Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bố mẹ mong chờ bé 9 tháng biết làm gì?

Mẹ đã đi hết ¾ quãng đường trong một năm với bé yêu của mình. Giờ đây, bé đã không còn là đứa nhỏ hiền lành, chỉ biết ngủ trong chiếc tã ấm áp, khi bố mẹ mang bé từ viện về 9 tháng trước nữa. Con đang phát triển đầy đủ những phẩm chất thú vị mỗi ngày. Bé có thể đã biết bò và biết vẫy tay chào tạm biệt. Bố mẹ còn kỳ vọng bé 9 tháng biết làm gì nữa không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Bé 9 tháng biết làm gì?

Các bậc cha mẹ hãy chuẩn bị tinh thần nhé. Khi con bước sang tháng thứ 9, bé đang dần sang tuổi biết đi, và gần như không còn là trẻ sơ sinh nữa. Đây có lẽ là năm trôi qua nhanh nhất trong cuộc đời cha mẹ. Và khi con đến tuổi này, chúng sẽ thực sự trở nên ồn ào và năng động hơn trước rất nhiều đấy. 

Khi quá trình chuyển đổi giữa các giai đoạn xảy ra. Trẻ sẽ mất đi những phản xạ sơ sinh. Và tích cực hình thành các kỹ năng thô một cách tốt hơn. Người lớn mong chờ bé 9 tháng biết làm gì? Sau đây là những diễn biến về thể chất và tinh thần mà bé yêu nhà mình có thể đạt được.

1.1. Về thể chất – Bé 9 tháng biết làm gì?

  • Bé chuyển từ tư thế nằm sấp sang tư thế ngồi.
  • Tập đứng lên bằng cách bám vào đồ vật như bàn, ghế sofa,…
  • Bò và trườn trên mặt đất.
  • Một số trẻ còn sáng tạo ra kiểu bò của riêng mình, ví dụ như: bò bằng một chân, bò bằng mông và 2 tay.
  • Khám phá đồ đạc trong nhà bằng cách bò xung quanh.
  • Đứng lên mà không cần sự trợ giúp.
  • Đã đi được hoặc đang thực hiện những bước chập chững.
  • Dùng tay để chỉ hoặc với lấy những thứ mà trẻ muốn.
  • Có thể cầm thức ăn và tự ăn.
  • Bắt đầu nói bập bẹ.
  • Bắt chước theo các từ mà bé nghe được.
  • Vẫy tay chào tạm biệt.
  • Bắt đầu nói những từ đơn giản như “ma”, “ba”, “ta”
  • Lăn từ trước ra sau và ngược lại.

1.2. Về nhận thức – bé 9 tháng biết làm gì?

Thể hiện sự tò mò
Thể hiện sự tò mò
  • Trẻ 9 tháng tuổi có thể nhìn rõ màu sắc
  • Phát triển những sở thích cụ thể về khẩu vị, có những món thích và những món không quá thích.
  • Thể hiện sự tò mò.
  • Khám phá cách mọi thứ hoạt động.
  • Có thể bày tỏ cảm xúc lo lắng, sợ hãi khi chia tay người thân.
  • Nhớ vị trí của một số đồ vật trong nhà. KHông thể lừa trẻ bằng trò chơi dấu đồ vật ra khỏi tầm nhìn nữa.
  • Có thể chơi các trò chơi đơn giản như lăn bóng qua lại.
  • THích mở và đóng mọi thứ.

2. Trẻ 9 tháng tuổi, cha mẹ cần lưu ý điều gì?

Trong thời gian này có một cột mốc lớn mà bố mẹ nên quan tâm là “tập bò”
Trong thời gian này có một cột mốc lớn mà bố mẹ nên quan tâm là “tập bò”

Trong thời gian này có một cột mốc lớn mà bố mẹ nên quan tâm là “tập bò”. Một số bố mẹ tìm hiểu bé 9 tháng tuổi biết làm những gì. Và rồi lo lắng khi thấy con mình chưa biết bò. Không sao cả, nên nhớ rằng mọi trẻ đều có tốc độ phát triển khác nhau. Một số bé trong độ tuổi này vẫn chưa thể bò. Một số bé khác, đặc biệt là những trẻ được bế thường xuyên, sẽ bỏ giai đoạn bò và chuyển hẳn sang tập đi. 

Cũng cần lưu ý rằng, mỗi trẻ đều có những kiểu trườn hay bò khác nhau. Và biết đâu được bé nhà mình cũng có những kiểu bò độc đáo và thú vị. Chẳng hạn như trườn bằng một chân, bò bằng bụng và hai tay.

Xem thêm:

Mẹ yêu có tò mò bé 1 tuổi biết làm gì không?

Trẻ mấy tháng biết bò? Cột mốc phát triển mẹ yêu nên biết

Cách bế trẻ 3 tháng tuổi sao cho đúng tư thế nhất

3. Một ngày của trẻ 9 tháng tuổi

Một ngày của trẻ 9 tháng tuổi
Một ngày của trẻ 9 tháng tuổi

Trẻ ở tuổi này rất thích chơi. Vì vậy, điều quan trọng là bố mẹ nên tạo ra nhiều sự tương tác với trẻ. Mẹ có thể đọc sách cùng với trẻ. Trong khi đọc sách, hãy cố gắng đọc to để trẻ có thể nghe thấy. Một trong những trò chơi ưa thích của trẻ là trò chơi ú òa. Mẹ cũng có thể mua cho trẻ những món đồ chơi thúc đẩy sự phát triển của bé và mang tính giáo dục.

THói quen hàng ngày của bé 9 tháng tuổi bao gồm việc thức dậy vào mỗi buổi sáng. Có một giấc ngủ ngắn vào cùng buổi. Bé ăn trưa. Thêm một giấc ngủ ngắn vào buổi chiều, sau đó bé thức dậy và ăn nhẹ. Bé sẽ chơi cho đến bữa tối. Và kết thúc một ngày vào lúc 7 giờ. Hãy xây dựng một thói quen nhất quán cho cả mẹ và bé. Điều đó sẽ giúp hai mẹ con ngủ ngon hơn vào mỗi giấc, để lấy lại sức cho một ngày bận rộn.

4. Lịch thăm khám cho trẻ trong tháng thứ 9

Nếu chưa có, mẹ hãy lên lịch khám bác sĩ đầy đủ cho bé vào tháng thứ 9 này nhé
Nếu chưa có, mẹ hãy lên lịch khám bác sĩ đầy đủ cho bé vào tháng thứ 9 này nhé

Nếu chưa có, mẹ hãy lên lịch khám bác sĩ đầy đủ cho bé vào tháng thứ 9 này nhé. Tin tốt với bé là trong lần thăm khám này sẽ không có thêm mũi tiêm nào. Trừ khi bé phải tiêm bù những mũi tiêm còn thiếu trước đó. Bác sĩ nhi khoa sẽ tiến hành khám sức khỏe toàn diện đối với trẻ. Bao gồm việc ngồi đúng tư thế, ngồi mà không cần trợ giúp, bò, tự đứng dậy hoặc vịn vào vật để đứng dậy, với đồ chơi ở xa, bắt chước âm thanh và cử chỉ, cười, phản ứng khi được gọi tên và dùng tay để chỉ.

Phần kết

Bố mẹ đã biết bé 9 tháng biết làm gì rồi nhỉ! Nếu trẻ nhà mình chưa đạt được một vài mốc trong tháng thứ 9 này, thì bố mẹ cũng đừng quá âu lo nhé. Chỉ cần bé vẫn năng động, ăn khỏe và ngủ tốt. Bé sẽ nhanh chóng đạt được những cột mốc của mình thôi. Biết đâu chỉ sáng mai thôi khi thức dậy, mẹ phát hiện ra bé đang cố gắng trườn cơ thể tí hon về phía mình.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bố mẹ mong chờ bé 9 tháng biết làm gì?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0