Trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón là tình trạng khá thường xuyên gặp ở trẻ. Thói quen sinh hoạt có thể là một nguyên nhân. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng cho bé mới chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này. Táo bón gây khó khăn cho bé trong quá trình phát triển thể chất. Mẹ cũng vất vả hơn nhiều khi bé bị khó đi vệ sinh. Chỉ cần nắm được tình trạng và nguyên nhân, mẹ sẽ dễ dàng cùng bé thoát khỏi “cơn ác mộng” này.
Mục lục
1. Trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón khi nào?
Thông thường, bé 2 tháng tuổi đại tiện trung bình từ 1 đến 2 lần mỗi ngày. Phân của trẻ thường có màu hoa cải, mùi chua. Ngoài ra, phân bình thường luôn tồn tại ở dạng mềm, nát. Nếu trẻ bú sữa mẹ, trẻ ít khi gặp phải các vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Từ đó, phân của trẻ cũng ở trạng thái bình thường. Nhưng nếu nguồn sữa mẹ không đủ, không có sẵn hoặc chậm, bé sẽ phải dùng sữa công thức. Theo dõi từ các chuyên gia cho thấy, phân của trẻ 2 tháng bị táo bón thường rất rắn, khô cứng, dạng cục. Mùi phân của trẻ cũng rất khó chịu chứ không còn chua như bình thường.
Ngoài tình trạng của phân, mẹ cũng cần chú ý về tần suất và hành vi đi vệ sinh của bé. Nếu bé phải rặn khi đi đại tiện, đồng thời tần suất đi giảm xuống khoảng 3 ngày/lần, rất có khả năng bé 2 tháng bị táo bón. Trong một tuần, có bé còn đi đại tiện không quá 2 lần. Vấn đề táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi không phải là hiếm gặp. Hầu hết bố mẹ khi mới sinh con đều phải đối mặt với vấn đề này. Đặc biệt là với các bé không chịu bú mẹ, hoặc nguồn sữa mẹ không đủ cho nhu cầu của bé. Nhưng không phải cứ ít đi ngoài đã là táo bón. Nếu bé đi 3 ngày/lần mà phân mềm là bình thường. Có bé đi 1-2 lần/ngày nhưng phân khô cứng đã được coi là táo bón.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ em 2 tháng tuổi bị táo bón
2.1. Trẻ bị thiếu nước
Nếu bé bị thiếu nước, cơ thể sẽ hấp thụ nước từ mọi nguồn để bù đắp. Kể cả phân trong đường ruột của bé cũng sẽ bị hấp thụ nước. Điều này làm cho phân của trẻ 2 tháng bị táo bón trở nên khô cứng, biến thành dạng cục, mất đi độ mềm. Bé dễ dàng gặp khó khăn khi đại tiện, nhiều khi phải rặn rất lâu mới có thể đi được.
Xem thêm:
Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh
Làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa?
2.2. Trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón do uống sữa công thức
Sữa mẹ luôn được coi là “thần dược” cho sức khỏe của bé. Khi bú sữa mẹ, bé có thể thu nạp được protein, chất xơ, nước, thành phần cân bằng chất béo,… Những chất dinh dưỡng này cùng với nước làm cho phân của bé luôn luôn mềm. Ngược lại, sữa công thức lại không có được điều ấy. Sữa công thức mang lại nguy cơ cao táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi.
Tình trạng này xảy ra do một số dòng protein có trong sữa công thức. Các loại protein này làm giảm đi hiệu quả tiêu hóa của trẻ. Do đó, khả năng phân của trẻ bị xanh, rắn cục rất dễ xảy ra. Trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón phần lớn là do hệ quả của việc lạm dụng sữa công thức.
2.3. Trẻ mắc các bệnh ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa
- Bệnh cường giáp: đây là căn bệnh làm giảm nhu động ruột, đồng thời dẫn đến nhiều triệu chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe bé.
- Bệnh phì đại tràng bẩm sinh hoặc bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh: còn có tên gọi khác là Hirschsprung, bệnh này làm ruột già của bé bị thiếu đi tế bào hạch. Từ đó, ruột già không nhận được tín hiệu chỉ huy từ não bộ để hoạt động tiêu hóa đúng cách.
- Bệnh đái tháo đường: nhiều nghiên cứu cho thấy căn bệnh này có thể xuất hiện ở trẻ từ khi bẩm sinh, gây ra các triệu chứng táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi.
- Các bệnh liên quan đến hệ thần kinh: bại não, chậm phát triển, bệnh cột sống,… làm cho trẻ gặp khó khăn khi vận động, có hoạt động ruột bất bình thường hoặc thiếu đi sự phối hợp giữa các cơ quan để ruột hoạt động.
2.4. Do chế độ ăn uống của mẹ làm trẻ em 2 tháng tuổi bị táo bón
Khi mẹ ăn nhiều đồ cay nóng và khó tiêu, các chất có hại cho cơ thể bé cũng sẽ có mặt trong sữa mẹ. Trong khi đây lại là nguồn dinh dưỡng hàng ngày của bé 2 tháng tuổi. Bé dễ dàng bị tiếp nhận các chất có hại này. Ngoài ra, mẹ ăn thiếu chất xơ, sinh hoạt không điều độ,… cũng dễ làm bé 2 tháng bị táo bón.
3. Cách khắc phục táo bón cho trẻ
3.1. Mẹ nên lưu ý đến các triệu chứng khi còn sớm
Trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón có thể khắc phục hay không, phần lớn là do sự chăm chút của mẹ. Nếu mẹ chú ý sớm đến các triệu chứng táo bón ở trẻ, bệnh lý này có thể được ngăn chặn sớm. Trong trường hợp bé đã bị táo bón hơn 2 tuần, hoặc kèm theo cả sốt, nôn, phân có máu, nứt hậu môn,… thì cần phải được đưa đi khám ngay. Khi mới phát hiện ra tình trạng táo bón, mẹ có thể tự khắc phục bằng nhiều cách tại nhà.
3.2. Cách khắc phục táo bón ở trẻ
- Cho bé bú đủ: bổ sung nước cho cơ thể bé. Lúc này bé chưa thể uống nước được, nên bú mẹ là phương án tốt nhất.
- Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ: tăng chất xơ từ rau củ quả, uống nhiều nước, tránh đồ ăn cay nóng, các chất kích thích,…
- Nếu trẻ bị táo bón do sữa công thức, mẹ hãy tìm loại sữa phù hợp hơn cho bé.
- Massage bụng cho bé: dùng 3 ngón tay chụm lại, xoa vùng bụng xung quanh rốn đồng thời ấn nhẹ. Cứ 3 phút một lần, mẹ lặp lại động tác này để kích thích ruột tiêu hóa thức ăn còn thừa.
- Ngâm hậu môn bằng nước ấm: nước ấm có thể kích thích cơ vòng hậu môn, giúp bé đi đại tiện dễ hơn. Mỗi lần ngâm nước ấm chỉ nên kéo dài không quá 5 phút, thực hiện 1-2 lần/ngày.
Trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón là triệu chứng gần như trẻ nào cũng mắc phải. Bé táo bón khiến cơ thể khó chịu, không tiếp nhận thêm dinh dưỡng. Đôi khi bé còn quấy khóc rất nhiều. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá lo lắng. Chỉ cần nắm vững nguyên nhân và giải pháp, chứng táo bón ở trẻ sẽ dễ dàng bị đẩy lùi.
Nguồn tham khảo: