Bé bị hăm tã bôi gì để nhanh khỏi và an toàn? Thực tế, mỗi cấp độ hăm sẽ sử dụng loại kem bôi hăm tã khác nhau. Quan trọng, mẹ cần xác định đúng tình trạng da con để chọn được sản phẩm xử lý hăm hiệu quả nhất. Cụ thế như thế nào, mẹ đọc ngay bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Trường hợp hăm tã nhẹ
Hăm tã nhẹ là giai đoạn bé mới bị viêm, ngứa chưa có dấu hiệu nhiễm khuẩn (cấp độ 1,2,3). Da bé lúc này có màu đỏ, nổi mụn nhỏ li ti, KHÔNG có mụn mủ hay mụn nước lở loét.
Trong trường hợp này, mẹ sử dụng sản phẩm xử lý hăm cho bé kết hợp với chăm sóc đúng cách, bé sẽ khỏi nhanh sau 3 – 7 ngày.
1.1. Xịt Skin expert Mamamy
Dù xuất hiện chưa được lâu nhưng nhiều mẹ đã quen gọi xịt Skin Expert là xịt “thần thánh”. Bởi một loạt vấn đề về da của bé đều được bạn xịt này “xử đẹp”, từ hăm tã, mẩn đỏ, vết côn trùng cắn đến vấn đề mụn mủ, mụn đinh cứng đầu. Đặc biệt, sản phẩm sử dụng công nghệ tế bào gốc tự nhiên, liên tục sản sinh ra tế bào con, nuôi dưỡng tế bào da, giúp vùng da bị hăm của con nhanh chóng phục hồi.
Công nghệ này thường chỉ áp dụng ở mỹ phẩm cao cấp, nhưng tại sao Mamamy áp dụng cho bé? Thực tế, nếu không áp dụng công nghệ tế bào gốc, da bé vẫn lành nhưng thời gian dài hơn, bé khó chịu lâu, bố mẹ cũng lo lắng nhiều hơn. Vì thế, Mamamy đã dành 8 năm để nghiên cứu và đưa công nghệ này vào sản phẩm, giúp thời gian xử lý vết thương nhanh hơn, da bé sớm mịn màng trở lại, mẹ đỡ xót xa. Chưa kể, tế bào gốc còn giúp nuôi dưỡng và làm làn da bé khỏe mạnh hơn nữa. Bé sẽ được bảo vệ lâu dài đó mẹ.
Mẹ có thắc mắc tại sao lại là dạng xịt không? Bởi sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy dạng kem bôi có thể gây nhiễm khuẩn chéo từ tay mẹ sang vùng da bị hăm của con, làm tăng nguy viêm nhiễm, kích ứng da. Đó là lý do chính khiến dạng xịt ra đời đó ạ!
Thành phần:
- Chiết xuất từ hoa kim ngân (Lonicera japonica flower extract) có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, xử lý nhanh chóng các triệu chứng trên da, như ngứa, viêm, giảm đau cho bé.
- Tinh dầu hoắc hương (Pogostemon Cablin Leaf Oil) giúp tăng tốc quá trình làm lành các vết cắt, vết thương, thúc đẩy việc làm mờ sẹo hiệu quả.
- Dipotassium glycyrrhizate (DPG) là muối kali của acid glycyrrhizic (glycyrrhizin) nuôi dưỡng, làm dịu da và ngừa viêm hiệu quả.
Giá tham khảo: 319.000 đ/chai xịt 50ml. Sản phẩm đang được ưu đãi với giá thấp hơn từ 50.000đ – 150.000đ khi mẹ đặt hàng TẠI ĐÂY
Đánh giá ưu nhược điểm:
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
1.2. Kem hăm tã Bepanthen
Kem hăm tã Bepanthen xuất xứ từ Đức, được kiểm định và cấp giấy chứng nhận bởi khoa da liễu, trực thuộc Bộ Y Tế Đức. Bepanthen kết hợp từ các thành phần tự nhiên, an toàn với làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.
Thành phần:
- Dexpanthenol – tiền chất là vitamin B5 có tác dụng cấp ẩm, chữa lành vết thương và tái tạo da, giúp bé nhanh khỏi hăm.
- Sáp ong, mỡ cừu cùng các thành phần khác giúp dưỡng ẩm, sát khuẩn và tạo lớp màng bảo vệ da bé.
Giá tham khảo: Khoảng 70.000 đồng/ tuýp 30 gam
Đánh giá ưu nhược điểm:
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
1.3. Kem hăm tã Bubchen
Kem hăm tã Bubchen là sản phẩm nổi tiếng có xuất xứ từ Đức, đã được kiểm nghiệm y khoa bởi Hiệp hội “Da và dị ứng của CHLB Đức”. Bubchen có cả 2 loại kem là dạng kem phòng ngừa (dạng hũ tròn) và kem trị hăm chuyên dụng (dạng tuýp). Khi bé đã bị hăm tã, mẹ sử dụng dạng tuýp Bubchen Spezial Wundschutz Creme mẹ nhé!
Thành phần:
- Panthenol là tiền Vitamin B5 có tác dụng kháng khuẩn, phục hồi vết thương, kích thích tái tạo da non giúp nhanh lành vết thương khi bị hăm.
- Tinh chất hoa cúc giúp làm sạch, giảm kích ứng các vết thương
- Sáp ong giúp cân bằng độ ẩm cho da, giảm khô da do viêm và hăm gây ra
- Cùng 1 số vitamin nuôi dưỡng da bé khỏe mạnh hơn
Giá tham khảo: 130.000đ/ tuýp 75ml.
Đánh giá kem bôi hăm tã Bubchen
Ưu điểm | Sau khi bôi không gây bết dính, trơn nhờn trên da |
Nhược điểm |
|
1.4. Kem hăm tã Sudocrem
Sudocrem là kem chống hăm tã có nguồn gốc xuất xứ tại Anh. Kem Sudocrem không chỉ nhận được sự yêu thích của mẹ châu Âu mà còn sự tin tưởng, ủng hộ của mẹ khu vực Mỹ latinh, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,… trong việc xử lý hăm tã cho bé.
Thành phần:
- Kẽm oxyd tác dụng sát khuẩn, ngăn ngừa viêm ngứa đồng thời tái tạo da, nhanh lành vết thương do hăm
- Mỡ cừu Lanolin làm dịu cảm giác đau rát khó chịu
Giá tham khảo khoảng: 100.000đ/ hũ 60 gram.
Đánh giá kem bôi hăm tã Sudocrem:
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
1.5. Kem hăm tã Weleda
Kem hăm tã Weleda có nguồn gốc từ Đức. Sản phẩm 100% tự nhiên đã được kiểm chứng bởi tổ chức Y Khoa Đức và là sản phẩm đạt chuẩn organic. Kem hăm tã Weleda không chỉ có tác dụng xử lý hăm tã mà còn nâng cao sức đề kháng và bảo vệ da bé.
Thành phần:
- Dầu hạnh nhân organic và dầu mè hữu cơ giúp tái tạo nhanh vùng da tổn thương do hăm
- Hoa Cúc kim tiền thảo Calendula làm dịu da, giảm ngứa
- Hoạt chất Oxyd kẽm có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng vùng da bị hăm
- Sáp ong giúp dưỡng ẩm, nuôi dưỡng và nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa khô da, vi khuẩn, vi nấm gây hăm
Giá tham khảo khoảng: 210.000đ/ tuýp 75ml.
Đánh giá ưu nhược điểm
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
1.6. Kem hăm tã Desitin
Kem hăm tã Desitin có nguồn gốc xuất xứ tại Canada. Desitin được mệnh danh là sản phẩm được tin dùng số 1 tại thị trường Mỹ với khâu kiểm định khắt khe và tiêu chuẩn chất lượng cao. Sản phẩm có công dụng kháng khuẩn, dưỡng ẩm, giúp xử lý và phòng ngừa hăm tã cho bé.
Thành phần:
- Panthenol 5% giúp làm sạch vùng da hăm, đồng thời kích thích thích tái tạo da, nhanh lành vết thương
- Kẽm oxyd có tác dụng sát khuẩn, làm dịu da, giảm ngứa ngáy, đau rát
- Vitamin E chiết xuất từ cây lô hội với vai trò dưỡng ẩm cho da bé, ngăn ngừa khô da và nhanh tạo da non hơn khi hăm
Giá khoảng: 210.000 đồng/tuýp 113g
Đánh giá kem bôi hăm tã Desitin
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
1.7. Kem hăm tã Penaten
Kem hăm tã Penaten có nguồn gốc từ Đức. Đây là nhãn hiệu được kiểm nghiệm Y Khoa bởi hiệp hội Da và dị ứng của Cộng hòa liên bang Đức. Sản phẩm giúp làm sạch da, kháng khuẩn, kích thích tái tạo da, ổn định vùng da mặc tã nhanh chóng.
Thành phần:
- Panthenol 5% giúp làm sạch vùng da hăm, đồng thời kích thích thích tái tạo da, nhanh lành vết thương.
- Chiết xuất hoa cúc giúp làm sạch, giảm kích ứng .
- Mỡ cừu và sáp ong có tác dụng kháng khuẩn, dưỡng ẩm và tạo lớp màng bảo vệ đồng thời làm tăng tác dụng thấm kem vào da bé.
Giá tham khảo khoảng: 200.000 đồng/tuýp 150ml
Đánh giá kem bôi hăm tã Panthenol
Ưu điểm | Có mùi thơm dễ chịu |
Nhược điểm |
|
1.8. Kem bôi hăm tã Cetaphil
Kem hăm tã Cetaphil có nguồn gốc từ Ý, thuộc thương hiệu Galderma – Thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng, với những sản phẩm chất lượng cho bé. Sản phẩm có công dụng kháng khuẩn, dưỡng ẩm, giúp xử lý hăm tã hiệu quả cho bé.
Thành phần:
- Kẽm oxyd giúp làm dịu da, sát khuẩn đồng thời tăng tính thấm của kem vào da để phát huy tối đa tác dụng chữa hăm của tất cả thành phần.
- Vitamin B5 & Vitamin E vừa dưỡng ẩm, vừa tạo lớp màng bảo vệ ngăn ngừa vi khuẩn gây hăm nặng hơn
- Calendula hữu cơ có tác dụng tăng kích thích tái tạo da non, sát khuẩn và làm dịu vết thương hăm tã
Giá tham khảo khoảng: 300.000 đồng/ tuýp 226g
Đánh giá kem bôi hăm tã Cetaphil:
Ưu điểm |
|
Nhược điểm | Bôi trực tiếp có thể gây nhiễm khuẩn chéo và gây đau cho bé |
1.9. Kem bôi hăm tã Chicco
Kem bôi hăm Chicco được xuất xứ từ Italia. Đây là dòng sản phẩm được Cơ quan Quản lý tại Hoa Kỳ, Nhật Bản,… và hơn 100 quốc gia chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh. Với thành phần từ Panthenol, kẽm oxyd cùng các thành phần khác như vitamin E, tinh dầu Bơ hạt mỡ,… kem hiệu quả tốt trong xử lý hăm tã nhẹ.
Thành phần:
- Panthenol giúp làm sạch vết thương đồng thời kích thích tái tạo da hăm.
- Kẽm oxyd có tác dụng xoa dịu vùng da bị hăm, làm giảm ngứa viêm, mẩn đỏ và đau rát.
- Các loại vitamin E và dầu Bơ hạt mỡ làm khô và liền da nhanh chóng, dưỡng ẩm và tạo màng bảo vệ da bé.
Giá tham khảo khoảng: 250.000 đồng/ tuýp 100 ml
Ưu điểm | Dạng tuýp dễ sử dụng, bảo quản |
Nhược điểm |
|
1.10. Kem hăm tã Sanosan
Kem hăm tã Sanosan có nguồn gốc từ Đức, của hãng Mann & Schröder cực kỳ nổi tiếng với dòng sản phẩm dành cho trẻ em. Với thành phần chính là Panthenol 5%, tinh dầu olive và protein Lactose, kem hăm tã Sanosan có công xử lý hăm, ngừa hăm cho bé.
Thành phần:
- Panthenol 5% có tác dụng sát khuẩn, làm sạch vùng da bị hăm đồng thời kích thích tái tạo da, nhanh lành vết thương
- Tinh dầu olive giúp làm ẩm cho da, ngăn ngừa da bị khô và kích ứng
Giá tham khảo khoảng: 115.000 đồng/ tuýp 100 ml
Đánh giá ưu nhược điểm:
Ưu điểm | Dạng tuýp nhựa dễ lấy kem hơn so với tuýp nhôm, bảo quản tốt hơn dạng hũ. |
Nhược điểm |
|
1.11. Kem hăm tã Biolane
Biolane là kem hăm tã nổi tiếng của Pháp dành cho trẻ từ sơ sinh. 3 công dụng chính của kem hăm Biolane là: Kháng khuẩn, làm dịu da và dưỡng ẩm, giúp bé cải thiện hăm tã sau khoảng 2 – 3 ngày sử dụng.
Thành phần:
- Panthenol kháng khuẩn, xoa dịu, nhanh chóng chữa lành vết thương, phục hồi làn da bị hăm của bé.
- Kẽm oxyd làm dịu da, giảm tình trạng viêm do hăm tã gây ra.
- Vitamin E, hợp chất Hydra-Bleine có tác dụng dưỡng ẩm, tăng lượng dầu cho lớp biểu bì tạo lớp màng bảo vệ.
Giá tham khảo khoảng: 220.000 đồng/ tuýp 100ml
Đánh giá ưu nhược điểm:
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
2. Trường hợp bé bị hăm tã nặng
Khi bé hăm tã nặng (cấp độ 4,5), đã xảy ra nhiễm khuẩn, nhiễm nấm với dấu hiệu da bé sưng đỏ, lở loét, ngứa ngáy dữ dội. Lúc này, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được chỉ định phương pháp phù hợp.
2.1. Thuốc chống viêm, giảm ngứa cho trẻ
Thuốc chống viêm được bác sĩ chỉ định để giảm viêm, giảm ngứa khi bé hăm tã nặng, vùng da mặc tã lở loét, viêm nhiễm. Một số loại thuốc chống viêm bác sĩ thường kê cho bé: Hydrocortisone, Fucidin,…
2.2. Thuốc sát trùng
Thuốc sát trùng có công dụng làm sạch da, rửa sạch vi khuẩn, vi nấm và chất bẩn gây viêm da, hăm tã nặng. 3 Loại thuốc sát trùng an toàn mà bác sĩ thường kê cho bé bị hăm tã nặng là Baby Skin, Povidine và Mama ShuShu.
2.3. Thuốc chống nấm
Thuốc chống nấm được sử dụng khi bé hăm tã kèm biến chứng nhiễm nấm Candida. Vùng da hăm tã lúc này có mảng trắng, bé ngứa ngáy dữ dội. Khi được bác sĩ kê thuốc chống nấm, mẹ cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn cho bé.
2.4. Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được chỉ định dùng khi vùng da của bé có dấu hiệu nhiễm khuẩn như xuất hiện mụn mủ, mụn nước, lở loét… Tùy thuộc vào cân nặng, độ tuổi và tình trạng nhiễm khuẩn của bé mà Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.
3. 5 Lưu ý sử dụng sản phẩm xử lý hăm tã hiệu quả
- Vệ sinh vùng da mặc tã sạch sẽ trước khi sử dụng sản phẩm xử lý hăm. Mẹ ưu tiên dùng khăn ướt có thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm cao cấp để da con được sạch bẩn, sạch khuẩn.
- Để mông con “nude” khoảng 15 phút sau khi sử dụng sản phẩm xử lý hăm. Dưỡng chất cần thời gian thẩm thấu và phát huy tác dụng trên da con, nếu mặc tã ngay sẽ “vô tính” làm giảm, mất đi những chất có tác dụng ngừa hăm.
- Bôi/xịt thử trên vùng da nhỏ trước: Mẹ nên bôi hoặc xịt hăm tã lên vùng da nhỏ bị hăm để kiểm tra xem bé có bị dị ứng không. Nếu sau 1 – 2h bé vẫn bình thường, mẹ sử dụng trên cả vùng da bị hăm của con.
- Không bôi các loại kem không rõ nguồn gốc, chất lượng không đảm bảo sẽ gây kích ứng, dị ứng da nguy hiểm cho bé.
- Không sử dụng thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ vì thuốc có nhiều tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa, kháng kháng sinh,…
Hi vọng bài viết đã giúp mẹ biết hăm tã bôi gì để an toàn, giúp bé nhanh khỏi hăm tã. Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ nhanh chóng mẹ nhé!