không thể tự điều trị tại nhà.

3.2. Màu sắc của phân

Khi thay tã, ba mẹ cũng đừng quên kiểm tra màu sắc phân của bé. Bởi đây là cách để nhận biết được nhiều dấu hiệu sức khỏe quan trọng trong sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi.

  • Màu xanh lá cây: Là khi thức ăn di chuyển nhanh qua đường ruột của bé. Có thể là do tiêu chảy, nhưng cũng có thể là phân bình thường.
  • Màu vàng: Là màu sắc hoàn toàn bình thường đối với hầu hết trẻ bú sữa mẹ. Phân có màu vàng sệt và trẻ có thể đi nhiều lần trong một ngày.
  • Màu đỏ tươi: Có thể là dấu hiệu của việc chảy máu ở đâu đó trong đường ruột. Hoặc phổ biến hơn là do vết rách ở hậu mộn bởi tình trạng táo bón. Màu xám hoặc trắng: Đây là dấu hiệu cho thấy không có mật trong phân. Ngoài ra, trẻ có thể có dấu hiệu vàng da hoặc vàng mắt.
  • Màu đen: Có thể là dấu hiệu chảy máu từ dạ dày hoặc ruột non và có mùi hôi.
sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Sức khỏe với sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Nếu có các dấu hiệu như trên, ba mẹ nên đưa trẻ tới các trung tâm y tế để được khám và điều trị kịp thời. Tránh được các rủi ro về sức khỏe cũng như sự phát triển của bé.

3.3. Trẻ 3 tháng tuổi không có phản ứng

Trẻ 3 tháng tuổi thường sẽ có phản ứng rất rõ ràng với mọi thứ diễn ra xung quanh mình. Nếu có các biểu hiện như: không quan tâm tới tiếng động, không phản ứng khi được gọi… thì có thể bé mắc các bệnh về thính giác. Nếu không có các hành động như nắm, với đồ vật, bé có thể gặp trở ngại trong hoạt động của hệ thần kinh và não bộ. Điều mẹ nên làm là đưa bé đi kiểm tra sức khỏe để tìm ra nguyên nhân cũng như hướng điều trị phù hợp.

4. Làm thế nào để kích thích sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi?

Khi bé được 3 tháng tuổi, mẹ cần có thêm rất nhiều sự tương tác để đem đến cho bé sự phát triển một cách toàn diện nhất. Mẹ có thể tham khảo một vài hoạt động được xem là sẽ kích thích sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi sau đây nhé!

4.1. Tập nằm sấp

sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Làm thế nào để kích thích sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi?

Mẹ hãy đặt bé nằm sấp và đặt một vài món đồ chơi có màu sắc bắt mắt phía trước. Sau đó khuyến khích bé đưa tay ra với lấy chúng. Hành động này giúp trẻ 3 tháng tuổi tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai cho phần cơ trên. Đồng thời cũng nâng cao khả năng nắm, cầm đồ vật mà bé muốn. Ngoài ra còn hỗ trợ rất nhiều cho quá trình tập lẫy sau này.

4.2. Tập ngồi

sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Làm thế nào để kích thích sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi?

Đặt bé ngồi vào lòng, lưng bé dựa vào đùi mẹ để trợ lực cho vùng lưng và cổ. Mẹ có thể trò chuyện hay hát cho bé nghe. Nhờ đó mà sức mạnh ở cơ cổ và cơ lưng bé được củng cố thêm săn chắc, khỏe mạnh.

4.3. Tập quan sát

sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Làm thế nào để kích thích sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi?

Mẹ có thể giúp bé rèn luyện khả năng quan sát nhờ việc đặt các đồ chơi có chuyển động trước mặt bé. Như vậy sẽ kích thích bé tập trung và theo dõi theo món đồ.

4.4. Tập gọi tên bé

sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Làm thế nào để kích thích sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi?

Được gọi tên thường xuyên cũng giúp ích nhiều tới sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi. Khi gọi tên bé, kết nối giữa mẹ và bé tăng lên. Bé cũng tăng khả năng phản xạ với tên của mình. Qua đó giúp bé hình thành kỹ năng giao tiếp thuần thục hơn.

4.5. Tập bắt chước

Trẻ 3 tháng tuổi sẽ học hỏi về thế giới qua hành động của ba mẹ. Vì thế ba mẹ có thể hỗ trợ bằng cách tăng các hành động bắt chước, khuyến khích bé làm theo mình. Mẹ cũng nên có các phản ứng lại khi bé tạo ra âm thanh hay có bất cứ hành động nào. Điều đó sẽ kích thích khả năng học tập và tương tác của bé nhiều hơn.

5. Bí quyết cho sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi sẽ đánh dấu nhiều mốc quan trọng cho cả quá trình sau này. Chính vì thế, ba mẹ cần lưu ý dù là vấn đề nhỏ nhất để đảm bảo không có bất cứ trở ngại nào đối với trẻ. Cũng như giảm bớt được khó khăn cho chính mình khi chăm sóc trẻ.

  • Kiểm tra và khám sức khỏe định kỳ cho bé
  • Ưu tiên sữa mẹ để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé
  • Giao tiếp với bé thường xuyên để tăng phản ứng, kỹ năng giao tiếp cũng như khả năng ngôn ngữ
  • Không ngại chơi đùa cùng bé để giúp bé tăng sự hết nối với ba mè
  • Giữ các đồ vật nhỏ và đồ chơi cách xa bé, tránh nguy cơ bé có thể bỏ vào miệng.
  • Đảm bảo bé không ở gần các bề mặt có nhiều góc, cạnh hay vật nguy hiểm…
  • Cho bé ra ngoài nhiều hơn để có cơ hội tiếp xúc và làm quen với môi trường xung quanh.

Lời kết

Dù ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bé cũng có các cột mốc thay đổi của riêng mình. Điều quan trọng là ba mẹ nên theo dõi sự phát triển đó và có các cách chăm sóc bé phù hợp. Việc hiểu rõ sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi như thế nào sẽ giúp ba mẹ có được tâm lý nhẹ nhàng cũng như sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất trước những điều bất ngờ mà bé mang tới.

Mẹ có thể xem thêm tại:

Những giai đoạn phát triển của trẻ trong năm đầu tiên

Chăm sóc toàn diện cho sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “BÍ QUYẾT CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 3 THÁNG TUỔI BA MẸ NÊN BIẾT”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0