Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cách làm đồ chơi thông minh giúp bé phát triển

Phát triển toàn diện cho bé từ nhỏ luôn là ưu tiên hàng đầu của các bậc làm bố mẹ. Cách làm đồ chơi thông minh sau đây sẽ giúp trẻ tăng khả năng ghi nhớ, tập trung ngay từ nhỏ. Từ đó, tạo thói quen suy nghĩ và giải quyết khi trẻ lớn lên. 

1. Tiêu chí để coi là đồ chơi thông minh

Mỗi món đồ chơi dù mua hay tự làm đều cần đạt các tiêu chí nhất định
Mỗi món đồ chơi dù mua hay tự làm đều cần đạt các tiêu chí nhất định

Mỗi món đồ chơi dù mua hay tự làm đều cần đạt các tiêu chí nhất định. Nếu bố mẹ muốn tự tay làm đồ chơi cho con, cũng nên xem xét các cách làm đồ chơi đạt tiêu chí sau đây: 

  • Đồ chơi có thể chơi nhiều người. Bố mẹ hãy chọn làm các món đồ mà bố mẹ có thể chơi cùng con. Từ đó, có thể giao tiếp, trò chuyện với trẻ. Con cũng có thể chơi cùng bạn bè. 
  • Đồ chơi thông minh là đồ chơi có thể kích thích bé suy nghĩ, tìm tòi. Đồ chơi hỗ trợ cho quá trình nhận biết, phát triển trí não bé. Giai đoạn trẻ 1-3 tuổi, bố mẹ đã có thể cho trẻ tiếp xúc với đồ chơi để nuôi dưỡng trí tuệ bé. 
  • Đồ chơi thông minh cho phép bé có thể sáng tạo. Bé có thể thể hiện khả năng sáng tạo không giới hạn của mình. 

2. Hướng dẫn cách làm đồ chơi thông minh cho trẻ

2.1. Đồ chơi chữ cái, chữ số

Đồ chơi chữ cái, chữ số
Đồ chơi chữ cái, chữ số

Để giúp trẻ làm quen với mặt chữ và con số nhanh chóng hơn, nhớ lâu hơn, bố mẹ có thể tự làm và chơi cùng trẻ trò chơi về các con số. 

Cách làm: 

  • Chuẩn bị: bút màu, giấy màu, que kem, hoặc bìa cacton
  • Hướng dẫn: Mẹ có thể vẽ hình và tô màu vào một đầu que kem. Các hình vẽ, màu sắc hấp dẫn sẽ kích thích bé ghi nhớ tốt hơn. Mẹ có thể làm mỗi que một màu sắc và giúp bé ghi nhớ các từ vựng màu sắc bằng tiếng anh lẫn tiếng việt. Tương tự với các chữ cái và con số, con vật. Sau đó, hãy thử đố bé và đưa ra phần thưởng để bé cố gắng. 

Việc hỗ trợ của bố mẹ trong trò chơi này rất quan trọng để bé ghi nhớ.  Vừa học vừa chơi bằng cách này giúp bé nhớ bài rất nhanh.

2.2. Đồ chơi ghép hình

Ghép hình là một trong những cách làm đồ chơi thông minh nâng cáo tư duy sáng tạo ở trẻ. Việc ghi nhớ và tưởng tượng lại một hình vẽ rất tốt cho hoạt động trí não và tư duy của bé từ nhỏ. Nếu bố mẹ quá mệt mỏi với các mẫu ghép nhỏ, có thể bị bé làm rơi hoặc đánh mất. Thì bố mẹ cũng có thể tự làm đồ chơi ghép hình cho bé đơn giản tại nhà.

Cách làm: 

  • Chuẩn bị: các que kem, keo dán, kéo, bút màu, hình in sẵn hoặc giấy màu để vẽ.
  • Hướng dẫn: Bố mẹ ghép các que kem thành một mảnh vừa đủ cho bức hình mẹ muốn bé ghép. Sau đó dán dính các que lại với nhau. Vẽ hoặc dán một bức hình ngộ nghĩnh màu sắc bé thích. Các mẹ cắt bức tranh thành các mảnh khác nhau và yêu cầu bé ghép. Đồ chơi ghép hình này cơ bản hơn các lại ghép hình trên thị trường giúp các bé nhỏ cũng chơi được. 

2.3. Đồ chơi rút gỗ

Đồ chơi rút gỗ
Đồ chơi rút gỗ

Rút gỗ (hay còn gọi là Jenga) là trò chơi giúp bé nâng cao khả năng tập trung, khả năng quan sát và cẩn thận. Tập cho trẻ thói quen hứng thú và tìm cách giải quyết vấn đề.

Bố mẹ có thể sử dụng các vật dụng trong nhà để tạo thành món đồ chơi rút gỗ cho bé.

Cách làm: 

  • Chuẩn bị: bộ cờ domino cũ, màu nước
  • Hướng dẫn: Bố mẹ có thể trang trí bộ domino cũ của mình bằng các màu sắc bắt mắt. Sau đó, chồng các thanh domino giống như bộ đồ chơi rút gỗ. Bố mẹ cùng bé chơi bằng cách rút các thanh domino ra khỏi khối mà không làm rơi cả khối gỗ xuống.

2.4. Búp bê ngộ nghĩnh

Không chỉ là búp bê với tóc dài, mẹ cũng có thể tô vẽ những hình ảnh con vật ngộ nghĩnh lên các tờ giấy màu. Cắt chúng ra và dán vào các que gỗ nhỏ cho bé chơi. 

Cách làm: 

  • Chuẩn bị: Giấy màu cứng, bút chì, kéo, bút màu, keo dán, que kem.
  • Hướng dẫn: Tô vẽ các hình búp bê, con vật rồi cắt ra. Dán chúng vào đầu các thanh que. Các mẹ nếu khéo léo hơn cũng có thể sử dụng vải nỉ để tạo hình cho bé. Bố mẹ có thể dùng cách hình này để truyền tải các mẫu chuyện giáo dục đến trẻ.

Bố mẹ cũng có thể xem thêm hướng dẫn làm đồ chơi con rối bóng cho bé tại đây. Đồ chơi con rối bóng phát huy khả năng tưởng tượng, khả năng diễn đạt và kể chuyện của bé. Hơn nữa, từ kĩ xảo dùng bóng đèn phản sáng được học, bé sẽ tự tìm tòi và sáng tạo ra những ứng dụng mới. 

2.5. Tivi cho bé

Tivi cho bé
Tivi cho bé

Bé nhà mình có vậy không? Thường xuyên chú tâm vào các video trên màn hình tivi mà bỏ qua các hoạt động vận động khác. Bé nhà mình cứ mỗi lúc ăn, hay uống sữa, đều đòi xem tivi.

Các mẹ biết đấy, xem tivi có hại cho mắt trẻ, khiến trẻ trở nên thụ động, ngại giao tiếp, vì hoạt động xem tivi chỉ thể hiện giao tiếp một chiều mà thôi. Tuy nhiên không thể phủ nhận những kiến thức mà tivi mang lại trẻ có thể nhớ lâu hơn. Đó là vì cách thức truyền tải nội dung vừa có hình ảnh vừa có âm thanh. Vậy nên, bố mẹ cũng hoàn toàn có thể tự làm đồ chơi tivi thông minh cho trẻ. 

Cách làm:

  • Chuẩn bị: hộp cacton, kéo, giấy màu, bút màu, bút chì, keo, giấy vẽ.
  • Hướng dẫn: bố mẹ sử dụng hộp cacton để làm khung cho chiếc tivi. Hãy cắt các hình ảnh ngộ nghĩnh và cùng bé đưa ra câu hỏi. Ví dụ như tivi cần có những bộ phận nào và cùng thiết kế chiếc tivi theo sở thích bé. Dùng các tờ giấy vẽ từng hoạt cảnh của câu chuyện để làm màn hình cho tivi. Tô màu cho thật sinh động. Như vậy, bố mẹ có thể kể chuyện giống như trên tivi thật cho trẻ. Khi trẻ xem hết tranh này mẹ lại kéo tiếp bức tranh khác. Như vậy trẻ cũng sẽ rất có hứng thú ngay cả khi ăn lẫn chơi. Bố mẹ cũng không lo ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

2.6. Những chiếc xe nhỏ xinh

Trẻ con đặc biệt thích những món đồ chơi có thể chuyển động được
Trẻ con đặc biệt thích những món đồ chơi có thể chuyển động được

Trẻ con đặc biệt thích những món đồ chơi có thể chuyển động được. Và trẻ thích quan sát các sự chuyện động thần kì đó. Vì thế, một chiếc xe đồ chơi tự làm là một trong những cách làm đồ chơi thông minh bố mẹ không nên bỏ qua.

Cách làm:

  • Chuẩn bị: hộp sữa, hộp cacton, giấy màu, bút vẽ, bút màu, kéo, nắp chai.
  • Hướng dẫn: Dùng hộp sữa cắt bỏ một mặt hình chữ nhật lớn. Trang trí thân chiếc xe theo sở thích trẻ. Dùng phần nắp chai làm vô lăng, ghế ngồi và bánh xe. Dùng giấy tạo thành hình những chiếc ghế trên xe. Bố mẹ có thể hỏi con thích xe gì để làm xe cho trẻ. 
  • Với một chiếc hộp cacton lớn, mẹ cũng có thể tạo thành một chiếc xe vừa cả người bé. Có đầy đủ các bộ phần như vô lăng, ghế,… Bé có thể tham gia tự lái chiếc xe của riêng mình. 

Trẻ rất muốn có những thứ mà bạn của trẻ đang có. Và thíh hơn nếu nhận ra món đồ của mình là duy nhất so với các bạn. 

3. Những lưu ý khi làm đồ chơi cho trẻ

Những lưu ý khi làm đồ chơi cho trẻ
Những lưu ý khi làm đồ chơi cho trẻ
  • Các góc cạnh của đồ chơi: Ba mẹ nên chú ý khi thực hiện các cách làm đồ chơi thông minhCần đảm bảo an toàn, không có các góc cạnh, các vị trí sắc nhọn, tránh gây tổn thương cho bé.
  • Làm theo sở thích trẻ: Nên làm các đồ chơi thông minh phù hợp với lứa tuổi. Trong quá trình lớn, bé có các giai đoạn phát triển khác nhau. Cùng với đó là giới tính và đặc biệt là sở thích của con.
  • Làm chắc chắn: trẻ rất dễ bóp nát, làm rơi đò chơi. Vì vậy, đồ chơi bố mẹ làm cần chắc chắn. Nếu bé thấy một món đồ dễ hỏng thì lần sau bé sẽ không muốn chơi nữa. 

Các cách làm đồ chơi thông minh hy vọng sẽ khiến trẻ thích thú. Vì trẻ hứng thú và tìm tòi, đồ chơi mới có thể phát huy được hết công dụng. Việc bố mẹ tham gia vào chơi cùng trẻ cùng rất quan trọng. Hãy cùng con chia sẻ và gắn kết với con qua các món đồ chơi này nhé!

Xem thêm:

Trò chơi cho trẻ 11 tháng tuổi mẹ có thể biết!

Hướng dẫn làm đồ chơi cho bé đơn giản nhất!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cách làm đồ chơi thông minh giúp bé phát triển”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0