Là bố mẹ chắc hẳn bạn sẽ rất tự hào khi chứng kiến con đạt được những cột mốc phát triển. Những thành tựu nho nhỏ của con sẽ khiến chúng hình thành tính độc lập sau này. Mẹ có biết khi nào là thời gian bé chuẩn bị tập ngồi? Đó cũng là một cột mốc rất quan trọng mà người làm cha mẹ nào cũng chờ đợi. Vì vậy hãy đọc để biết khi nào bé bắt đầu ngồi dậy và cách mẹ yêu giúp tập ngồi cho bé.
Mục lục
1. Trẻ học ngồi ở độ tuổi nào?
Trẻ bắt đầu tập ngồi vào khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ tập ngồi sớm hơn vào khoảng 4 đến 5 tháng tuổi. Nhiều trẻ khác lại tập ngồi muộn hơn ở độ tuổi khoảng 7 đến 8 tháng. Vì vậy, bố mẹ không cần phải quá lo lắng khi thấy con mình tập ngồi quá sớm hay quá muộn. Hãy luôn nhớ rằng mỗi đứa trẻ có tốc độ phát triển của riêng chúng. Bố mẹ yêu hãy cho trẻ thời gian và đừng ép chúng làm bất cứ việc gì đó, khi chúng chưa sẵn sàng.
2. Trẻ có những kỹ năng nào trước khi tập ngồi cho bé?
Dưới đây là một số những kỹ năng mà con có được trước khi bắt đầu tự tập ngồi:
- Khoảng hai tháng tuổi: Đến 2 tháng tuổi bé yêu có thể nâng và ngẩng đầu một góc 45 độ ở tư thế nằm sấp trong khoảng vài phút.
- Khoảng 3 tháng tuổi: Đến 3 tháng tuổi, đầu của trẻ đã chắc chắn hơn trước, bé có thể nâng ngực và đầu lên một góc 45 độ.
- Khoảng 4 tháng tuổi: Khi được 4 tháng tuổi, trẻ có thể ngẩng đầu lên một góc 90 độ trong tư thế nằm sấp. Em bé cũng có thể ngồi dậy nhờ một chút trợ giúp từ bố mẹ.
- Khoảng 5 tháng tuổi: Được 5 tháng tuổi, bé có khả năng nâng được cả phần trên cơ thể khi nằm sấp. Bé cũng có thể lăn lộn hay thậm chí ngồi ổn định nhờ sự hỗ trợ của người lớn.
- Khoảng 6 tháng tuổi: Vào 6 tháng tuổi, con có thể ngồi được nhờ sự hỗ sợ và lăn cả hai bên.
- Khoảng 7 tháng tuổi: Khi được 7 tháng tuổi, trẻ có thể ngồi dậy mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào. Thậm chí bé còn có thể di chuyển phần trên của cơ thể.
- Khoảng 8 tháng tuổi: 8 tháng tuổi, bé có thể ngồi thẳng lưng và không cần hỗ trợ. Bé cũng có thể di chuyển phần trên của cơ thể một cách thoải mái và bắt đầu đứng lên với sự giúp đỡ từ bố mẹ.
3. Bước đầu tập ngồi cho bé
Mẹ muốn tập ngồi cho bé yêu nhà mình có thể thử một số cách sau đâu:
3.1. Nằm sấp
Dành thời gian cho trẻ nằm sấp rất quan trọng. Khi trẻ có thể kiểm soát được phần cổ và đầu, thường vào khoảng 1 tháng tuổi. Hãy bắt đầu bằng việc để trẻ nằm trên đùi hoặc bụng của mẹ. Khi trẻ đã cứng cáp hơn một chút. Có thể cho trẻ nằm trên bề mặt an toàn như giường hay nệm.
3.2. Nằm ngửa
Nằm sấp là khoảng thời gian quan trọng để con phát triển cơ cổ và phần thân trên. Nằm ngửa cũng là thời gian cần thiết để tăng cường phần ngực, bụng và thân của bé. Để trẻ nằm ngửa và cho bé một món đồ chơi, ngay sau đó mẹ sẽ thấy bé bắt đầu lăn qua lăn lại.
Mách mẹ cách chăm sóc giấc ngủ của bé để phát triển toàn diện
3.3. Bế con ở tư thế đứng thẳng
Trước khi bé bắt đầu tự ngồi dậy, hãy giúp bé làm quen với điều đó. Ôm con trong tư thế ngồi không những giúp bé làm quen với tư thế này mà còn cải thiện sức mạnh phần cổ và đầu bé. Tuy nhiên, hãy đảm bảo mẹ đang nâng đỡ cơ thể bé khi làm vậy.
3.4. Sử dụng đạo cụ và đồ chơi
Mẹ có thể sử dụng đạo cụ hoặc đồ chơi để giúp bé ngồi dậy. Giúp bé ngồi trong lòng mẹ bằng gối và đệm. Để đồ chơi trước mặt và phụ huynh có thể cùng chơi với bé. Chúng ta cũng có thể đặt bé ngồi trong nôi nhưng đừng bỏ mặc để bé chơi một mình.
4. 6 cách mẹ yêu có thể áp dụng để tập ngồi cho bé
Đây sẽ là một số tư thế tốt mà mẹ có thể áp dụng để tập ngồi cho bé yêu nhà mình:
4.1. Ngồi trong lòng
Cho bé ngồi trên đùi của mẹ, đặt tay chúng ta ở trên hông em bé và giữ bé trong tư thế này. Đây là tư thế phù hợp cho bé từ 3 đến 6 tháng tuổi.
4.2. Tập ngồi cho bé trên ghế dựa
Có thể dùng ghế dựa để giúp bé ngồi dậy. Điều này hiệu quả với những bé đã bắt đầu tập ngồi với sự trợ giúp. Cách này phù hợp cho bé từ 4 đến 5 tháng tuổi.
4.3. Ngồi trên sàn giữa hai chân mẹ
Tư thế này được khuyến khích cho trẻ 4-5 tháng tuổi. Khoảng cách giữa cha và bé phù hợp để bé được đỡ bởi lưng và chân của người cha. Trường hợp bé đổ sang ngang hoặc ra sau, bé có thể tự dùng tay để đỡ.
4.4. Tập ngồi cho bé trên sàn với những chiếc gối
Bao quanh bé bằng gối và đặt một món đồ chơi trước mặt bé để bé có thể với lấy. Sau đó có thể điều chỉnh gối để giúp trẻ ngồi dậy.
4.5. Tư thế kiềng 3 chân
Cho bé ngồi dạng chân trên sàn. Đặt đồ chơi ở khoảng cách bé có thể với tới được, và để bé dùng thân mình với lấy đồ chơi. Tập ngồi cho bé theo kiểu này phù hợp cho bé từ 4 đến 6 tháng tuổi.
4.6. Tư thế vòng chân
Cho bé ngồi dạng chân nhưng hai bàn chân nối vào nhau. Tư thế này phù hợp cho bé từ 6 đến 8 tháng tuổi.
Phần kết
Mẹ hãy tập ngồi cho bé một cách từ từ với những bước cơ bản đến nâng cao. Bắt đầu từ những động tác chuẩn bị đơn giản. Sau đó, nâng dần độ khó theo thời gian và độ tuổi. Nếu bé đến tuổi tập ngồi nhưng vẫn chưa xuất hiện những biểu hiện. Đừng quá lo lắng về điều đó. Mỗi trẻ có một tốc độ phát triển riêng. Việc của chúng ta là quan sát và hỗ trợ bé. Rồi vào một thời điểm nào đó, mẹ sẽ ngạc nhiên khi phát hiện ra bé có thể tự ngồi dậy và chơi với chú gấu bông của mình.