Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Hướng dẫn mẹ hâm sữa bằng nước nóng đúng cách

Hâm sữa bằng nước nóng tưởng chừng là một việc đơn giản nhưng nếu mẹ làm sai cách, chất dinh dưỡng trong sữa sẽ mất đi, hoặc bị biến chất ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khi uống vào cơ thể. Vậy mẹ bảo quản thế nào để sữa không hỏng, hâm sữa thế nào để đảm bảo được dinh dưỡng cho bé? Mẹ theo dõi bài viết sau để tham khảo hướng dẫn chi tiết nhất nhé!

Hâm sữa bằng nước nóng giúp sữa được giữ ấm, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng cho bé khi uống 
Hâm sữa bằng nước nóng giúp sữa được giữ ấm, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng cho bé khi uống 

1. Những điều cần biết khi hâm sữa cho bé

Hâm nóng sữa là quá trình làm ấm sữa đã trữ trong tủ lạnh trước khi cho bé bú, giúp con cảm nhận được vị sữa ấm ngon, thân thuộc như khi ti mẹ. Quan trọng hơn, việc hâm sữa nóng lại không gây lạnh bụng cho bé, an toàn cho hệ tiêu hóa của bé hơn. 

Có một số mẹo mẹ cần biết khi hâm sữa cho bé
Có một số mẹo mẹ cần biết khi hâm sữa cho bé

Mẹ bỏ túi 1 số kinh nghiệm hâm nóng sữa để đảm bảo được chất dinh dưỡng trong sữa cho bé như sau: 

  • Chỉ hâm sữa 1 lần duy nhất: Sữa hâm đi hâm lại nhiều lần ở nhiệt độ cao sẽ làm mất dinh dưỡng, đồng thời cũng dễ bị hỏng hơn do sữa nguội rồi làm nóng lại nhiều lần khiến vi khuẩn, vi nấm bên ngoài môi trường xâm nhập, sinh sôi.
  • Để sữa rã hoàn toàn trước khi hâm: Nếu để sữa đông đá đi hâm nóng, mẹ sẽ tốn nhiều thời gian hơn vì phải chờ cho sữa từ dạng đá chuyển sang dạng lỏng. Bên cạnh đó, việc biến đổi nhiệt độ đột ngột khiến sữa bị biến chất, cấu trúc vitamin và kháng thể trong sữa mẹ bị phá vỡ. Vì vậy, mẹ nên chuyển sữa xuống ngăn mát trước khoảng 8-12 giờ hoặc để qua đêm để sữa rã đông tự nhiên trước khi hâm, giữ được nguyên chất dinh dưỡng nhé!
Nếu chưa bỏ sữa xuống ngăn mát để sữa rã tự nhiên, mẹ đem sữa xả đông dưới vòi nước lạnh trước mẹ nhé
Nếu chưa bỏ sữa xuống ngăn mát để sữa rã tự nhiên, mẹ đem sữa xả đông dưới vòi nước lạnh trước mẹ nhé
  • Mỗi bình/túi đựng chỉ nên bảo quản đủ lượng sữa bé dùng trong 1 ngày: Khi cấp đông, lượng sữa trong mỗi túi nên đủ để bé dùng trong một ngày. Sữa sau khi hâm nóng nên được bé uống ngay trong vòng 1-2 giờ bởi sữa để lâu ngoài môi trường tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm phát triển gây hỏng sữa. Lượng sữa còn lại trong túi mẹ tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh ngăn mát và cho bé dùng trong 12 giờ tiếp theo, mẹ đừng để sang ngày hôm sau mẹ nhé!
  • Nhiệt độ sữa cho bé bú khoảng 37 độ C: Sữa có nhiệt độ trùng với cơ thể mẹ giúp bé cảm thấy quen thuộc, ấm áp và hào hứng bú hơn. Sữa có nhiệt độ cao trên 37 độ C có khả năng gây bỏng miệng bé do da bé sơ sinh còn nhạy cảm và mỏng. Ngoài ra, sữa có nhiệt độ thấp dưới 30 độ C lại gây lạnh bụng, khiến con dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, hô hấp hơn. 
  • Ưu tiên bảo quản sữa bằng bình thủy tinh: Bảo quản sữa bằng túi zip hoặc bình nhựa sẽ tiết kiệm chi phí hơn tuy nhiên trong thời gian từ 3-6 tháng, nhựa hoặc nilon sẽ giải phóng ra các chất như BPA và DEHP. BPA vào sữa của bé. Các chất này gây chậm phát triển não, độc cho gan, thận,…Ngược lại bình thủy tinh có chi phí cao hơn từ 10.000-15.000 đồng/ bình nhưng sẽ đảm bảo an toàn hơn rất nhiều. 
Mẹ có thể dùng bình thủy tinh để trữ đông sữa cho bé
Mẹ có thể dùng bình thủy tinh để trữ đông sữa cho bé
  • Dùng bình sữa thủy tinh để hâm nóng sữa: Bình sữa thủy tinh có khả năng chịu nhiệt tốt, không giải phóng chất độc hại ở nhiệt độ cao, đảm bảo được dưỡng chất ở trong sữa không bị biến chất, an toàn cho sức khỏe của bé. Nếu me bảo quản sữa bằng túi zip nilon hoặc nhựa, mẹ đổ sữa sang bình ti của con có chất liệu bằng thủy tinh trước khi hâm để hạn chế tối đa chất độc hại giải phóng từ nhựa khi gặp nhiệt độ cao mẹ nhé! 

Nếu vẫn chưa tìm kiếm được một loại bình sữa chất lượng cho bé, mẹ tham khảo bình sữa thủy tinh Mamamy nhé! Bình sữa thủy tinh Mamamy cải thiện được gần như toàn bộ nhược điểm của các loại bình sữa thủy tinh khác: nhẹ chỉ bằng quả táo, không vỡ khi rơi từ trên cao, được làm từ nguyên liệu cát tự nhiên, không giải phóng chất độc hại khi gặp nhiệt độ cao gây hại tới sức khỏe của bé, mẹ an tâm cho con tu ti.

2. Hướng dẫn hâm sữa mẹ bằng nước nóng

Nếu mẹ sử dụng túi zip hoặc bình nhựa đựng sữa, mẹ nên cho sữa sang bình thủy tinh để hâm nóng cho bé
Nếu mẹ sử dụng túi zip hoặc bình nhựa đựng sữa, mẹ nên cho sữa sang bình thủy tinh để hâm nóng cho bé

Hâm sữa được bảo quản ở ngăn mát hay ngăn đông về cơ bản các bước gần giống nhau. Sữa bảo quản ở ngăn đông có dạng đá cần để xuống ngăn mát trước khoảng từ 8-12 tiếng hoặc xả nước cho tan hết các tinh thể đá. Mẹ kéo xuống dưới để tìm hiểu chi tiết hơn cách hâm sữa trong từng trường hợp cụ thể nhé!

Với các cách bảo quản khác nhau, thời gian hâm nóng sữa cũng sẽ khác nhau!
Với các cách bảo quản khác nhau, thời gian hâm nóng sữa cũng sẽ khác nhau!

2.1. Đối với sữa để ngăn mát

Sữa bảo quản ở ngăn mát chỉ nên sử dụng trong vòng 24-72 giờ với cách hâm nóng đơn giản gồm 4 bước dưới đây: 

  • Bước 1: Lắc đều bịch sữa: Sau 1-3 ngày bảo quản, các dưỡng chất trong sữa sẽ bị lắng xuống đáy túi, cần được lắc lên giúp hòa đều các chất trước khi bé bú. 
  • Bước 2: Đổ sữa vào bình thủy tinh: Nếu mẹ sử dụng túi zip hoặc bình nhựa trữ sữa cho bé, mẹ đổ sữa sang bình thủy tinh (bình bé uống sữa) để hâm nóng vì chất liệu thủy tinh chịu nhiệt tốt và an toàn hơn.
  • Bước 3: Chuẩn bị nước ấm: Nước để ngâm sữa có nhiệt độ khoảng 40 độ C, mẹ đừng sử dụng nước quá nóng (trên 60 độ C) vì ở nhiệt độ cao sẽ làm hỏng các vitamin, kháng thể tự nhiên có trong sữa, nhiệt độ thấp dưới 37 độ C lại không đủ để làm ấm sữa.
  • Bước 4: Ngâm bình sữa vào nước: Mẹ đặt bình sữa vào bát nước sao cho bình đứng yên, không bị nổi trên mặt nước. Sau khoảng 3-5 phút mẹ lắc nhẹ để sữa bên trong bình trao đổi nhiệt cho nhau, bình sữa ấm đều hơn. Với trường hợp ngâm bình vào nước, mẹ cần có thêm dụng cụ nhiệt kế để đo được nhiệt độ sữa chính xác, nhiệt độ nước ngâm sữa khoảng 40 độ C là phù hợp để hâm sữa cho bé! 
Nước để ngâm sữa có nhiệt độ khoảng 40 độ C
Nước để ngâm sữa có nhiệt độ khoảng 40 độ C

2.2. Đối với sữa để ngăn đông

Khác với sữa bảo quản ở ngăn mát, sữa ở ngăn đông ở thể đá rắn, bảo quản được lâu hơn (khoảng 3-6 tháng) nhưng trước khi hâm mẹ cần xả đá trước, sẽ tốn thêm một chút thời gian đó ạ.

Đối với sữa ở ngăn đông mẹ cần rã đúng cách
Đối với sữa ở ngăn đông mẹ cần rã đông đúng cách

Cụ thể các bước xả sữa để ở ngăn đông như sau: 

  • Bước 1: Xả đông sữa: Với sữa để ở ngăn đông, mẹ nên cho xuống ngăn mát trước từ 8-12 tiếng để sữa chuyển từ dạng đá sang lỏng. Trong trường hợp mẹ cần dùng sữa cho bé ngay mà sữa chưa rã đông, mẹ để túi sữa dưới vòi nước ở nhiệt độ thường để sữa rã từ từ nhé. 
  • Bước 2: Lắc nhẹ sữa: Đợi đến khi sữa đã chuyển sang dạng lỏng hoàn toàn, mẹ lắc nhẹ đều túi sữa để lớp sữa béo màu vàng bên trên hòa tan vào các lớp sữa bên dưới. 
  • Bước 3: Đổ sữa vào bình thủy tinh: Mẹ đổ sữa từ túi zip hoặc bình nhựa sang bình thủy tinh để hâm cho bé. 
  • Bước 4: Chuẩn bị nước ấm: Nước để ngâm sữa có nhiệt độ khoảng 40 độ C sẽ đảm bảo không làm biến đổi các vitamin, dưỡng chất trong sữa mẹ, đồng thời nó cũng đủ để làm ấm sữa cho bé đến nhiệt độ khoảng 37 độ C.
  • Bước 5: Ngâm bình sữa vào nước: Mẹ đặt bình sữa vào bát nước sao cho bình đứng yên, không bị nổi trên mặt nước để đảm bảo sữa không bị đổ trong quá trình hâm. Sau khoảng 2-3 phút mẹ lắc nhẹ để sữa bên trong bình trao đổi nhiệt cho nhau, bình sữa ấm đều hơn. Sau khoảng từ 5-7 phút, mẹ lấy ra để dùng cho bé mẹ nhé!
Nên để sữa từ ngăn đông sang ngăn mát trước từ 8-12 giờ
Nên để sữa từ ngăn đông sang ngăn mát trước từ 8-12 giờ

3. Lưu ý khi hâm nóng và rã đông sữa mẹ

Hâm sữa cho bé là công việc hàng ngày  khá đơn giản. Tuy nhiên, để con được bú sữa chất lượng và ngon lành, mẹ lưu lại các lưu ý sau nhé: 

  • Mực nước trong bát, cốc ngâm: Mực nước nên thấp hơn cổ bình 1-2 cm để tránh nước từ bát chảy ngược vào sữa của bé. Đồng thời, mẹ giữ mực nước hâm sữa cao hơn mực sữa bên trong bình  giúp sữa được làm ấm đều và nhanh hơn. 
  • Kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho bé bú: Trước khi bé bú, mẹ nên nhỏ 1-2 giọt sữa ra tay để kiểm tra, mẹ cảm thấy ấm (ấm hơn trên da mẹ một chút) là bé có thể dùng được.  nhiệt độ thích hợp để bé bú sữa bằng nhiệt độ cơ thể mẹ (khoảng 37 độ C), nếu mẹ cảm thấy sữa chưa đủ ấm, mẹ ngâm tiếp thêm từ 3-5 phút. Ngược lại, nếu sữa nóng ran tay, mẹ nên để ở ngoài thêm 5-7 phút để nguội bớt rồi kiểm tra lại trước khi cho bé bú. Mẹ đừng mở nắp bình, chọc thẳng tay vào sữa của bé tránh nhiễm khuẩn vào sữa con mẹ nhé. 
Trước khi cho bé bú, mẹ nhỏ 1-2 giọt ra tay để kiểm tra nhiệt độ của sữa 
Trước khi cho bé bú, mẹ nhỏ 1-2 giọt ra tay để kiểm tra nhiệt độ của sữa
  • Kiểm tra chất lượng sữa trước khi dùng cho bé: Sữa vắt ra để lâu dễ bị hỏng nếu điều kiện bảo quản không đúng, vì vậy trước khi cho bé ăn mẹ nên quan sát màu, mùi và nếm vị của sữa. Nếu thấy sữa có mùi hôi, vị chua khác thường, mẹ bỏ bịch sữa đó ngay, đừng cho bé uống mẹ nhé. 
  • Sữa hâm nóng sử dụng ngay trong vòng 1 giờ: Sữa để lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm từ bên ngoài môi trường xâm nhập, bé uống phải dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Vì vậy, sữa sau khi hâm chỉ sử dụng cho bé trong vòng 1 giờ, bé không uống hết, mẹ nên bỏ đi và không dùng lại nữa. 
  • Không hâm sữa mẹ bằng nước sôi, lò vi sóng ở nhiệt độ cao trên 70 độ C: Vitamin, kháng thể, các dưỡng chất trong sữa mẹ dễ bị biến đổi thành các chất khác khi gặp nhiệt độ cao, vì thế sẽ không đảm bảo được dinh dưỡng và gây nguy hiểm cho bé.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách hâm sữa bằng nước nóng và một số lưu ý quan trọng cho mẹ. Thực hiện theo các bước trên để bé được ti sữa chất lượng nhất mẹ nhé! 

Nếu mẹ còn thắc mắc gì cần tư vấn, vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết để được giải đáp nhanh nhất

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Hướng dẫn mẹ hâm sữa bằng nước nóng đúng cách”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

[GIẢI ĐÁP] Mẹ nên hâm sữa bằng máy trong bao lâu?
[GIẢI ĐÁP] Mẹ nên hâm sữa bằng máy trong bao lâu?
Hâm sữa bằng máy trong bao lâu để không làm mất dinh dưỡng và đủ ấm cho bé? Thời gian trung bình khoảng từ 4 -10 phút, phụ thuộc vào lượng sữa, nhiệt độ và nhiều yếu tố khác. Mẹ theo dõi bài viết sau để biết chính xác thời gian hâm sữa phù hợp […]
Sữa công thức: Sự lựa chọn thay thế hoàn hảo cho sữa mẹ
Sữa công thức: Sự lựa chọn thay thế hoàn hảo cho sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong vài trường hợp không thể cho con bú bằng sữa mẹ đều đặn. Khi đó, sữa công thức chính là một lựa chọn thay thế đáng tin cậy cho sữa mẹ. Chắc hẳn nhiều mẹ còn bỡ […]
Các bí quyết “thần thánh” giúp bảo quản sữa mẹ hoàn hảo
Các bí quyết “thần thánh” giúp bảo quản sữa mẹ hoàn hảo
Chúng ta nghe đến thuộc lòng câu “Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Điều này chứng mình sữa mẹ vô cùng quan trọng đối với con yêu. Nhưng không phải lúc nào mẹ cũng được gần gũi và cho con bú trực tiếp được. Vì […]
Giỏ hàng 0