Đối với những người sinh con lần đầu. Bất kỳ một biểu hiện bất thường nào của của con đều khiến mẹ lo lắng. Những nốt trắng nổi trên da mặt con, những lớp da bong tróc cũng là một trong những thứ khiến mẹ băn khoăn. Vậy, những bất thường đó là gì? Nó có nguy hại cho con? Cách xử lý và chăm sóc da mặt cho trẻ sơ sinh thế nào khi có những nốt trắng hay bong tróc đó? Mẹ yên tâm nhé, đó chỉ là những thứ khá bình thường và phổ biến, cách chăm sóc cũng vô cùng đơn giản.
Mục lục
1. Những vấn đề thường gặp khi chăm sóc da mặt cho trẻ sơ sinh
1.1. Mụn sữa, mụn trứng cá ở trẻ
Mụn sữa là những nốt nhỏ màu trắng hoặc màu vàng ngọc trai trên bề mặt da. Đây là một trong các vấn đề rất thường thấy ở trẻ sơ sinh. Một hiện tượng khác là mụn trứng cá ở trẻ. Với biểu hiện nổi mụn đầu trắng tấy đỏ hoặc mẩn đỏ trên mặt. Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa khẳng định nguyên nhân chính xác gây nên mụn.
Bên cạnh đó, thông qua một số nghiên cứu cho thấy rằng da bé sơ sinh bị tình trạng này do nhận được một số hormone. Chúng kích thích tố dư thừa từ mẹ thông qua nguồn sữa nạp vào mỗi ngày. Điều này khiến tuyến dầu non nớt của trẻ bị kích thích. Tiết ra bã nhờn nhiều hơn làm bít lỗ chân lông và xuất hiện mụn[1]. Mụn ở trẻ sơ sinh là lành tính. Mẹ chỉ cần giữ vệ sinh. Và có những biện pháp chăm sóc da mặt cho bé sơ sinh hợp lý để tránh mụn phát triển.
1.2. Bong tróc da ở bé sơ sinh
Ngoài ra, mẹ có thể thấy da mặt của trẻ mới sinh trong một vài tuần đầu tiên thường khô và bị bong tróc, xuất hiện một số vệt trắng. Mức độ bong tróc phụ thuộc vào thời điểm bé sinh. Với những trẻ sinh sớm, lớp vernix tồn tại trên da lâu hơn, ít bong tróc da hơn những trẻ sinh sau tuần thứ 40. Mẹ cũng không nên quá lo lắng. Bởi đây là hiện tượng da trẻ chưa thích ứng được với môi trường bên ngoài. Khi màng bảo vệ sinh học màu trắng kem – Vernix, hoạt động như một hàng rào cơ học và hóa học bảo vệ bào thai chống lại các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm[2], dần bị rửa trôi.
Những vấn đề về da mặt trẻ sơ sinh thường có thể tự biến mất. Nhưng đôi khi lại mang đến cho trẻ cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Và có thể để lại tổn thương trên da gây mất thẩm mỹ. Đó là lý do mẹ nên chăm sóc da mặt cho trẻ sơ sinh đúng cách, Từ đó giúp con có một làn da khỏe mạnh, mịn màng.
1.3. Bệnh chàm (Viêm da dị ứng)
Đôi má ửng hồng của bé có thể rất dễ thương mẹ nhỉ? Nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh chàm hay viêm da dị ứng. Một trong những tình trạng mà da mặt trẻ sơ sinh thường gặp phải. Do da mặt trẻ sơ sinh gặp khó khăn trong việc giữ ẩm. Da bé trở nên khô, ngứa và nứt nẻ. Đây là cơ hội cho các tác nhân gây kích ứng bên ngoài ảnh hưởng đến da mặt bé. Khuôn mặt bé cũng là một trong những khu vực đầu tiên bị bệnh chàm. Các tác nhân phổ biến có thể kể đến như: len, các hóa chất trong xà phòng, kem dưỡng da, nước hoa hoặc chất tẩy rửa. Mẹ hãy chú ý cách chăm sóc da mặt cho trẻ sơ sinh đúng cách để bảo vệ làn da bé yêu.
2. Mẹ nên chăm sóc da mặt cho trẻ sơ sinh như thế nào?
2.1. Chăm sóc da mặt cho trẻ: Rửa mặt cho con nhiều hơn, tránh chà xát mạnh
Vì da trẻ mỏng manh và dễ đổ mồ hôi. Nhất là khi thời tiết nóng ẩm. Nên đôi khi có thể tạo môi trường thuận lợi. Cho vi khuẩn kích thích mụn sữa và mụn trứng cá phát triển. Để phòng tránh điều này, mẹ nên chăm sóc da mặt cho trẻ sơ sinh bằng cách rửa mặt cho con nhiều hơn. Từ 3-5 lần mỗi ngày với nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý tránh chà xát mạnh. Ngoài ra, một nghiên cứu của Nhật Bản khuyên mẹ nên kết hợp sử dụng các sản phẩm an toàn như dầu tắm gội hay kem dưỡng da mặt dành riêng cho trẻ sơ sinh. Mục đích để đạt hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng da và duy trì làn da khỏe mạnh cho con[3].
Mẹ chăm sóc da mặt cho trẻ sơ sinh đúng cách. Bé sẽ dễ chịu hơn mà các mẹ cũng “nhàn” hơn vào những lần thay đổi thời tiết.
Chăm sóc da cho bé cực hiệu quả với khăn ướt
Miếng tắm bọt biển an toàn tuyệt đối cho da bé
2.2. Chăm sóc da mặt cho trẻ: Sử dụng kết hợp kem dưỡng da mặt dành riêng cho trẻ sơ sinh
Ở điều kiện bình thường, mụn sữa và mụn trứng cá vốn là bệnh không nguy hiểm, có thể tự hết trong vài tuần. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp trẻ bị mụn kéo dài nhiều tháng. Do đó, mẹ hãy thường xuyên theo dõi da mặt trẻ. Nếu những đốm mụn của bé không hết sau 3 tháng hoặc có dấu hiệu như sưng đỏ, mưng mủ, lan rộng trên mặt và trên cơ thể, mẹ nên đưa trẻ đi khám. Tránh viêm nhiễm và hạn chế ngứa ngáy, khó chịu cho con yêu.
Một vấn đề khác ở da trẻ sơ sinh là lớp màng bảo vệ vernix dần bị rửa trôi có thể khiến da trẻ bị khô và bong tróc. Hiện tượng này là hoàn toàn vô hại. Mẹ có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng da dành riêng cho da mặt của trẻ sơ sinh để mát xa cho con. Nhằm mục đích cung cấp các chất dưỡng ẩm và kháng khuẩn thay thế lớp màng vernix bảo vệ con khỏi những tác động xấu từ môi trường.
Xịt kháng khuẩn “thần thánh” chăm sóc da mặt cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Bọt tắm gội thiên nhiên đảm bảo an toàn cho làn da của bé
Dầu tắm gội chăm sóc da bé tối ưu
2.3. Tổng kết
Có thể nói, chăm sóc da mặt cho trẻ sơ sinh có thể hạn chế đến mức thấp nhất các vấn đề hay gặp về da. Vì vậy, để đạt hiệu quả tốt nhất cho việc chăm sóc da mặt cho trẻ, mẹ nên tránh cho da con tiếp xúc các yếu tố ngoại sinh như chất tẩy rửa, chất lưu hương, không khí ô nhiễm, … để phòng ngừa kích ứng. Mẹ hãy lưu ý lựa chọn những sản phẩm có thành phần ôn hoà, không có mùi hương quá nồng, tốt nhất là những sản phẩm làm sạch hữu cơ thay vì xà phòng thông thường. Các loại sữa tắm có quá nhiều bọt cũng nên bị đưa vào danh sách giới hạn bảo vệ bé yêu của mẹ một cách tốt nhất.
Mẹ tham khảo thêm các mẹo chăm sóc da cho bé từ A đến Z nhé:
7 lời khuyên từ chuyên gia trong việc chăm sóc da cho bé
Nguồn tham khảo bài viết:
NCBI: Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, trực thuộc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ.
[1] Một số vấn đề về da trẻ sơ sinh: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2528704/
[2] Nghiên cứu về lớp vernix có ở trên da trẻ sơ sinh: Tollin M, Bergsson G, Kai-Larsen Y, Lengqvist J, Sjövall J, Griffiths W, Skúladóttir GV, Haraldsson A, Jörnvall H, Gudmundsson GH, Agerberth B. Vernix caseosa as a multi-component defence system based on polypeptides, lipids, and their interactions. Cell Mol Life Sci. 2005 Oct;62(19-20):2390-9 – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2315785/
[3] Nghiên cứu của Nhật Bản về việc sử dụng kết hợp sản phẩm tắm gội với chất hoạt động bề mặt thấp hơn và một loại kem dưỡng ẩm có chứa pseudo-ceramide có thể có hiệu quả trong việc duy trì làn da khỏe mạnh cho trẻ sơ sinh và cải thiện các triệu chứng da – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5633290/