Trẻ em sử dụng mạng xã hội là chủ đề nóng được nhiều bậc phụ huynh quan tâm thời gian qua. Mạng xã hội là công cụ kết nối trong xã hội hiện đại nhưng liệu có mang lại toàn những điều tốt đẹp cho bé?
Mục lục
1. Trẻ em sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam
Trẻ em sử dụng mạng xã hội đã không còn là vấn đề xa lạ trong đời sống thường ngày. Vấn đề này cũng thường xuyên được nhắc đến trên khắp các diễn đàn về trẻ em. Theo báo cáo của UNICEF năm 2017, có 67% dân số Việt Nam sử dụng Internet. Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay và phần đông người sử dụng là trẻ em và thanh thiếu niên.
Hiện nay, không có một báo cáo nào điều tra được số lượng chính xác trẻ em sử dụng mạng xã hội dưới 13 tuổi. Lý do đến từ quy định về giới hạn độ tuổi trẻ em sử dụng mạng xã hội khiến cho các nhà nghiên cứu thiếu số liệu điều tra thực tế.
Điều này cũng chỉ ra một thực trạng đang tồn tại trong nhiều gia đình tại Việt Nam hiện nay. Đó là việc các bậc phụ huynh cho phép bé sử dụng mạng xã hội, thậm chí lập tài khoản riêng cho bé. Vậy, cho trẻ em sử dụng mạng xã hội có mang lại cho bé những điều tốt đẹp hay chỉ đẩy bé vào những nguy hiểm không thể lường trước?
2. Trẻ em sử dụng mạng xã hội – Được, mất những gì?
2.1. Lợi ích của mạng xã hội đối với bé
1 – Mạng xã hội là vùng đất của những điều mới mẻ
Mạng xã hội thực sự là mảnh đất màu mỡ cho bé khám phá, học hỏi những điều mới mẻ, thú vị. Trẻ em luôn khao khát khám phá thế giới mà mạng xã hội lại là công cụ đơn giản giúp bé đạt được điều đó.
2 – Mạng xã hội là nơi giao lưu, kết bạn trên toàn thế giới
Bố mẹ cho trẻ em sử dụng mạng xã hội cũng là tạo điều kiện cho bé kết bạn, giao lưu với nhiều người bạn mới. Bé không chỉ được làm quen với những người bạn trong nước, mà còn có thể kết bạn với những người bạn đến từ mọi quốc gia trên thế giới.
Việc bé kết bạn qua mạng xã hội có thể dựa trên một sở thích chung, một mục tiêu chung của cả hai. Điều này giúp bé nuôi dưỡng ước mơ, hết mình vì đam mê cùng người bạn đồng hành. Điều này rất tốt. Hơn nữa, khi bạn bè xung quanh bé sử dụng mạng xã hội cũng dễ làm cho bé cảm thấy lạc lõng nếu bé không được tham gia cùng các bạn.
3 – Mạng xã hội giúp bé khám phá thế giới kỹ thuật số
Sự phát triển bùng nổ của khoa học kỹ thuật khiến bất cứ ai không thể đứng ngoài cuộc. Việc để bé tiếp xúc với mạng xã hội cũng là một cách giúp bé khám phá thế giới đang chuyển động từng ngày. Ngoài ra, điều này còn giúp bé nhanh nhạy khi ứng dụng những công cụ đó sau này.
4 – Mạng xã hội giúp bé phát triển óc sáng tạo
Để bé được tự do, thỏa thích sáng tạo là điều mẹ luôn mong muốn. Đó cũng là lý do nhiều mẹ cho bé đi học các lớp năng khiếu từ rất sớm. Mạng xã hội cũng là nơi giúp bé phát triển óc sáng tạo mà mẹ có thể tham khảo.
Mạng xã hội, nơi chứa đầy hình ảnh và video với nhiều chủ đề khác nhau là “mảnh đất màu mỡ” giúp bé phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo. bé có thể học tư duy sáng tạo qua việc chụp ảnh, quay video, chỉnh sửa ảnh. Các mạng xã hội chia sẻ hình ảnh nổi tiếng hiện nay như: Instagram, Tumblr, Pinterest là nơi bé chia sẻ “tác phẩm” của mình.
5 – Mạng xã hội giúp bé liên lạc với mọi người
Nhờ vào mạng xã hội, bé có thêm một phương thức liên lạc khác với người thân thay vì điện thoại truyền thông. Việc liên lạc qua mạng xã hội đang rất phổ biến hiện nay. Nó cho phép chúng ta nhìn thấy nhau dù cách xa nửa vòng trái đất. Bé có thể dễ dàng liên lạc với bạn bè, họ hàng ở xa chỉ bằng vài thao tác đơn giản.
2.2. Rủi ro bé có thể gặp phải khi sử dụng mạng xã hội
1 – Mạng xã hội là nơi ẩn chứa nhiều nội dung không phù hợp với bé
Mạng xã hội là nơi mọi người có thể đăng tải, chia sẻ hàng triệu nội dung mỗi ngày. Bé có thể ‘lướt” đến những bài đăng bổ ích nhưng cũng có thể là những nội dung không phù hợp với bé như: khiêu dâm, bạo lực,… Khi tìm kiếm nội dung trên mạng xã hội, dù chỉ vô tình nhìn thấy những nội dung không phù hợp như vậy nhưng cũng có tác động không nhỏ đến tâm lý của bé.
2 – Thông tin cá nhân của bé dễ bị đánh cắp
Trên thực tế, bố mẹ có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát thông tin cá nhân trên mạng xã hội. Bởi vậy, đối với bé, việc này lại càng khó khăn gấp bội. Bé chưa hiểu được mức độ quan trọng của quyền riêng tư cũng như chưa biết cách làm thế nào để bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng Internet.
Khi đó, bé dễ gặp phải những mối nguy hiểm vô hình. Một tin nhắn thân thiện hay một đường link dẫn đến trò chơi bé yêu thích cũng có thể khiến mọi thông tin cá nhân của bé bị đánh cắp.
3 – Bé có thể chìm đắm vào thế giới “ảo”
Trong xã hội hiện đại, khái niệm “thế giới ảo” chưa bao giờ gần gũi đến thế. Mạng xã hội đã tạo ra một “thế giới” cho phép bé người tương tác với mọi người thông qua những nút like, những câu bình luận, những dòng trạng thái. Dần dần, bé quá chìm đắm trong thế giới ảo mà quên đi rằng, bên cạnh bé còn có bố mẹ, ông bà, họ hàng, bạn bè luôn sẵn sàng yêu thương bé vô điều kiện trong chính thế giới thực hàng ngày.
4 – Bé có thể phải đối mặt với bạo lực không gian mạng
Mạng xã hội tạo điều kiện cho mọi người tương tác mà không thể gặp mặt. Đây là lý do những lời lăng mạ, sỉ nhục có thể dễ dàng xuất hiện chỉ qua một phím ấn đơn giản. Bởi vậy, bé càng dễ bắt gặp những lời nói và hình ảnh kém văn minh.
Không gian ảo là nơi bạo lực diễn ra hàng ngày nhưng hậu quảlại hiện hữu trong cuộc sống thực. Bạo lực mạng có thể không chỉ gây ảnh hưởng đến việc học tập của bé (trốn học, bị điểm kém) mà bé có thể khiến bé gặp những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tâm lý.
5 – Bé dễ bắt chước những thói hư tật xấu trên mạng
Khi chưa đủ nhận thức được đâu là tốt, đâu là xấu thì bé dễ bắt chước theo những video trai lệch trên mạng xã hội. Bé lầm tưởng làm như họ là rất giỏi, rất “oách” mà không biết rằng đó là những việc không nên làm.
Mạng xã hội là không gian mở, cho phép bé vui chơi, học tập và giao lưu với mọi người. Tuy nhiên, đây sẽ trở thành một “con dao hai lưỡi” nếu bố mẹ không quan tâm và để ý bé thật kỹ. Bởi vậy, bố mẹ phải luôn đồng hành cùng bé trong hành trình khám phá thế giới, giải thích và hướng dẫn bé cách sử dụng mạng xã hội sao cho an toàn và hiệu quả.
3. Làm sao để giúp bé hạn chế những rủi ro trên mạng xã hội?
Những rủi ro mà mạng xã hội có thể mang lại cho bé là không thể lường trước được. Để hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn cho bé, bố mẹ cần theo dõi, quan sát việc sử dụng mạng xã hội của bé. Hãy nhẹ nhàng chỉ bảo để bé hiểu và tránh những hành động hay lời nói cấm đoán gay gắt. Điều này càng kích thích trí tò mò của bé, gây phản tác dụng.
3.1. Hãy chỉ bé cách dùng mạng xã hội ngay từ đầu
Nhận thức ban đầu về một sự vật sự việc đối với bé là điều quan trọng quyết định tư duy của bé sau này. Trước khi cho bé sử dụng mạng xã hội, bố mẹ nên trò chuyện thẳng thắn, cởi mở để bé hiểu được mạng xã hội là gì và cách sử dụng ra sao nhé!
- Bố mẹ có thể dạy bé cách ứng xử đối xử với mọi người trên mạng xã hội giống như cách bé muốn nhận được. Không nên để bé có suy nghĩ rằng, những người trên mạng xã hội là những người không bao giờ gặp nên bé muốn nói gì cũng được. Nếu bé không hiểu được điều này ngay từ đầu thì bé dễ có những lời nói, hành động không văn minh trên mạng xã hội.
- Bố mẹ cũng cần cảnh báo những rủi ro mà bé có thể gặp phải khi sử dụng mạng xã hội. Mỗi lần gặp phải những nội dung khả nghi, hãy dặn bé phải báo ngay cho người lớn và không được tương tác với những bài đăng như vậy.
- Bố mẹ cũng đừng quên gợi ý một số giải pháp giúp bé đối mặt với các rủi ro đó. Ví dụ, khi bé nhìn thấy bức ảnh hay nội dung không phù hợp thì bé hãy báo cho bố mẹ biết thay vì im lặng.
- Bố mẹ cũng nên dặn dò bé không nên công khai quá nhiều thông tin cá nhân lên mạng xã hội và cần cảnh giác với những đường link của người lạ.
3.2. Hãy tự tìm hiểu thật kỹ về mạng xã hội mà bé đang dùng
Bố mẹ cần phải trang bị những hiểu biết về mạng xã hội mà bé đang dùng để giúp bé sử dụng an toàn, hạn chế được rủi ro có thể xảy ra. Các mạng xã hội phổ biến hiện nay đều quy định người dùng từ 13 tuổi trở lên mới được tham gia. Tuy nhiên, đã có trường hợp trẻ em dưới 13 tuổi giả mạo tuổi để mở tài khoản, điều này tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ em sử dụng mạng xã hội.
Bố mẹ cũng cần tìm hiểu bé làm gì, nói chuyện với ai, chia sẻ những nội dung gì trên mạng xã hội để kịp thời nhận biết những vấn đề của bé và đưa ra giải pháp phù hợp.
3.3. Cho phép bé sử dụng mạng xã hội khi bé đủ tuổi
- Quy định giới hạn độ tuổi của các trang mạng xã hội lớn hiện nay như Facebook, Instagram… chỉ cho phép trẻ đủ 13 tuổi mới được sử dụng.
- Thay việc sử dụng mạng xã hội dành cho người lớn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho tâm lý của bé thì mẹ có thể cân nhắc cho bé sử dụng các mạng xã hội dành cho trẻ em. Một số mạng xã hội dành cho trẻ em phổ biến hiện nay như: Messenger Kids, Kidzworld, Grom Social, PopJam,…
3.4. Có thể thỏa hiệp cho bé dùng mạng xã hội sớm nhưng phải có điều kiện
Bố mẹ nên đặt ra những quy định trước khi cho bé sử dụng mạng xã hội sớm. Ví dụ như những nội dung mà bé có thể theo dõi trên mạng xã hội, tần suất sử dụng, có cần xin phép bố mẹ trước khi sử dụng mạng xã hội không hoặc trong trường hợp cần thiết bố mẹ có thể kiểm tra mạng xã hội của bé.
Bố mẹ nên trò chuyện với bé với thái độ nhẹ nhàng, tích cực, cởi mở. Đừng nặng lời hay có những hành động gay gắt. Điều này chỉ khiến cho bé sợ hãi và cảm thấy bản thân đang bị bố mẹ kiểm soát.
4. Gợi ý một số mạng xã hội dành cho trẻ em (phụ)
4.1. Messenger Kids
Messenger Kids là ứng dụng của Facebook, một phiên bản khác của Messenger, chuyên dành cho các bé từ 9-11 tuổi. Với Messenger Kids, bé có thể nhắn tin, gọi điện cho bạn bè nhưng bố mẹ vẫn kiểm soát thông qua công cụ Messenger Kids Parent Dashboard.
- Website: https://messengerkids.com
- iOS: https://apps.apple.com/us/app/messenger-kids/id1285713171?ls=1
- Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.facebook.talk
4.2. Kidzworld
Kidzworld là nền tảng truyền thông xã hội cung cấp nhiều tiện ích giải trí thú vị dành cho trẻ em. Nền tảng này cho phép trẻ em sử dụng mạng xã hội bày tỏ quan điểm cá nhân, viết blog, tạo các cuộc thăm dò ý kiến. Website này cũng đăng tải những bài đăng liên quan đến sức khỏe, phong cách sống và hướng nghiệp cho bé.
- Website: http://www.kidzworld.com
4.3. GromSocial
Đây là một nền tảng mạng xã hội được thiết lập bởi cậu thiếu niên 12 tuổi Zach Marks. Để đảm bảo an toàn cho trẻ em sử dụng mạng xã hội, chỉ có bố mẹ của người dùng mới được cấp quyền giám sát trực tiếp 24/7. Website thường xuyên liên hệ với bố mẹ của người dùng qua email để báo cáo các hoạt động trực tuyến nhằm giúp bố mẹ kịp thời nắm bắt tình hình.
- Website: http://www.gromsocial.com
4.4. PopJam
PopJam là một nền tảng xã hội dành cho trẻ em từ 7 đến 12 tuổi. Trẻ em sử dụng mạng xã hội này có thể sáng tạo nội dung, theo dõi những người dùng khác và chơi trò chơi để phát triển tư duy. Phần mềm được giám sát bởi nhiều tổ chức thuộc Liên minh châu Âu nên bé sẽ được “online” trong một “thế giới ảo” an toàn.
- Website: https://www.popjam.com
- iOS: https://apps.apple.com/vn/app/popjam-be-a-star/id1208039880
- Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.superawesome.popjamapac&referrer=subcampaign=41162
Mạng xã hội là bước phát triển vượt bậc của bé người trong quá trình xóa nhòa ranh giới, kết nối những bé người từ khắp mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, vấn đề trẻ em sử dụng mạng xã hội vẫn bé tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của bé trẻ. Vì vậy, bố mẹ hãy là những người đồng hành cùng bé trong hành trình khám phá thế giới, kịp thời nhận ra những nguy cơ ảnh hưởng đến bé và có biện pháp đúng lúc.
Mẹ tìm hiểu thêm: 4 MẠNG XÃ HỘI CHO TRẺ EM – LÀM SAO ĐỂ BÉ DÙNG INTERNET AN TOÀN?