Trẻ 9 tháng bị táo bón là tình trạng khá thường xuyên gặp khi trẻ dưới 1 tuổi. Đây là bệnh lý gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Không chỉ về mặt dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Cả mẹ và bé đều sẽ phải trải qua sự khó chịu khi bé 9 tháng bị táo bón. Tuy nhiên, bệnh lý này không khó để xử lý dứt điểm. Chỉ cần nắm bắt được nguyên nhân là mẹ đã có thể dễ dàng xử lý “cơn ác mộng” này rồi.
Mục lục
1. Hiểu rõ về trẻ bị táo bón
1.1. Táo bón là gì?
Táo bón ở trẻ 9 tháng tuổi là tình trạng bé đi ngoài phân cứng. Hoặc thậm chí bé đi ngoài với tần suất ít, không thường xuyên. Bình thường, khi thức ăn được tiêu hóa và xuống ruột, nước và các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu. Còn lại, phần chất thải sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài thông qua hoạt động đại tiện. Phân được đào thải dễ dàng khi đủ mềm. Tức là lượng nước còn lại trong phân cần đủ, đồng thời các cơ ruột già và trực tràng hoạt động bình thường để đẩy ra ngoài. Nếu thiếu đi một trong hai điều kiện này, trẻ 9 tháng bị táo bón rất dễ xảy ra.
Xem thêm:
Giúp mẹ gỡ rối vấn đề bé 4 tháng bị táo bón
Khi bé 1 tháng tuổi bị táo bón thì mẹ cần phải làm gì?
1.2. Khi nào có thể kết luận trẻ bị táo bón?
Chưa chắc khi bé đi ngoài ít đã là táo bón. Cơ thể của mỗi bé sẽ tự quyết định được thời gian cần đào thải phân. Có bé mỗi ngày đại tiện 1-2 lần. Có bé lại cần tới 2 ngày để đi 1 lần. Mẹ cần phải kết hợp cả vào việc quan sát tình trạng phân của bé. Chỉ cần đáp ứng được các điều kiện mềm, không có độ rắn, bé không bị chảy máu ở hậu môn thì bé không bị táo bón. Trẻ 9 tháng đã bắt đầu ăn dặm. Với các thức ăn cứng chứ không còn là sữa hay cháo như trước, phân của bé đã bắt đầu thành khuôn. Thông thường, trẻ 9 tháng bị táo bón nhiều hơn khi dùng sữa công thức.
Nếu bé 9 tháng bị táo bón kéo dài hơn 2 tuần, đó gọi là tình trạng mãn tính. Điều quan trọng nhất là mẹ cần đánh giá tình trạng dựa trên cả hai tiêu chí ở trên. Một là: số lần đi đại tiện của bé/ngày. Hai là: tình trạng chất thải của bé. Nếu bé đi 3 ngày/lần mà phân mềm là bình thường. Có bé đi 1-2 lần/ngày nhưng phân khô cứng đã được coi là táo bón. Đây là tình trạng không hề hiếm gặp ở trẻ. Do đó, bố mẹ không nên quá lo lắng. Bởi gần như đứa trẻ nào cũng dễ mắc phải bệnh lý này ít nhất một lần khi lớn lên.
2. Triệu chứng của trẻ 9 tháng bị táo bón
Trẻ 9 tháng bị táo bón có thể cho thấy rất nhiều các triệu chứng khác nhau. Mẹ cần phải chịu khó và rất tinh ý mới có thể nhận ra được các dấu hiệu này. Nếu mẹ đang nghi ngờ trẻ bị khó đi ngoài, hãy thử quan sát các dấu hiệu sau nhé:
- Phân thiếu độ mềm, thậm chí bị cứng. Hình dạng phân tròn nhỏ như viên bi (giống phân dê).
- Tần suất đại tiện của trẻ em 9 tháng tuổi bị táo bón giảm đáng kể.
- Trẻ bị rách hậu môn khi đi ngoài. Trên chất thải có lẫn các vệt máu là dấu hiệu.Khi đi đại tiện, bé phải rặn rất khổ sở. Các dấu hiệu rõ ràng của việc khó đi đại tiện: tư thế vặn vẹo, nhón gót, gồng người, uốn lưng,…
- Trước khi đi đại tiện, bé 9 tháng bị táo bón quấy khóc bất thường. Gần như ngay lập tức, bé thôi quấy sau khi đi.
- Trẻ không kêu khóc khi bị són phân trong quần.
- Ăn kém, nhưng khi đi đại tiện xong lại ăn tốt hơn.
- Vùng dạ dày đau, gây ra đau bụng.
- Hành vi và tâm lý có sự thay đổi rõ rệt: cáu gắt, lo lắng, bồn chồn,…
- Táo bón ở trẻ 9 tháng tuổi bị nặng có thể gây ra các tình trạng: tắc ruột hoặc đi tiêu trong thời điểm không thích hợp.
3. Nguyên nhân làm trẻ em 9 tháng tuổi bị táo bón
- Trẻ 9 tháng bị táo bón do ăn quá nhiều thức ăn chứa đạm cao, nhiều chất béo, thiếu chất khoáng.
- Dạng thức ăn thiếu độ mềm hoặc không có vitamin B1
- Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng có nguy cơ bị táo bón cao hơn
- Nhu động ruột hoạt động kém
- Trẻ mải chơi nên nhịn đại tiện làm cho phân bị tích tụ lại, tạo kích thước to và cứng hơn.
- Do thay đổi môi trường. Bé cảm thấy lạ lẫm và không thoải mái khi ở trong một nhà vệ sinh lạ.
- Nguyên nhân khác: bệnh lý đại tràng, thần kinh, nội tiết,…
4. Cách xử lý “cơn ác mộng” trẻ 9 tháng bị táo bón
4.1. Đánh giá lại chế độ ăn uống
Nếu trẻ vẫn còn bú mẹ, mẹ cần xem lại chế độ ăn của mình. Mẹ uống đủ nước, ăn uống đủ dinh dưỡng thì bé cũng khó bị táo bón hơn. Trong trường hợp trẻ đã có thể uống nước, mẹ hãy tập cho bé uống đủ nước để phân luôn có độ giữ nước cần thiết. Ngoài ra, trẻ 9 tháng bị táo bón cần được ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, việc ăn đủ dinh dưỡng là vô cùng cần thiết. các loại rau và trái cây nhiều chất xơ cần được ưu tiên trong khẩu phần. Nếu trong trường hợp mẹ quan sát được bé đang có nhu cầu đại tiện, mẹ cần nhanh chóng có các biện pháp hỗ trợ bé.
Xem thêm:
Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng kiểu Nhật
Hiểu đúng về ăn dặm cho con ăn đúng cách
Trẻ ăn dặm bị táo bón: nguyên nhân và cách phòng ngừa
4.2. Thực hiện các biện pháp massage
Massage bụng cho bé là cách rất hiệu quả khi bé 9 tháng bị táo bón. Mẹ chụm 3 ngón tay lại, sau đó xoa xung quanh rốn rồi ấn nhẹ lên bụng. Khoảng 3 phút/lần, mẹ lặp lại động tác này để kích thích ruột tiêu hóa thức ăn còn thừa. Ngoài ra, mẹ có thể ngâm hậu môn bằng nước ấm cho trẻ 9 tháng bị táo bón. Từ 1-2 lượt trong ngày, mỗi lượt không quá 5 phút cách thực hiện. Mục đích của việc này là để làm giãn nở cơ vòng hậu môn, giúp bé đại tiện dễ hơn.
Trẻ 9 tháng bị táo bón không chỉ gây khó chịu cho trẻ mà còn làm mẹ mệt mỏi rất nhiều. Tốt nhất, mẹ đừng nên để tình trạng đã xảy ra mới đi tìm giải pháp. Cách tốt nhất, ngay từ khi còn nhỏ, mẹ tập cho bé thói quen ăn đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, chất xơ trong rau và hoa quả là “bước đánh chặn” hữu hiệu. Tất nhiên, nếu trẻ có bị táo bón, mẹ cũng không nên quá lo lắng. Đây là bệnh lý dễ điều trị nên không quá đáng lo. Các bệnh viện, cơ sở y tế luôn có sẵn giải pháp cho bệnh lý này của trẻ.
Nguồn tham khảo:
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tao-bon-o-tre-em-duoi-1-tuoi/
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tao-bon-o-tre-em-nguyen-nhan-la-gi/