Khi bé bị khò khè được chỉ định rửa mũi bằng 3 dụng cụ cơ học: bóng hút (bình hút), dụng cụ hút mũi chữ U và bằng máy hút mũi để đạt hiệu quả cao. Tại sao thế nhỉ? Cùng tìm hiểu 3 cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị khò khè để giúp mũi con luôn thông thoáng mẹ nhé.
Mục lục
1. Cách 1: Rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng bóng hút mũi hoặc bình hút
Bóng hút mũi hoặc bình hút thường được làm bằng chất liệu cao su non hoặc silicon, cực an toàn với bé yêu. Cấu tạo của dụng cụ gồm 2 phần: phần đầu hút (bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mũi bé) và phần thân hình tròn, hoặc hình bầu dục, có tác dụng chứa dịch mũi sau khi được hút ra. Nếu bé bị khò khè, dịch mũi lỏng, có màu trắng, mẹ bóp dẹt bóng mũi hoặc bình hút để tạo ra lực hút, hút dịch mũi ra khỏi mũi bé nhanh chóng.
1.1. Chuẩn bị
- Dụng cụ hút mũi (bóng hút mũi hoặc bình hút mũi)
- Nước muối sinh lý hoặc dung dịch xịt theo chỉ định của bác sĩ
- Khăn ướt cho bé sơ sinh: 1 gói
1.2. Các bước thực hiện
- Bước 1: Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý hoặc dung dịch xịt mũi để làm lỏng dịch mũi
- Bước 2: Mẹ bóp không khí ra khỏi bầu hút và giữ nguyên tư thế tay để không khí không tràn vào trong bầu
- Bước 3: Đặt phần đầu hút của dụng cụ hút mũi vào lỗ mũi của bé, đồng thời hứng sẵn một chiếc khăn ướt dưới cằm bé để thấm chất nhầy chảy ra
- Bước 4: Từ từ thả lỏng tay để không khí tràn vào bầu hút, chất nhầy trong mũi cùng từ đó được đẩy lên, hút vào trong bầu
- Bước 5: Bóp bầu hút để lấy chất nhầy ra khỏi bầu hút
- Bước 6: Mẹ thao tác tương tự với bên lỗ mũi còn lại
- Bước 7: Lấy 1 – 2 chiếc khăn ướt, nhẹ nhàng lau sạch dịch nhầy quanh mũi và trong mũi để đảm bảo niêm mạc mũi sạch hoàn toàn, không bị kích ứng, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn trong khoang mũi. Nếu thời tiết lạnh, mẹ làm ấm khăn ướt bằng cách nắm chặt khăn trong lòng bàn tay và giữ 3-5 giây. Nhiệt từ tay mẹ sẽ lan truyền và làm tờ khăn ướt ấm lên. Mẹ thoải mái vệ sinh mũi cho bé không sợ bé bị lạnh khi khăn tiếp xúc với da
1.3. Ưu và nhược điểm của phương pháp
Ưu điểm | Nhược điểm |
Dễ dàng thực hiện và có hiệu quả ngay lập tức | Khó kiểm soát lực hút, lực hút quá yếu sẽ không đẩy được chất nhầy, lực hút quá mạnh sẽ làm tổn thương khoang mũi của bé |
Chi phí rẻ (khoảng 150.000 đồng cho dụng cụ silicon, 25.000 – 70.000 đồng cho dụng cụ cao su hoặc nhựa) | Bóng hút mũi khá khó lấy sạch dịch mũi ra ngoài gây mất vệ sinh |
Dụng cụ thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng mang theo khi đi ra ngoài |
2. Cách 2: Rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ chữ U
Cấu tạo của dụng cụ hút mũi chữ U gồm 3 phần: phần đầu nhỏ tiếp xúc trực tiếp với mũi của bé, phần bầu đựng dịch mũi và phần đầu dạng dẹt hoặc ống thẳng, tiếp xúc với miệng mẹ khi mẹ dùng lực hút. Với phương pháp này, mẹ dễ dàng điều chỉnh lực hút đảm bảo an toàn hơn so với phương pháp dùng miệng hút trực tiếp, giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ miệng mẹ sang mũi bé.
2.1. Chuẩn bị
- Dụng cụ hút mũi chữ U: Mẹ tìm mua tại các trang thương mại điện tử uy tín hoặc hệ thống các siêu thị mẹ và bé như Kidsplaza, Bibomart, Con cưng… với mức giá dao động từ 100.000 đến dưới 300.000 VNĐ
- 2-3 chiếc khăn vải mềm
- Khăn ướt cho bé sơ sinh
2.2. Các bước thực hiện
- Bước 1: Dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch xịt mũi theo chỉ định của bác sĩ để làm ẩm niêm mạc mũi, hỗ trợ làm loãng dịch mũi.
- Bước 2: Đặt vòi lớn của dụng cụ hút trước mũi bé. Dưới cằm bé đặt thêm một chiếc khăn vải mềm hoặc khăn ướt để thấm chất nhầy nếu tràn ra ngoài.
- Bước 3: Mẹ dùng miệng ngậm vào phần ống thon và hút để tạo lực đẩy chất nhầy trong mũi bé ra ngoài. Kết cấu chốt chặn của phần ống hút này sẽ ngăn không để chất nhầy bị hút vào miệng mẹ, cực vệ sinh mẹ nhé.
- Bước 4: Mẹ thực hiện tương tự với bên mũi còn lại và lau sạch mũi con bằng khăn ướt chuyên dụng.
- Bước 5: Đổ chất nhầy trong dụng cụ đi và vệ sinh dụng cụ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn.
2.3. Ưu nhược điểm của phương pháp
Ưu điểm | Nhược điểm |
Giá thành phải chăng | Khó rửa sạch dịch mũi trong dây hút |
Mẹ dễ dàng điều chỉnh được lực hút mạnh nhẹ | Khá tốn sức do mẹ phải dùng hơi để tạo lực đẩy, nếu cột hơi yếu sẽ không đẩy được hết chất nhầy |
Có thể dùng được nhiều lần | Sau một thời gian sử dụng, dây hút sẽ đổi màu gây mất thẩm mỹ, khó vệ sinh |
3. Cách 3: Rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng máy hút đúng cách
Đây là phương pháp rửa mũi hiện đại nhất, hoạt động bằng pin hoặc điện. Máy hút mũi được thiết kế với khả năng điều chỉnh lực hút mạnh nhẹ, tùy theo tình trạng dịch mũi lỏng hoặc đặc, hạn chế làm tổn thương mũi bé. Đây được coi là cứu cánh với mẹ bỉm thiếu kinh nghiệm, luôn bối rối sợ con yêu bị đau.
3.1. Chuẩn bị
- 1 máy hút mũi: Mẹ nên chọn mua máy hút mũi từ thương hiệu uy tín, làm từ chất liệu silicone và có đầu hút thay thế để đảm bảo vệ sinh. Một vài thương hiệu máy hút mũi nổi tiếng mẹ nên tham khảo như Bayern Munchen của Đức, Ichiko của Nhật Bản…
- 1 chai nước muối sinh lý
- 2-3 chiếc khăn vải mềm
- Khăn ướt cho bé sơ sinh
3.2. Cách thực hiện
- Bước 1: Làm mềm chất nhầy trong mũi bé bằng cách nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của bé và đợi trong khoảng 2-3 phút.
- Bước 2: Bật máy hút mũi từ chế độ nhỏ nhất, hoặc tăng dần nếu thấy dịch mũi chưa thoát ra để hút chất nhầy trong mũi bé.
- Bước 3: Dùng khăn ướt vệ sinh niêm mạc mũi và vùng xung quanh mũi. Sau đó mẹ rửa sạch máy hút mũi với dung dịch rửa chuyên dụng hoặc tận dụng nước rửa bình sữa của con để đảm bảo máy hút luôn sạch sẽ, duy trì tuổi thọ của máy lâu hơn.
3.3. Ưu và nhược điểm của phương pháp
Ưu điểm | Nhược điểm |
Dễ dàng sử dụng, cả bố cả ông bà đều dùng được để vệ sinh cho con | Giá thành khá cao, từ 500.000 đến 1.500.000 VNĐ tuỳ thương hiệu |
Không làm đau hoặc tổn thương khoang mũi của bé, hầu hết bé đều không cảm thấy sợ sệt như khi dùng 2 cách thức trên | Khoang đựng chất nhầy hơi bé, khó vệ sinh hơn so với dụng cụ hút mũi chữ U |
Máy hút mũi có đầu thay thế rất đảm bảo vệ sinh |
4. Lợi ích khi hút mũi đúng cách cho bé bị khò khè
Tình trạng bé bị khò khè rất thường gặp ở bé sơ sinh, tuy nhiên nếu kéo dài có thể khiến bé mệt mỏi, mất ngủ, khó thở và dễ mắc những bệnh như viêm xoang, viêm họng hạt… Vì vậy hút mũi đúng cách rất cần thiết cho con đó mẹ ạ:
- Cải thiện tình trạng thở khò khè, bé dễ thở và dễ ti mẹ hơn: Bé bị khò khè, ngạt mũi, khi bú mẹ bé không thể thở bằng miệng khiến con khó chịu, quấy khóc, khó ti. Mẹ nhớ vệ sinh mũi sạch sẽ để con ti ngoan và thoải mái hơn nhé.
- Làm sạch khoang mũi, hạn chế viêm nhiễm: “Đánh bay” dịch nhầy trong khoang mũi bé để hạn chế chất đờm, bụi bẩn bám trong khoang mũi lâu ngày gây ra viêm nhiễm.
5. 4 Lưu ý khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bị khò khè
Để thực hiện đúng cách vệ sinh mũi cho bé, mẹ cần lưu ý những điều sau:
1 – Không nên hút mũi cho bé quá 3 lần/ngày: Thực hiện rửa hút quá nhiều lần sẽ làm mỏng niêm mạc mũi, mũi dễ bị tổn thương khiến vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
2 – Cho bé khám bác sĩ nếu con thở khò khè kéo dài quá 1 tuần: Mẹ nên cho bé tới bệnh viện kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác vấn đề về mũi, không tự ý cho bé dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
3 – Không nên sử dụng các loại khăn lau kém chất lượng để lau mũi bé sau khi hút mũi xong: Nếu khăn quá khô ráp hoặc chứa chất hoá học, paraben sẽ dễ khiến niêm mạc mũi bị trầy xước hoặc dị ứng. Mẹ ưu tiên sản phẩm khăn ướt cho bé sơ sinh với gấp đôi thành phần dưỡng chất từ thiên nhiên, hoạt chất kháng khuẩn, dưỡng ẩm vượt trội, giúp mũi con luôn sạch sẽ mà không hề bị dị ứng.
4 – Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ hút mũi sau mỗi lần hút: Mẹ nên dùng những sản phẩm vệ sinh có thành phần lành tính, kháng khuẩn vượt trội để rửa trôi vi khuẩn tích tụ trong dụng cụ sau quá trình rửa hút. Nếu nhà mình có nước rửa bình sữa, mẹ tận dụng sản phẩm này để làm sạch dụng cụ, vừa an toàn, vệ sinh lại cực tiện lợi.
Hy vọng sau khi áp dụng 3 cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị khò khè, tình trạng mũi của bé sẽ được cải thiện và chấm dứt hoàn toàn, giúp bé hô hấp dễ hơn và không còn quấy khóc khi ti sữa mẹ. Nếu mẹ vẫn thắc mắc và chưa biết cách thực hiện, hãy để lại bình luận để được giải đáp nhanh nhất mẹ nhé.