Có thể do một số lý do nào đó sẽ khiến trẻ 3 tháng bị ho. Lúc này, mẹ cần theo dõi và xử lý tình huống này như thế nào?. Có cần cho bé dùng loại thuốc nào không?. Tất cả hãy cùng Góc của mẹ xem các thông tin chi tiết dưới bài viết sau đây.
Mục lục
1. Bé 3 tháng bị ho là gì?
Các bé 3 tháng tuổi bị ho thì các con sẽ có những biểu hiện như nào?. Đầu tiên, ho được coi là một hoạt động. Hoặc một phản xạ giúp cơ thể loại bỏ những tác nhân mang bệnh, đẩy các dị vật nếu có lọt vào đường hô hấp.
Khi trẻ 3 tháng tuổi bị ho có thể là con gặp các chứng bệnh về đường hô hấp, bênh cảm cúm… Việc ho sẽ giúp trẻ đẩy các loại dịch từ mũi và từ họng.. đi ra ngoài. Bình thường, một em bé 3 tháng tuổi bị ho sẽ có hai kiểu cơ bản như sau:
- Ho đờm: là tình trạng đờm trong họng, thường sẽ là bệnh do về nhiềm khuẩn của đường hô hấp. Đặc điểm dễ thấy nhất khi trẻ 3 tháng ho có đờm là sẽ có phần nhầy từ trong họng. Chất này sẽ có màu xanh, hoặc màu trắng.
- Ho khan: nếu bé ho khan thì có thể con bị cảm lạnh, hay đang bị dị ứng. Lúc này, có lẽ dây thanh quan của bé đã bị viêm. Và xảy ra những phản ứng của phần khí quản khi có sự thay đổi bất thường của thời tiết. Trẻ 3 tháng bị ho sẽ xuất hiện nhiều vào gần chiều tối và ban đêm. Thỉnh thoảng, nếu mẹ nghe gần có thể thấy tiếng khò khè.
2. Nguyên nhân trẻ 3 tháng bị ho
Thông thường, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khiến bé 3 tháng tuổi bị ho. Có thể do sự thay đổi của thời tiết, các chứng bệnh thường gặp như cảm cúm. Cùng tìm hiểu xem một số nguyên nhân như sau khiến bé bị ho.
- Trẻ 3 tháng tuổi bị ho do bệnh lý: là khi con gặp phải các chứng bệnh như cảm cúm, dị ứng, viêm đường hô hấp…
- Con bị sặc sữa, hoặc hóc dị vật..
- Ô nhiễm môi trường nơi con sinh sống
- Ngửi phải các chất độc có trong than, củi…
- Sự bất thường của thời tiết: trong những ngày chuyển mùa…
- Con ngửi phải khói thuốc lá
3. Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi bị ho
Trẻ khi ở giai đoạn 3 tháng tuổi thì lúc này cơ thể vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Đặc biệt, là các cơ quan về hô hấp. Hay các cơ quan có chắc năng dùng để đào thải những chất độc tố trong cơ thể như thận và gan. Do đó, nếu con khi bị ho, đầu tiên cha mẹ cần có những bước chăm sóc và vệ sinh nhằm giúp con giảm bị ho. Trước tiên mẹ nên hạn chế việc dùng thuốc cho con. Và mẹ có thể thực hiện những cách giúp con khỏi ho như sau:
- Vệ sinh mũi: khi bé có nhiều các dịch mũi, nước mũi chính là có thể khiến con khó chịu. Hay dẫn đến việc khó thở, thở khò khè và khiến con ho. Mẹ có thể vệ sinh mũi của con bằng dung dịch nước muỗi 0,9 Natri clorid. Việc này sẽ làm sạch khoang mũi, ống mũi. Giúp con giảm các dịch mũi. Đồng thời, nếu trẻ có ho thì cũng sẽ làm giảm độ đặc của đờm. Và giúp con tống đờm ra ngoài tốt hơn. Vệ sinh mũi cho trẻ 3 tháng tuổi bị ho có thể kết hợp dùng với các dụng cụ hút mũi để hút sạch được dịch ra khỏi mũi con.
- Tăng cường độ bú: khi trẻ 3 tháng tuổi bị ho, mẹ có thể cho con bú nhiều hơn. Việc này sẽ giúp trẻ tiết thêm các dịch ở mũi, và trong đường hô hấp. Cũng như giúp con dễ thở hơn.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: khi sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp không khí có độ ẩm hơn. Như vậy sẽ giúp bé cảm thấy dễ thở. Hỗ trợ bé có thể đưa các phần dịch nhày ra khỏi cơ thể. Đồng thời tạo độ ẩm cho hốc mũi bé không bị khô.
4. Một số bài thuốc dân gian để chữa
Từ thời xa xưa, ông bà ta đã biết sử dụng những loại cây lá thảo mộc gần gũi trong cuộc sống hàng ngày để làm những bài thuốc giúp trẻ giảm ho. Điển hình như là lá hẹ, quất mật ong..Những nguyên liệu mẹ cần mua nơi uy tín, không có chứa thuốc trừ sâu, hay hóa chất độc hại… Do bé 3 tháng tuổi vẫn còn rất non nớt, nên con cũng nhạy cảm dù là thảo mộc nhẹ nhàng và lành tính. Và khi sử dụng mẹ có thể tham khảo qua với sự tư vấn từ các thầy thuốc có chuyên môn để đảm bảo độ an toàn cho bé yêu.
4.1. Quất
Trong đông y quất là một loại trái có vị ngọt và hơi chua. Quả cũng rất thơm, có tính ôn. Có tác dụng là giảm ho và giảm khát. Bài thuốc được lưu truyền về việc chưa ho từ quất như sau:
Quất chín (quất xanh) 1 – 2 quả. Hoa hồng 5 lá. Cho tất cả vào cốc, thêm mật ong để hấp trong nồi cơm tầm 15 phút. Để ấm, rồi cho bé dùng. Ngày dùng 2 – 3 lần, trong 3 – 4 ngày.
4.2. Gừng
Với đặc tính có tính ôn, vị cay. Gừng được dùng tròn các điều trị làm giảm nôn, tiêu đườm, giảm ho.
Công thức giúp trẻ 3 tháng tuổi trị ho từ gừng như sau: gừng 1 miếng nhỏ, cắt nhỏ ép nước. Cho nước gừng nấu cùng mật ong tới khi nước hơi sanh. Cho trẻ dùng 3 lần/ngày.
4.3. Húng chanh
Lá húng có vị hơi chua, có mùi thơm. Chúng cũng có tính ấm, giúp giảm hơ, tiêu đờm. Đông y thường dùng để chữa cảm cúm, viêm họng.
Bài thuốc chữa ho như sau: lá húng chanh, và quất hấp với đường phèn. Sau đó để ấm và chắt cho bé uống.
5. Lưu ý khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi bị ho
Khi trẻ 3 tháng tuổi bị ho nhiều, mẹ không nên tự ý cho bé dùng thuốc và nên lưu ý một số điều sau:
5.1. Không tự ý mua và dùng thuốc cho bé
Bởi bất kỳ đơn thuốc nào mẹ muốn sử dụng cho con thì cũng cần có sự tư vấn và kê đơn theo các bác sỹ có chuyên môn về y khoa.
5.2. Ngừng thuốc khi con vừa giảm triệu chứng
Rất nhiều mẹ gặp phải sai lầm này. Khi mới dùng thuốc và khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu giảm việc ho thì mẹ hay ngừng cho con uống tiếp. Việc làm này của mẹ đều dễ gây đến việc dễ tái phát bệnh. Hay bé có thể gặp phải tình trạng kháng kháng sinh. Do đó, mẹ cần tuân thủ theo liệu trình đã được bác sỹ kê đơn. Điều này sẽ giúp trẻ điều trị dứt điểm bệnh hoc, ũng như khôi phục được thể trạng khỏe mạnh ban đầu của con.
5.3. Nếu bé 3 tháng tuổi bị ho kéo dài không khỏi và kèm theo những tình trạng sau thì mẹ cần đưa bé đi bác sỹ ngay
- Trẻ bị nôn trong 24h
- Trẻ bị tiêu chạy
- Trẻ bị khò khè, khó thở.
- Trẻ có hoạt động kém, ý thức bị mất dần.
Xem thêm: Trẻ 3 tháng tuổi và tất cả những điều mẹ cần biết
Việc trẻ 3 tháng tuổi bị ho có thể do nhiều nguyên nhân từ bệnh lý của con về các bệnh hô hấp, dị ứng… Hoặc có thể con bị ảnh hưởng của điều kiện khách quan như bị ô nhiềm môi trường, ngộ độc khí…Khi con gặp tình trạng bị ho, mẹ hãy bình tĩnh theo dõi và vệ sinh cá nhân cho con được tốt. Mẹ cũng có thể sử dụng một vài bài thuốc dân gian trong mẹo vặt trị ho cho con. Nếu mẹ muốn sử dụng các loại thuốc đặc trị cần có sự kê đơn của bác sỹ chuyên khoa nhi.
Nguồn tham khảo: Trẻ sơ sinh bị ho: Khi nào cần đưa đi khám?