Trẻ sơ sinh bị rôm sảy có lẽ là điều hết sức bình thường. Đây là một loại bệnh viên da đơn giản nên cha mẹ hay chủ quan, lơ là không điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cho bệnh của con trở nên nặng hơn. Vì vật, mẹ hãy tìm hiểu thất kỹ về hiện tượng này để có cách hiểu chính xác và khoa học nhất.
Mục lục
1. Rôm sảy là gì?
Rom sảy là hiện tượng tuyến mồ hôi của bạn bị bít tắc khiến cho mồ hôi bị ứ đọng bên dưới các lỗ chân lông. Ống bài tiết mồ hôi dễ bị bịt kín bởi tế bào chết. Từ đó khiến cho da bị viêm và xuất hiện mụn nhỏ có màu hồng.
Đối với trẻ sơ sinh, tuyến mồ hôi sẽ phát triển một cách chưa toàn diện khiến mồ hôi không bài tiết hết ra ngoài mà ứ đọng lại. Đa số khi bị rôm sảy thì chúng sẽ tự lặn mà không gây hại. Tuy nhiên, cũng có các trường hợp trẻ bị nặng khiến con ngứa ngáy khó chịu. Vì thế mẹ không nên chủ quan khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy.
Các dạng rôm sảy chính bao gồm:
- Rôm sảy dạng tinh thể: Là khi thượng bì bị sang chấn cũng như tiết mồ hôi quá nhiều. Xuất hiện ở trẻ tuyến mồ hôi chậm phát triển.
- Rôm đỏ: Do các loại vi khuẩn làm tắc tuyến mồ hôi khiến chúng bị sừn hóa.
- Rôm sâu: Tuyến mồ hôi của bạn bị tổn thương nặng khi rôm sảy đỏ kéo dài sẽ khiến rôm sảy tái đi tái lại.
2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh bị rôm sảy
Nguyên nhân chính khiến cho trẻ bị rôm sảy có thể là:
- Thời tiết nắng nóng khiến trẻ tiết nhiều mồ hôi gây bít tắc lỗ chân lông.
- Trẻ nghịch bẩn khiến lỗ chân lông nhiễm khuẩn, không bài tiết được mồ hôi ra ngoài.
- Cha mẹ mặc quá nhiều quần áo, tã lót cho trẻ.
- Sử dụng các loại quần áo, tã lót không thoáng, gây bí bách cho trẻ.
- Cơ thẻ trẻ có các loại vi khuẩn.
- Trẻ bị sốt khiến cơ thể tăng nhiệt.
- Trẻ bị dị ứng với các thành phần có trong sữa tắm.
- Cơ địa của trẻ dễ bị dị ứng.
3. Dấu hiệu của việc trẻ sơ sinh bị rôm sảy
Khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau đây:
- Rôm xuất hiện thành từng mảng tại các vùng da thường xuyên phải bài tiết nhiều mồ hôi ví dụ như: ngực, trán, lưng, bẹn, nách.
- Khi bị nặng, rôm sảy sẽ xuất hiện trê toàn thân.
- Da của trẻ sẽ bị tổn thương và xuất hiện các sần có màu đỏ hồng. Phía trên bạn sẽ thấy mụn nước nhỏ. Đôi chỗ sẽ có cả mụn mủ trắng xen kẽ.
- Trẻ cảm thấy ngứa ngáy, bứt rứt và khó chịu. Quấy khóc nhiều hơn và mất ngủ.
- Trẻ gãi nhiều khiến da bị sây sát rất dễ bội nhiễm với vi khuẩn. Nặng hơn sẽ bội nhiễm và viêm nang lông, nhọt.
4. Rôm sảy có tự hết không?
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy sẽ tự khỏi đây chắc chắn là điều mà hầu hết người lớn chúng ta sẽ nghĩ. Thực tế thì cũng có phần đúng bởi rôm sảy xuất hiện khi trời nóng. Nếu thời tiết mát mẻ, mẹ chăm bé tốt hơn, để cơ thể con sạch sẽ, thoáng mát thì hiện tượng này sẽ tự hết.
Tuy nhiên, điều này không giúp cho bệnh khỏi hoàn toàn, chỉ là hết tạm thời mà thôi. Nếu để quá lâu không điều trị thì chúng sẽ chuyển thành rôm sảy sâu khiến da tổn thương nghiêm trọng hơn.
Như vậy có thể kết luận rằng bệnh rôm sảy không tự khỏi được khi cha mẹ không có các biện pháp kịp thời và phù hợp. Chính vì thế, trước khi để bệnh phát triển nặng thì cha mẹ nên có biên pháp xử lý dứt điểm.
5. Trẻ sơ sinh bị rôm sảy phải làm sao?
Mặc dù là loại bệnh khá phổ biến nhưng khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy phải làm sao là điều nhiều mẹ cũng chưa thực sự biết. Bạn hãy thực sự bình tĩnh và thực hiện theo những hướng dẫn sau đây:
5.1. Tạo sự thông thoáng cho cơ thể
- Cho con nằm và chơi ở những nơi thoáng mát, có sự thông gió. Hạn chế những nơi bí bách, ngọt ngạt và đông người.
- Cho con mặc các loại tã lót, quần áo mỏng bằng vải sợi thông thoáng, có thể thấm hút mồ hôi nhanh chóng.
5.2. Tắm cho con đúng cách để trị rôm sảy
- Tắm rửa sạch sẽ cho con giúp tránh bít tắc lỗ chân lông cũng như giải nhiệt cho cơ thể.
- Trong quá trình tắm cho trẻ, hãy dùng các loại sữa tắm thân thiện với làn da của bé, không có chất tẩy rửa mạnh. Mẹ có thể dùng các loại nước tắm lá tự nhiên hoặc thuốc tím pha loãng.
- Thoa phấn rôm cho con sau khi tắm xong giúp cơ thể khô ráo và chống được viêm nhiễm.
5.3. Trị rôm sảy cho trẻ cả bên trong và bên ngoài
- Cho con uống đủ nước để thanh nhiệt và giải độc tự nhiên. Các loại nước mẹ có thể lựa chọn như: nước lọc, đỗ đen, sài đất, cam, chanh…
- Nếu thực hiện các phương pháp trên không thấy hiệu quả và con bị nặng hơn thì mẹ hãy cho trẻ đến gặp các bác sĩ.
- Khi trẻ đã xuất hiện mụn mủ hay mụn sưng viêm nặng rồi thì phải bôi cồn iod hữu cơ hằng ngày lên các vùng da bị rôm sảy. Sử dụng vitamin C liều cao cũng như cho con dùng isotretionin.
KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH
Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!
Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách. |
Trên đây là những điều cơ bản liên quan đến hiện tượng trẻ sơ sinh bị rôm sảy mà mẹ cần phải nắm bắt và biết rõ. Hạn chế cho con mắc bệnh, giúp con khỏe mạnh và phát triển toàn diện hơn.
Để tìm hiểu thêm các kiến thức về chăm bé, mẹ có thể xem tại đây: