Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến
Danh mục sản phẩm

Trẻ 4 tháng bị sổ mũi, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Trẻ 4 tháng bị sổ mũi thường là dấu hiệu của bệnh cảm lạnh thông thường. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này không có hại. Trẻ chỉ cần được cung cấp đủ nước và chăm sóc đúng cách sẽ khỏi trong vài ngày. Nếu bệnh kéo dài và có dấu hiệu nặng hơn, đó có thể là báo trước của một bệnh lý nghiêm trọng hơn. Khi đó, mẹ nên liên lạc sớm nhất với bác sĩ để có phương hướng điều trị.

1. Trẻ 4 tháng bị sổ mũi đi kèm với những triệu chứng gì?

Trẻ 4 tháng bị sổ mũi đi kèm với những triệu chứng gì?

Trẻ sơ sinh rất dễ bị sổ mũi, một phần là do chúng ở chung với những đứa trẻ lớn hơn. Ngoài ra, các bé cũng chưa hình thành khả năng miễn dịch đối với các loại bệnh nhiễm trùng thông thường. 

Trẻ 4 tháng bị sổ mũi thường là do bệnh cảm lạnh hay cảm mạo. Những dấu hiệu đi kèm của bệnh bao gồm: 

  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi là các dấu hiệu chính.
  • Nước mũi ban đầu trong, sau đó đặc lại và chuyển sang màu vàng hoặc xanh lá cây. 
  • Các triệu chứng khác có thể là: sốt, hắt hơi, ho khan, ít ăn hơn bình thường, cáu gắt, khó ngủ, khó bú do nghẹt mũi.

2. Nguyên nhân trẻ 4 tháng bị sổ mũi

Nguyên nhân trẻ 4 tháng bị sổ mũi

Trẻ 4 tháng bị sổ mũi do cảm lạnh thông thường là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Bệnh có thể do hơn 100 loại vi rút gây ra. Trong đó, Rhinovirus là loại phổ biến nhất. Sau khi nhiễm vi rút, con sẽ trở nên miễn dịch với loại vi rút đó. Nhưng có rất nhiều vi rút gây cảm lạnh, do đó con có thể bị cảm lạnh vài lần trong năm và nhiều lần trong suốt cuộc đời. Ngoài ra, một số vi rút không tạo ra khả năng miễn dịch lâu dài. 

Vi rút cảm lạnh có thể thâm nhập vào cơ thể bé qua đường miệng, mắt và mũi. Một số nguyên nhân khiến bé bị nhiễm trùng bao gồm:

  • Lây qua đường không khí. Khi ai đó hắt hơi hoặc nói chuyện, họ có thể trực tiếp truyền vi rút cho các bé.
  • Tiếp xúc trực tiếp. Người bị cảm lạnh, chạm vào tay hoặc thơm má có thể lây khuẩn sang cho bé.
  • Các bề mặt bị ô nhiễm. Một số vị rút có khả năng bám và sống trên các bề mặt trong 2 giờ hoặc lâu hơn. Bé vì thế có thể nhiễm bệnh khi chạm vào các bề mặt này. Chẳng hạn như đồ chơi, khăn mặt, gối,…

3. Các biến chứng bé có thể gặp phải

Các biến chứng bé có thể gặp phải

Trẻ 4 tháng bị sổ mũi nên được chú ý và chăm sóc cẩn thận. Bởi bệnh có thể gây ra các tình trạng nghiêm trọng hơn đối với trẻ: 

  • Nhiễm trùng tai cấp tính (viêm tai giữa). Đây là biến chứng phổ biến nhất của cảm lạnh thông thường. Nhiễm trùng tai xảy ra khi khi vi khuẩn hoặc vi rút xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ.
  • Thở khò khè. Cảm lạnh có thể gây ra thở khò khè, ngay cả khi bé không bị hen suyễn. Nếu bé bị hen suyễn, cảm lạnh có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Viêm xoang. Cảm lạnh thông thường không được chữa dứt điểm có thể dẫn đến viêm xoang.
  • Các bệnh nhiễm trùng thứ phát khác bao gồm: viêm phổi, viêm tiểu phế quản, ung thư phổi. 

Xem thêm:

Bé 7 tháng tuổi nặng bao biêu kg là đạt chuẩn

Bé 5 tháng tuổi phát triển như thế nào

4. Cách phòng ngừa trẻ 4 tháng bị sổ mũi

Cách phòng ngừa trẻ 4 tháng bị sổ mũi

Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp vì hệ miễn dịch còn chưa hoàn toàn phát triển. Sau khi nhiễm bệnh cũng không có thuốc điều trị chuyên biệt. Do đó, điều quan trọng hơn cả là tìm cách phòng ngừa. Để tránh trẻ 4 tháng tuổi bị sổ mũi, cần có các biện pháp như sau:

  • Các phòng vệ thông thường nhất là rửa tay thường xuyên. Giữ cho bé tránh xa bất kỳ các tác nhân gây bệnh nào. 
  • Không cho phép người ốm đến thăm. 
  • Nếu có thể hãy tránh các phương tiện giao thông công cộng và các cuộc tụ tập công cộng với trẻ.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi cho trẻ bú hoặc chạm vào trẻ. Khi không có xà phòng và nước, hãy sử dụng khăn lau tay hoặc gel có chứa cồn.
  • Thường xuyên làm sạch các bề mặt, đặc biệt là đồ chơi, núm ti giả,…
  • Hướng dẫn mọi người trong gia đình ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy, sau đó bỏ gọn vào thùng rác. Nếu không thể lấy kịp khăn giấy, có thể ho hoặc hắt hơi vào lòng bàn tay, rồi rửa sạch.

Xem thêm:

Chăm sóc trẻ bị cảm lạnh như thế nào là đúng cách

Cách hâm cháo cho con đúng cách

Chăm sóc da bé những ngày đông

5. Khi nào nên cho bé gặp bác sĩ?

Khi nào nên cho bé gặp bác sĩ?

Hệ thống miễn dịch của con cần thời gian để trưởng thành và hoàn thiện. Nếu bé bị cảm lạnh mà không có biến chứng, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 10 đến 14 ngày. Hầu hết các trường hợp, trẻ 4 tháng bị sổ mũi chỉ là một mối phiền toái. Quan trọng là mẹ phải xem xét các dấu hiệu và triệu chứng của bé một cách cẩn thận, nghiêm túc. 

Nếu bé từ 3 tháng tuổi trở lên, hãy gọi cho bác sĩ khi con:

  • Không làm ướt nhiều tã như bình thường.
  • Nhiệt độ cao hơn 38 độ C.
  • Bé đau tai hoặc cáu kỉnh bất thường.
  • Mắt đỏ hoặc mắt tiết dịch màu vàng/ xanh lục.
  • Khó thở.
  • Ho dai dẳng.
  • Chảy nước mũi đặc và xanh trong vài ngày.
  • Có các triệu chứng khác khiến người lớn lo lắng như tiếng kêu bất thường.

Mẹ nên tìm hỗ trợ y tế ngay lập tức nếu bé:

  • Không chịu bú hay tiếp nhận chất lỏng.
  • Ho quá nhiều gây ra nôn mửa hoặc thay đổi màu da.
  • Ho ra đờm kèm máu.
  • Khó thở và hơi xanh vùng quanh môi.

Điều trị cho trẻ 4 tháng bị sổ mũi bao gồm việc giảm bớt các triệu chứng. Chẳng hạn như uống nhiều nước hoặc chất lỏng, làm ẩm và thông thoáng không khí, giúp trẻ thông mũi. Khi có các dấu hiệu khác thường. Mẹ cần đưa bé đến thăm khám bác sĩ sớm nhất, để bé được đánh giá và điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo: Trẻ bị sổ mũi thì phải làm sao?

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Thêm đánh giá

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé? Nên nhưng đừng làm dụng 
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé? Nên nhưng đừng làm dụng 
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé hay không là câu hỏi mà nhiều mẹ phân vân, thắc mắc. Bởi bé cưng của mẹ thường xuyên trào ngược, nôn trớ, mẹ nghe nhiều người mách cho bé sử dụng gối này sẽ giúp cải thiện tình trạng nhưng mẹ sợ mua nhầm, mua […]
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng? Từ 0 tháng mẹ nhé 
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng? Từ 0 tháng mẹ nhé 
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm vì mẹ nghe nhiều người mách dòng gối này có tác dụng ổn định dịch dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược, nôn trớ nhưng mẹ chưa biết bé mấy tháng thì dùng được. Vậy bài viết […]
TOP 9 cách gọi sữa về sau sinh thường giúp bé ti thỏa thích
TOP 9 cách gọi sữa về sau sinh thường giúp bé ti thỏa thích
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ thường lo lắng khi sữa về ít, nhỏ giọt, không được ướt áo, con ti cũng chẳng thỏa thích. Không sao đâu ạ, bởi Góc của mẹ sẽ xác định được từng nguyên nhân xuất phát từ mẹ và bé, từ đó gợi ý 9 cách […]
Làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú? 5 bí quyết cực hiệu quả
Làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú? 5 bí quyết cực hiệu quả
Mẹ cho con bú nhưng sữa về nhỏ giọt, con không ti đủ nên thường quấy khóc, khó chịu khiến các mẹ vô cùng lo lắng, không biết làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú. Đừng lo quá mẹ ơi, sau đây là 5 mẹo kích sữa về nhanh chóng, con ti […]
Bé uống sữa xong là ị: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục
Bé uống sữa xong là ị: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục
Trường hợp bé uống sữa xong là ị, đi ngoài phân lỏng làm mẹ không khỏi lo lắng vì sợ con gặp vấn đề về sức khỏe. Vậy bé đi ị sau uống sữa là phản ứng sinh lý bình thường hay bất thường? Để giúp mẹ yên tâm hơn và nắm rõ được nguyên […]
Giỏ hàng 0