Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bật mí: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng chuẩn khoa học

Ngày bé chào đời cũng là ngày mẹ nhiều cảm xúc nhất: Hạnh phúc, vui mừng nhưng cũng không khỏi lo lắng,… Phải làm sao để chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng tốt nhất, làm sao trở thành mẹ thông thái bây giờ? Mẹ đừng lo! Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp mẹ xua tan nỗi lo và bỡ ngỡ khi bắt đầu cuộc hành trình làm mẹ “thiêng liêng” này đó ạ!

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng

1. Chăm sóc bé sơ sinh khi bú

Theo bác sĩ Lê Thị Kim Ngân, trưởng khoa Sản, Trung tâm Sản phụ khoa, BV Đa khoa Tâm Anh TP. HCM, sữa mẹ giàu dinh dưỡng và kháng thể tự nhiên mà không một loại dinh dưỡng nào có được. Vì vậy, nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời sẽ giúp bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhất đó ạ!

Làm thế nào để biết bé đang thèm “tu ti” mẹ nhỉ? Mẹo cho mẹ đây ạ! Nếu mẹ thấy 3 dấu hiệu như: Khóc, ngọ nguậy và tép miệng thường xuyên, thì bé đang “phát tín hiệu muốn ăn” đó.

Nếu bé ngọ nguậy, tép miệng và khóc là bé đang muốn tu ti mẹ
Nếu thấy bé ngọ nguậy, tép miệng và khóc là bé đang muốn tu ti mẹ nhé!

Về lượng sữa và cữ bú của con, mẹ tham khảo bảng dưới đây nhé!

LƯỢNG SỮA CHO TRẺ SƠ SINH TRONG 1 THÁNG ĐẦU TIÊN
Ngày 1 5 – 7 ml 8 – 12 cữ
Ngày 2 14 ml 8 – 12 cữ
Ngày 3 22 – 27 ml 8 – 12 cữ
Ngày 4, 5, 6 30 ml 8 – 12 cữ
Ngày 7 35 ml 8 – 12 cữ
Ngày 8 – ngày 30 35 – 60ml 6 – 8 cữ

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Lượng sữa có thể thay đổi 1 chút tùy theo sức bú của con. Thời gian bú mỗi lần khoảng 20 – 30 phút là tốt nhất mẹ nhé!

Khi cho bé bú, mẹ ôm bé bằng một tay, tay còn lại hỗ trợ nâm núm vú và bắt vú để bé bú sữa dễ dàng hơn. Một cách khác giúp mẹ không mỏi tay là cho bé nằm sát bên mẹ, nghiêng người và miệng ngậm vào núm ti sữa.

Để chắc chắn rằng mẹ đang cho con bú đúng tư thế, mẹ tham khảo thông tin ở đây: Top 3 tư thế cho bé bú khoa học nhất dành cho mẹ.

Mẹ có thể nằm cho bé bú khi mẹ đang mệt, mỏi tay hoặc mẹ vẫn còn đau sau sinh. 
Mẹ có thể nằm cho bé bú khi mẹ đang mệt, mỏi tay hoặc mẹ vẫn còn đau sau sinh. 

Khi cho bé bú sữa, mẹ lưu ý hai điều nhỏ sau:

1 – Cân đối giữa ngủ và ăn cho bé: Không phải chỉ lúc bé đòi ăn mẹ mới cho bé ăn. Bé sơ sinh ngủ rất nhiều, thậm chí “ngủ quên ăn”. Mẹ chủ động cho bé ăn sữa để giúp con không bị đói quá, vừa tạo thói quen ăn tốt cho bé!

  • Cách 2 – 3 tiếng, mẹ cho bé bú 1 lần. Nếu đến giờ ăn mà bé đang ngủ, mẹ để con ngủ thêm một chút. Nếu bé ngủ quá 4 giờ, mẹ nhẹ nhàng đánh thức và cho con ăn mẹ nhé!
  • Khi đến giờ ăn mà bé vẫn buồn ngủ, mẹ giúp bé “thắng” cơn buồn ngủ bằng cách trò chuyện, nựng yêu, giao tiếp với con.
Nếu bé chưa tỉnh ngủ, mẹ nựng yêu và trò chuyện với con để con không bị ngủ gật khi bú
Nếu bé chưa tỉnh ngủ, mẹ nựng yêu và trò chuyện với con để con không bị ngủ gật khi bú

2 – Vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú: Ợ hơi, nôn trớ là một trong những điều mẹ lo lắng nhất khi cho bé bú.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bé ngậm ti mẹ chưa đúng. Khi bú, bé nuốt nhiều không khí cùng với sữa vào dạ dày. Không khí làm bé “no giả”, hoặc tệ hơn là làm bé đầy hơi, nôn trớ.

Mẹ vỗ ợ hơi để đẩy không khí ra khỏi dạ dày của bé bằng cách:

  • Đặt khăn lên vai của mẹ.
  • Bế bé lên vai, đầu bé ngả vào vai mẹ, bụng tiếp xúc với thân mẹ, lưng bé hướng ra ngoài.
  • Xoa lưng bé theo hình vòng tròn, hoặc vỗ lưng theo hướng từ dưới lên trên.
Nếu bé thường xuyên ợ hơi nôn trớ, mẹ vỗ ợ hơi đẩy không khí ra khỏi dạ dày cho bé.
Nếu bé thường xuyên ợ hơi nôn trớ, mẹ vỗ ợ hơi đẩy không khí ra khỏi dạ dày cho bé.

2. Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đủ tháng

Rốn là nơi giúp bé nhận oxy và chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ khi bé chưa chào đời. Sau khi sinh, cuống rốn của bé được coi như một vết thương hở, nếu không chăm sóc đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm và nhiễm trùng cho bé.

Rốn bé sơ sinh cần được chăm sóc cẩn thận
Rốn bé sơ sinh cần được chăm sóc cẩn thận

Rốn bé sẽ rụng sau khoảng 8 – 10 ngày. Đến ngày thứ 15, rốn bé sẽ lành hẳn. Trong thời gian này, mẹ vệ sinh sạch sẽ cuống rốn 1 – 2 lần/ngày đến khi cuống rốn rụng hẳn. Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh rốn cho bé: 4 – 5 miếng gòn, 1 chai nước muối sinh lý, 1 chai cồn 70 độ, 1 miếng gạc vô trùng mỏng.
  • Bước 2: Mẹ rửa tay sạch sẽ, sau đó sát trùng tay bằng cồn 70 độ.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng mở băng rốn cho bé. Quan sát dấu hiệu bất thường ở cuống rốn của bé, nếu thấy sưng đỏ, tiết dịch, chảy mủ, rỉ máu hay có mùi hôi,… mẹ cần liên lạc với bác sĩ ngay nhé.
  • Bước 4: Dùng 1 miếng gòn tẩm nước muối sinh lý, nhẹ nhàng lau dọc cuống rốn từ chân rốn đến đầu cuống rốn và xung quanh vùng chân rốn.
  • Bước 5: Dùng 1 miếng gòn sạch lau khô vùng vừa vệ sinh, sau đó sát trùng khu vực da quanh rốn bằng cồn 70 độ
  • Bước 7: Mẹ có thể để hở rốn hoặc băng rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.
Để cuống rốn của bé khô thoáng, không để bỉm che cuống rốn.
Để cuống rốn của bé khô thoáng, không để bỉm che cuống rốn.

3. Hướng dẫn tắm cho bé sơ sinh

Đây có lẽ là điều khiến mẹ lúng túng nhất. Nếu lo lắng quá, mẹ có thể nhờ hộ sinh hoặc người thân (bà nội, bà ngoại của bé) tắm cho bé trong khoảng 1 tuần đầu rồi làm theo. Trong trường hợp mẹ tự tắm cho bé, chỉ cần bình tĩnh một chút, mẹ sẽ thấy việc này rất dễ dàng thôi.

Cách tắm cho bé sơ sinh chuẩn khoa học
Cách tắm cho bé sơ sinh chuẩn khoa học

Các loại dụng cụ mẹ cần chuẩn bị:

2 lưu ý nhỏ cho mẹ:

  • Trước khi tắm cho bé, mẹ cởi bỏ vòng tay, nhẫn, đồ trang sức. Những vật sắc cạnh trên tay mẹ có thể làm xước da của bé.
  • Không để gió từ cửa sổ, quạt, điều hòa thổi vào người bé vì có thể khiến bé bị cảm lạnh khi tắm.

Các bước tắm cho bé mới sinh đây ạ!

  • Rửa mặt: Mẹ dùng bông gòn, thấm nước muối sinh lý nhẹ nhàng lau mắt cho bé từ trong ra ngoài. Sau đó dùng 1 khăn khô đa năng vắt ráo nước và lau nhẹ nhàng mặt bé theo thứ tự mặt, mũi, cằm và 2 tai.
  • Gội đầu: Mẹ làm ướt tóc bé, sử dụng khăn nhúng vào nước tắm hoặc sữa tắm và xoa nhẹ nhàng đầu bé.
  • Tắm toàn thân cho bé: Mẹ dùng 1 khăn khô đa năng nhúng vào nước tắm hoặc sữa tắm. Sau đó,  nhẹ nhàng lau khắp người bé theo thứ tự từ trên xuống dưới và từ trước ra sau. Mẹ có thể nhúng cả người con xuống nước nhưng hạn chế dùng tay chạm vào cuống rốn của con nếu cuống rốn chưa rụng. Sau đó, tráng lại bằng nước thường.
  • Lau khô người sau khi tắm: Dùng khăn lớn lau toàn bộ người để bé không bị cảm lạnh. Quấn khăn tắm quanh người ủ ấm cho bé. Đặt bé nằm trên giường, nhỏ nước muối sinh lý vào mắt, mũi và dùng bông gòn lau từ trong ra ngoài.
  • Mặc tã, quần áo, tất cho bé và cho bé bú sữa nếu bé có nhu cầu.

Lưu ý: Mẹ tắm cho bé trong vòng 4 – 5 phút, không tắm lâu hơn để bé tránh bị lạnh. Sau khi tắm, mẹ ôm bé vào lòng để bé cảm thấy ấm áp hơn nhé!

Sau khi bé tắm xong, mẹ quấn khăn để ủ ấm cho bé.
Sau khi bé tắm xong, mẹ quấn khăn để ủ ấm cho bé.

4. Giữ không gian sống tốt nhất cho bé

Bé sơ sinh có hệ miễn dịch non yếu, rất nhạy cảm với không gian sống và dễ bị cảm lạnh, sốt, rôm sảy, viêm da, viêm mũi,… Chỉ cần một chút gió lạnh, một chút bụi bẩn, vi khuẩn cũng có thể làm con bị ốm. Vì thế, mẹ giữ gìn và quan tâm nhiều hơn đến không gian sống của bé mẹ nhé!

  • Giữ phòng sạch sẽ: Đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa bụi bẩn tấn công da và đường hô hấp của bé. Thời gian mới sinh, mẹ còn mệt và đau. Mẹ có thể nhờ bố hoặc người thân trong gia đình lau dọn nhà cửa, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp gọn gàng.
  • Duy trì nhiệt độ phòng 28 – 30 độ C: Nếu thời tiết quá nóng, mẹ dùng điều hòa, quạt mát, giữ không gian thoáng mát để hạ nhiệt độ. Nếu thời tiết quá lạnh, mẹ quấn chăn ấm và dùng lò sưởi cho con. Mẹ lưu ý: Không để gió quạt, hay gió điều hòa tạt vào mũi của bé vì mũi bé sơ sinh không chịu được áp lực gió lùa.
  • Tránh gió từ cửa sổ lùa vào phòng: Gió từ bên ngoài có thể mang khói bụi, không khí lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bé và mẹ. Mẹ dùng rèm cửa, miếng dán chân cửa, khe cửa để tránh gió mẹ nhé!
Tạo không gian sống tốt là cách giữ gìn sức khỏe cho bé.
Tạo không gian sống tốt là cách giữ gìn sức khỏe cho bé.

5. Các lưu ý quan trọng khác khi chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng

Thời gian đầu đời, bé chưa thể nói với mẹ là con đau ở đây, con thấy thế này, con muốn thế kia,… Vì thế, mẹ chủ động để ý và quan sát những dấu hiệu bất thường về sức khỏe của bé. Mẹ yên tâm vì các biểu hiện bất thường của bé khá rõ ràng nên rất dễ nhận biết thôi ạ!

  • Màu sắc da: Nếu thấy da con chuyển vàng, tím tái, hoặc đỏ, phát ban, xuất hiện các vết mụn, mủ…, mẹ không nên chủ quan mà hãy đưa bé đi khám sớm nhất.
  • Theo dõi thân nhiệt: Thân nhiệt bình thường của bé là 36 – 37 độ C. Nếu mẹ thấy sốt từ 37.5 – 38 độ C thì đừng lo lắng quá vì bé chỉ đang sốt nhẹ thô. Mẹ dùng khăn chườm ấm/chườm mát để hạ sốt cho con. Nếu bé sốt trên 38 độ, mẹ liên hệ bác sĩ để được kê thuốc phù hợp mẹ nhé!
  • Rối loạn tiêu hóa: Mỗi lần thay bỉm cho con, mẹ để ý một chút đến phân và tần suất đi ngoài của bé. Bình thường, bé sơ sinh đi ngoài 5 -7 lần trong ngày, phân có màu vàng tươi hoặc vàng sáng. Các dấu hiệu bất thường là:
    • Phân có màu bất thường: Phân có màu xanh, màu nhạt, hoặc đỏ do máu.
    • Tiêu chảy: Bé đi ngoài trên 7 lần/ngày; phân lỏng, thậm chí có máu trong phân.
    • Táo bón: Bé đi ngoài ít hơn bình thường, phân cứng, sờ bụng thấy căng, chướng, có thể có máu trong phân.

Nếu mẹ phát hiện sớm và đưa con tới khám bác sĩ, bé yêu sẽ mau chóng hồi phục và khỏe mạnh thôi!

Chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng có thể khiến mẹ lúng túng, áp lực một chút. Nhưng mẹ đừng lo, khoảng 1 vài tuần mẹ quen dần, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều đó ạ! Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bật mí: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng chuẩn khoa học”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

BÉ 1 THÁNG BAO NHIÊU KG LÀ ĐẠT ĐƯỢC ĐÚNG TIÊU CHUẨN
BÉ 1 THÁNG BAO NHIÊU KG LÀ ĐẠT ĐƯỢC ĐÚNG TIÊU CHUẨN
Trẻ 1 tháng tuổi là một trong những giai đoạn cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Đây là lúc bé tập làm quen với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ và có những đặc điểm tăng trưởng về thể chất riêng biệt. Tốc độ tăng cân của trẻ sơ sinh […]
Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi một cách toàn diện
Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi một cách toàn diện
Được làm mẹ là một quá trình đầy thiêng liêng và vất vả của người phụ nữ. Bên cạnh việc mang thai và sinh nở, chăm sóc con cũng là một việc vô cùng quan trọng. Sức khỏe của con luôn là sự ưu tiên hàng đầu của mẹ. Chăm sóc bé như thế nào […]
Bật mí các lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh mới nhất
Bật mí các lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh mới nhất
Chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc cần rất nhiều thời gian và công sức. Bé mới sinh cần được chăm sóc một cách cẩn thận để phát triển khỏe mạnh. Việc này tưởng chừng như rất khó khăn, nhất là với những người lần đầu làm bố mẹ. Sự thiếu kinh nghiệm sẽ […]
Giỏ hàng 0