Trong giai đoạn đầu đời, trẻ sơ sinh thường bị táo bón do không nhận đủ lượng nước cần thiết để làm mềm phân. Trẻ 5 tháng bị táo bón là nỗi lo lớn của nhiều. Ngoài ra, trẻ sơ sinh uống sữa công thức cũng rất dễ bị táo bón. Táo bón ở trẻ em dưới 1 tuổi khiến trẻ đi tiểu khó khăn. Thậm chí gây cảm giác sợ đi tiêu và có thể gây chậm phát triển thể chất cho trẻ. Sau đây là cách nhận biết dấu hiệu và cách điều trị cho trẻ 5 tháng bị táo bón.
Mục lục
1. Táo bón là gì?
Bình thường, khi thức ăn đã tiêu hóa, đi dọc theo ruột. Các chất dinh dưỡng và nước được hấp thụ. Còn chất thải trở thành phân. Để phần mềm cần hội tụ đủ hai điều kiện là: lượng nước nằm lại trong phần chất thải là vừa đủ. Các cơ của ruột già và trực tràng co giãn đẩy phân dọc theo ruột ra bên ngoài. Sự rối loạn của một trong hai cơ chế này như quá ít nước hoặc nhu động ruột kém có thể gây táo bón. Trẻ 5 tháng bị táo bón là hiện tượng đi ngoài phân cứng và không thường xuyên.
2. Dấu hiệu trẻ 5 tháng bị táo bón
- Phân cứng, tròn nhỏ giống các viên bi (giống phân dê)
- Trẻ đi cầu ít lần hơn so với thói quen trước đó (dưới 3 lần/tuần)
- Phân có lẫn vệt máu bên ngoài – biểu hiện của tình trạng rách hậu môn
- Bé khóc khi rặn, uốn cong lưng, khép chặt mông, nhón gót, vặn vẹo, bồn chồn hoặc có tư thế bất thường
- Bé quấy khóc bất thường, thôi quấy sau khi đi ngoài ra nhiều phân
- Có hiện tượng són phân trong quần mà trẻ không hay biết
- Kém ăn, đi tiêu được thì ăn khá hơn
- Đau bụng vùng dạ dày, giảm và hết đau bụng sau khi đi tiêu
- Thay đổi tâm lý, hành vi: cáu bẳn, không vui vẻ, sốt ruột, bồn chồn
- Trẻ 5 tháng bị táo bón nặng có thể gây tắc ruột hoặc tình trạng són phân (đi tiêu trong hoàn cảnh không thích hợp).
3. Nguyên nhân trẻ 5 tháng bị táo bón
Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi, nhất là những trẻ không bú sữa mẹ dễ có nguy cơ bị táo bón. Do thành phần đạm trong sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ. Bênh cạnh đó cũng do hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn này chưa thực sự hoàn thiện. Ngoài ra, lượng đạm quá nhiều trong một số loại sữa công thức vượt quá ngưỡng hấp thu của ruột. Điều này khiến trẻ 5 tháng bị táo bón do ruột phải tăng hấp thu nước để hòa tan lượng đạm thừa này
- Các cơ bụng và thành ruột cũng là yếu tố tác động tới nguy cơ táo bón. Những trẻ bị còi xương, sinh thiếu tháng rất hay bị táo bón
- Trẻ 5 tháng bị táo bón do nhu động ruột chậm
- Hành vi nín nhịn giữ phân: trẻ mải chơi, nhịn đi cầu khiến phân to, cứng hơn, gây đau sau khi đi tiêu. Triệu chứng này khiến trẻ sợ đi cầu và lần đi sau sẽ càng đau hơn
- Do thay đổi môi trường đi vệ sinh: khi bé được cho đi nhà trẻ
- Nguyên nhân khác: ruột già của trẻ quá lớn (bệnh phình đại tràng bẩm sinh khiến trẻ không đi tiêu phân su trong 48 giờ đầu sau sinh. Sau đó trẻ 5 tháng bị táo bón kéo dài kèm chướng bụng, rối loạn nhu động ruột và hẹp hậu môn). Bệnh nội tiết – chuyển hóa, bất thường về thần kinh, bệnh thần kinh – cơ,…
4. Cách điều trị trẻ 5 tháng bị táo bón
4.1. Tăng lượng chất lỏng cho bé
Trẻ 5 tháng bị táo bón thường do thiếu chất lỏng trong đường tiêu hóa, do đó mẹ cần cho bé bú nhiều hơn, khoảng 2 giờ/ lần.
Trong thời gian cho con bú, mẹ cần uống nhiều nước khoảng 2,5-3 lít mỗi ngày để cung cấp đủ lượng nước cho cả mẹ và bé.
4.2. Đổi sữa công thức cho bé
Nếu bé đang dùng 1 loại sữa công thức nào đó và có triệu chứng khó tiêu, táo bón, bú kém, tốt nhất mẹ hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ nhi khoa để đổi sang loại sữa khác phù hợp hơn với cơ địa của trẻ. Mẹ nên ưu tiên chọn sữa có bổ sung chất xơ hòa tan để góp phần làm cho phân của bé mềm hơn, giúp bé đại tiện dễ hơn.
4.3. Thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống của mẹ
Đối với các bé bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng vẫn bị táo bón, mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống của mình: ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, tránh các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, sử dụng các chất kích thích.
Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc trị táo bón cho trẻ sơ sinh, giúp làm mềm và xốp phân. Đồng thời làm tăng kích thước phân, giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Chất xơ bổ sung cho trẻ sơ sinh phần lớn được hấp thụ từ sữa mẹ. Do đó, trong thời gian cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc,…
4.4. Tắm cho trẻ bằng nước ấm
Khi trẻ 5 tháng bị táo bón, mẹ nên cho bé tắm bằng nước ấm. Ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, giúp thư giãn cơ bụng, giảm các cơn đau do đầy hơi và kích thích nhu động ruột. Mẹ lưu ý chỉ áp dụng cho trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên.
4.5. Massage bụng
Massage bụng cũng là cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Mẹ hãy đặt ba ngón tay phía bên trái dưới rốn của bé, sau đó massage nhẹ nhàng phần bụng theo vòng tròn theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 3 phút. Bài massage này vừa giúp bé cảm thấy thoải mái vừa giúp thúc để chuyển động ruột.
5. Trẻ 5 tháng bị táo bón khi nào nên đi khám?
Khi trẻ 5 tháng bị táo bón, biện pháp tốt nhất là phụ huynh nên đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi về tiêu hóa để không bỏ sót các bệnh lý khác, giúp điều trị bệnh sớm và hiệu quả hơn. Ngoài ra, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi bé có các dấu hiệu sau:
- Bé bị đau bụng dữ dội
- Chưa đi tiêu sau hơn 24 giờ so với bình thường ở trẻ dưới 4 tháng tuổi
- Chướng bụng, nôn ói
- Chậm lớn
- Tiêu chảy có máu
- Chậm phát triển thần kinh
- Hậu môn bất thường
- Có dấu hiệu nghi ngờ táo bón bệnh lý.
Xem thêm: Trẻ 5 tháng bị tiêu chảy – Nguy hiểm khôn lường
Trên đây là những thông tin vô cùng cần thiết cho mẹ để có thể xử lí khi bé 5 tháng bị táo bón. Mẹ cần quan tâm đến những biểu hiện nhỏ nhất của con. Nếu phát hiện sớm thì càng có thể đem lại cho bé sức khỏe tốt hơn. Chúc mẹ thành công!
Nguồn tham khảo: Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị táo bón