Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến
Danh mục sản phẩm

Quan sát quá trình phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh trong 12 tháng đầu có rất nhiều điều thú vị. Bên cạnh đó, đây cũng là giai đoạn bố mẹ nên theo sát bé để cảm nhận được những khoảnh khắc thiêng liêng đầu tiên. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ liệt kê những đặc điểm nổi bật trong quá trình phát triển của bé khi tròn 1 tuổi

1. Bé 1 tháng tuổi 

Đây là khoảng thời gian bé vừa thay đổi môi trường sống từ bụng mẹ đến với thế giới bên ngoài. Giai đoạn này, bé chủ yếu là ngủ và bú mẹ. Bé có thể ngủ 18 tiếng mỗi ngày. Trong 1 tháng tuổi này bé có thể làm được những điều sau:

  • Duỗi ngón tay, nắm tay lại và đưa tay về phía miệng.
  • Bé có thể nhận biết được giọng nói của bố mẹ.
  • Nhận biết được mùi hương và mùi sữa của mẹ.
  • Có thể ngẩng đầu lên ít nhiều khi nằm sấp.

2. Bé 2 tháng tuổi

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh vào tháng thứ 2 sẽ có nhiều cử động và bắt đầu nhận thức được xung quanh.

  • Biết mỉm cười và tạo ra được tiếng khi cười.
  • Nghe được những tiếng ọc ọc trong miệng bé.
  • Bé có thể ngẩng đầu lên một góc 45 độ, các cử động cũng mượt mà hơn.
  • Biết theo dõi và biểu lộ sự chú ý qua khuôn mặt.
Biết mỉm cười và tạo ra được tiếng khi cười.
Biết mỉm cười và tạo ra được tiếng khi cười.

3. Bé 3 tháng tuổi 

Cơ thể bé đã đầy đặn hơn và bé đã có thể lật. Đây là giai đoạn bé bắt đầu thể hiện sự đáng yêu của mình.

  • Bé cố gắng bắt chước biểu cảm của người đối diện.
  • Nhận thức rõ hơn về những người bên cạnh.
  • Khi mỉm cười thường kèm theo những cử động chân tay giơ lên.
  • Có thể phát ra âm thanh như a, ơ…
  • Khả năng cầm nắm tốt hơn.

4. Bé 4 tháng tuổi

Khi 4 tháng tuổi, bé sẽ thành thục hơn các hành động lật người và ngẩn cao đầu. Nhiều bé còn có thể dùng khuỷu tay để chống người khi nằm sấp. Ngoài ra, quá trình phát triển của trẻ sơ sinh vào tháng thứ 4 này, bé còn có thể làm được một số điều khác như:

  • Bập bẹ những âm thanh, tiếng động mà bé nghe được
  • Cười tự nhiên và to hơn.
  • Có thể vươn một tay để lấy đồ chơi.
  • Đôi mắt di chuyển theo những sự vật hoặc người trước mặt.
  • Bắt đầu biết biểu đạt cảm xúc. Vui vẻ khi được chơi, buồn khóc khi cuộc chơi bị gián đoạn.
Khi 4 tháng tuổi, bé sẽ thành thục hơn các hành động lật người và ngẩn cao đầu
Khi 4 tháng tuổi, bé sẽ thành thục hơn các hành động lật người và ngẩn cao đầu

5. Bé 5 tháng tuổi

Tháng thứ 5, bé tiếp tục phát triển và các cử động rõ ràng hơn.

  • Giấc ngủ của bé sâu hơn. Không bị thức giấc giữa đêm.
  • Bắt đầu nhận biết được màu sắc.
  • Lăn từ hướng này sang hướng khác.
  • Di chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia.
  • Phản ứng lại bằng nụ cười hoặc các âm thanh ê, a khi có người nói chuyện.

6. Bé 6 tháng tuổi

Khi bé được 6 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn dặm. Nhưng nếu bé chưa sẵn sàng để ăn dặm hoặc chưa ngồi được, mẹ không cần vội cho bé ăn. Vì khi ăn nằm bé sẽ rất dễ bị sặc hoặc hóc thức ăn. Khi tròn 6 tháng tuổi bé có thể:

  • Dễ dàng lật qua lật lại và tự ngồi vững trong khoảng thời gian ngắn.
  • Bắt đầu mọc răng.
  • Nhận thức được tên gọi của bản thân.
  • Tập bò và trường.

7. Bé 7 tháng tuổi

Ở quá trình phát triển của trẻ sơ sinh của tháng thứ 7, bé sẽ bắt đầu nhạy cảm và tò mò thế giới xung quanh hơn.

  • Tự ngồi vững trong khoảng thời gian lâu hơn.
  • Nhận biết được cảm xúc của người nói qua giọng điệu.
  • Thường đưa đồ vật vào miệng.
  • Bắt chước giọng người khác và nói bập bẹ nhiều hơn.
Tự ngồi vững trong khoảng thời gian lâu hơn.
Tự ngồi vững trong khoảng thời gian lâu hơn.

8. Bé 8 tháng tuổi

Ở lứa tuổi này, bé đã có thể linh hoạt hơn khi di chuyển đồ trên từ tay này sang tay khác, tự lăn lộn và ngồi dậy vững vàng hơn. Bé còn biết thể hiện cảm xúc nhiều hơn như:

  • Xấu hổ và sợ người lạ.
  • Không muốn xa mẹ.
  • Có thể nhún nhảy theo nhạc.

9. Bé 9 tháng tuổi

Khi bé tròn 9 tháng tuổi, bé sẽ nhận thức được nhiều hơn. 

  • Biết vỗ tay.
  • Thích chơi trò tìm kiếm đồ vật.
  • Có món đồ chơi yêu thích nhất.
  • Phản xạ nhanh hơn khi có người gọi tên.
  • Nhận biết được ý nghĩa của từ “Không”.

10. Bé 10 tháng tuổi

Khi bé ở tháng thứ 10 trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh, bé đã có thể tự bước đi bằng cách bám víu các vật xung quanh. Các kỹ năng bò, trườn, ngồi dần hoàn thiện. Đồng thời, bé còn đạt được những điều sau:

  • Bắt đầu tập nói các từ đơn giản.
  • Hình thành các động tác vẫy tay để chào tạm biệt hoặc lắc đầu thể hiện sự từ chối.
  • Đưa hai tay lên khi đòi bế.
  • Hiểu được các câu nói đơn giản của mẹ và thực hiện theo.
Hình thành các động tác vẫy tay để chào tạm biệt hoặc lắc đầu thể hiện sự từ chối.
Hình thành các động tác vẫy tay để chào tạm biệt hoặc lắc đầu thể hiện sự từ chối.

11. Bé 11 tháng tuổi

Đây là giai đoạn mà ba và mẹ cần kỷ luật với con hơn. Ví dụ như giờ đi ngủ, ngồi ăn phải ngay ngắn, không được vẽ bậy lên tường… Bố mẹ cần thống nhất phương pháp dạy con khi bé đã tròn 11 tháng tuổi. Ở tháng tuổi này, bé thường thực hiện được các điều sau:

  • Tự ăn và tự uống.
  • Tập nói nhiều hơn, đặc biệt là từ “ba”, “mẹ”.
  • Có thể tức giận và không hợp tác với ba mẹ.

12. Bé 12 tháng tuổi

 Trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh, khi tròn 1 tuổi bé đã có thể tự đứng lên, ý thức được lời nói và nhận thức được sự kỷ luật của ba mẹ. Bé 12 tháng tuổi có thể:

  • Tự cho tay vào áo khi được mặc.
  • Nhái lại âm thanh để gây sự chú ý.
  • Nói từ ba, mẹ được rõ ràng hơn.
  • Gọi tên được các món đồ quen thuộc.
  • Khám phá đồ vật mới bằng cách lắc, ném hoặc đập.
  • Nhận thức được công dụng của các món đồ dùng như lược, bàn chải đánh răng…
Bé 12 tháng tuổi
Nhận thức được công dụng của các món đồ dùng như lược, bàn chải đánh răng…

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh trong một năm đầu tiên rất quan trọng. Tuy nhiên, tùy vào sự phát triển mà bé sẽ đạt được các biểu hiện trên sớm hơn hoặc muộn hơn. Ba mẹ chú ý quan sát các biểu hiện đầu tiên của bé để lưu giữ các khoảnh khắc thiêng liêng này nhé! 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Quan sát quá trình phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé? Nên nhưng đừng làm dụng 
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé? Nên nhưng đừng làm dụng 
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé hay không là câu hỏi mà nhiều mẹ phân vân, thắc mắc. Bởi bé cưng của mẹ thường xuyên trào ngược, nôn trớ, mẹ nghe nhiều người mách cho bé sử dụng gối này sẽ giúp cải thiện tình trạng nhưng mẹ sợ mua nhầm, mua […]
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng? Từ 0 tháng mẹ nhé 
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng? Từ 0 tháng mẹ nhé 
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm vì mẹ nghe nhiều người mách dòng gối này có tác dụng ổn định dịch dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược, nôn trớ nhưng mẹ chưa biết bé mấy tháng thì dùng được. Vậy bài viết […]
TOP 9 cách gọi sữa về sau sinh thường giúp bé ti thỏa thích
TOP 9 cách gọi sữa về sau sinh thường giúp bé ti thỏa thích
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ thường lo lắng khi sữa về ít, nhỏ giọt, không được ướt áo, con ti cũng chẳng thỏa thích. Không sao đâu ạ, bởi Góc của mẹ sẽ xác định được từng nguyên nhân xuất phát từ mẹ và bé, từ đó gợi ý 9 cách […]
Làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú? 5 bí quyết cực hiệu quả
Làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú? 5 bí quyết cực hiệu quả
Mẹ cho con bú nhưng sữa về nhỏ giọt, con không ti đủ nên thường quấy khóc, khó chịu khiến các mẹ vô cùng lo lắng, không biết làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú. Đừng lo quá mẹ ơi, sau đây là 5 mẹo kích sữa về nhanh chóng, con ti […]
Bé uống sữa xong là ị: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục
Bé uống sữa xong là ị: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục
Trường hợp bé uống sữa xong là ị, đi ngoài phân lỏng làm mẹ không khỏi lo lắng vì sợ con gặp vấn đề về sức khỏe. Vậy bé đi ị sau uống sữa là phản ứng sinh lý bình thường hay bất thường? Để giúp mẹ yên tâm hơn và nắm rõ được nguyên […]
Giỏ hàng 0