Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia khuyến cáo, bé nên được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Nhằm giúp mẹ cho con bú có thể kiểm soát được lượng sữa và nhận biết được tình hình của con. Bài viết sau đây xin chia sẻ cho TOP 5 thông tin nhất định phải biết khi mẹ cho bé bú.
Mẹ có thể xem thêm: Sữa công thức: Sự lựa chọn thay thế hoàn hảo cho sữa mẹ
Mục lục
1. Cách nhận biết bé cần được cho bú
Mẹ cho con bú cần nhận biết được dấu hiệu bé đang đói để đáp ứng kịp thời. Việc theo dõi và đáp ứng đúng lúc nhu cầu bú của bé là rất cần thiết. Đồng thời điều này cũng sẽ mang đến cho mẹ rất nhiều lợi ích. Như giúp hiểu rõ nhu cầu của con hơn, gắn kết tình mẫu tử và tạo niềm tin cho bé. Sau đây các biểu hiện cho thấy bé cần được cho bú theo cấp độ từ sớm đến muộn:
- Liếm môi, bàn tay và mút ngón tay.
- Miệng đóng mở liên tục và thường xuyên thè lưỡi ra.
- Quay đầu tìm kiếm mẹ khi bị chạm.
- Vùi đầu vào ngực và đập cánh tay vào người đang ẵm.
- Cựa quậy, tay chân di chuyển liên tục và kéo quần áo để thu hút sự chú ý.
- Có biểu hiện rên rỉ, lầm bầm.
- Mắt đang nhắm nhưng bên trong mắt vẫn chuyển động nhanh.
- Đầu bé bắt đầu di chuyển liên tục.
- Bắt đầu quấy khóc đòi bú.
Mẹ nên chủ động nhận thấy biểu hiện đòi bú của bé. Hạn chế các trường hợp bé quá đói mà khóc ré lên mới bắt đầu cho bú. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
2. Thế nào là cho bé bú đúng cách?
Khi cho bé bú, mẹ nên chọn một vị trí phù hợp để hai mẹ con đều cảm thấy thoải mái. Mẹ nên đặt đầu và thân bé trên một đường thẳng. Tư thế mà cằm bé chạm ngực mẹ, bụng bé sát vào bụng mẹ, đầu hơi ngả ra sau.
Khi bé há miệng và bắt đầu ngậm ti mẹ thì miệng bé phải ngậm hoàn toàn núm ti. Tức bé phải ngậm gần hết phần sẫm màu quanh núm, chứ không phải chỉ mỗi núm ti. Phần sẫm màu quanh núm sẽ bị lộ nhiều hơn ở phần môi trên. Đây là tư thế bé ngậm bắt vú đúng.
Có 3 tư thế phổ biến khi mẹ cho con bú gồm:
- Kiểu ẩm hình cánh nôi: Vòng hai cánh tay theo hình cánh nôi và bế bé trong lòng ngực. phần đầy và cả người bé đều được đặt trên cánh tay mẹ. Hướng mặt bé quay về hướng bầu ngực và cho bé ti.
- Kiểu ôm bóng: Đặt bé dưới cánh tay mẹ.Chân bé hướng về sau lưng, đầu bé ngay ngực mẹ và mũi bé ngay núm ti. Để giúp bé thoải mái, mẹ có thể dùng gối đỡ lưng bé.
- Kiểu bú nằm: Tư thế của mẹ nằm nghiêng và đặt bé bên cạnh song song với mẹ. Sau đó hướng mặt bé vào ngực của mẹ, quan sát bé ngậm ti và để bé bú.
3. Làm thế nào biết bé đã bú đủ?
Đối với những người lần đầu làm mẹ sẽ rất khó khăn trong việc nhận biết bé đã bú đủ sữa chưa. Việc nhận biết bé đã được cấp đủ sữa hoặc còn chưa bú đủ rất quan trọng. Vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Do đó, mẹ cho con bú cần cẩn thận quan sát để biết được bé đã bú đủ chưa. Mẹ có thể nhận biết bé bú đủ qua các biểu hiện sau:
- Từ 5 ngày tuổi trở đi, bé tè nhiều hơn trước từ 6 – 8 lần/ ngày. Nước tiểu không có mùi và có màu vàng nhạt. Nếu có màu sẫm có thể bé bú chưa đủ.
- 1 – 2 ngày đầu, phân bé dày, dính và có màu đen hoặc xanh đậm. Về sau càng trở nên lỏng, có màu vàng và ít mùi hôi.
- Chiều cao và cân nặng của bé bắt đầu tăng sau 2 tuần/
- Bé vui vẻ và dễ chịu sau mỗi lần bú đủ.
- Bầu vú của mẹ trở nên mềm và không còn cảm giác căng đau.
- Bàn tay bé nắm chặt khi đói và thả lỏng khi bé đã no.
- Sau mỗi lần bú đủ no, bé sẽ ngủ một giấc liền mạch kéo dài 45 – 60 phút.
4. Mẹ nên ăn gì để đủ sữa cho con bú
Mẹ cho con bú có nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Vì vừa phải cung cấp đủ sữa cho con bú, vừa phải đảm bảo sức khỏe cho mẹ. Một chế độ ăn uống khoa học và đa dạng sẽ giúp mẹ đủ sữa cho con nhưng vẫn không bị tăng cân. Mẹ cho bé bú có thể tham khảo một số loại thực phẩm bổ dưỡng sau đây:
- Cá: Cá hồi, cá mòi, các tuyết, cá có dầu.
- Hải sản: Động vật có vỏ như tôm, cua.
- Thịt: Thịt bò, thịt heo, Thịt gia cầm, các loại nội tạng như gan.
- Các loại đậu, hạt: Đậu phộng, hạt điều, Hạt hạnh nhân, óc chó.
- Rau có màu xanh đậm: Bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải.
- Các loại củ quả: Khoai lang, cà chua, chuối, bơ, khoai tây.
- Các loại thực phẩm khác: yến mạch, phô mai, trứng, socola đen.
Ngoài ra, để lợi sữa mẹ nên bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều các loại Vitamin A, D, B1, B2, B6, B12, Choline, Selen và Iod. Nhằm cung cấp đủ dưỡng chất dành cho mẹ bỉm sữa có thể bổ sung nhóm dinh dưỡng như Folate, Canxi, Sắt, Đồng Kẽm.
Bên cạnh đó, mẹ có thể bổ sung thêm các chất bổ sung như Vitamin tổng hợp, DHA và Vitamin D. Đây là các chất bổ sung rất tốt và có lợi cho nhu cầu dinh dưỡng của mẹ sau sinh và sự phát triển của con.
5. Một số điều cần lưu ý khi mẹ cho con bú
Bên cạnh 5 thông tin trên, mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau trong quá trình cho bé bú:
- Để bé bú theo nhu cầu, không ép bé khi bé bú ít.
- Mẹ đang nhiễm các căn bệnh lây nhiễm không nên cho con bú như lao, Aids…
- Mẹ uống nhiều rượu, dùng nhiều thuốc an thần, kháng sinh cũng không nên cho con bú.
- Mẹ cho con bú sốt trên 38 độ nên tạm dừng cho con bú.
- Mẹ bị mắc các căn bệnh cảm cúm nên đeo khẩu trang khi cho bú.
- Giữ núm vú luôn sạch sẽ, khô ráo mỗi khi cho con dùng.
- Khi mẹ nhận thấy núm vú bị đau, rát nên dừng cho bé bú đến khi lành hẳn.
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì sữa chính là nguồn thức ăn chính. Do đó, quá trình mẹ cho con bú cần được diễn ra đúng cách và đúng tư thế sao cho hai mẹ con đều cảm thấy dễ chịu. Hy vọng các thông tin trên đã cung cấp được các kiến thức bổ ích cho mẹ trong quá trình cho bé bú. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và thật hạnh phúc nhé!
Nguồn tham khảo: Các tư thế cho con bú phù hợp