Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mẹ có biết trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng?

Bố mẹ thắc mắc tại sao bé sơ sinh nhà mình ngủ rất nhiều. Bé ngủ nhiều như thế có bình thường hay không? Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng là tốt nhất? Thật ra, bé sơ sinh chưa có cảm giác về ngày và đêm. Nhưng vì có một chiếc dạ dày tí hon, nó không chứa đủ sữa để bé no lâu. Nên bé thức dậy mỗi khi cảm thấy đói, cho dù đó là ngày hay đêm.

1. Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng mẹ có biết?

Theo National Sleep Foundation, trẻ sơ sinh nên ngủ từ 14 đến 17 tiếng mỗi ngày
Theo National Sleep Foundation, trẻ sơ sinh nên ngủ từ 14 đến 17 tiếng mỗi ngày

Có vẻ lạ kỳ khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn thức. Mỗi trẻ có cách ngủ khác nhau. Một số bé có giấc ngủ siêu ngắn. Số khác lại ngủ lâu đến nỗi phải đánh thức bé dậy để ăn. Trẻ sơ sinh không có đồng hồ sinh học khi mới sinh ra. Nó sẽ hình thành dần trong những tháng đầu tiên. Mẹ sẽ không thể thấy một chu kỳ ngủ thức cho đến khi bé đạt 3 đến 6 tháng tuổi. Cho đến thời điểm đó, bé sẽ dành 75% thời gian để ngủ và 25% thời gian còn lại để thức và bú.

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày? Theo National Sleep Foundation, trẻ sơ sinh nên ngủ từ 14 đến 17 tiếng mỗi ngày. Một số trẻ sơ sinh có thể ngủ từ 18 đến 19 tiếng một ngày. 

Sau vài giờ ngủ, trẻ sẽ thức dậy. Trẻ bú mẹ rất thường xuyên, cứ sau mỗi 2 đến 3 giờ ngủ, trẻ lại thức dậy để ăn. Trẻ bú bình có xu hướng bú ít hơn, khoảng 3 đến 4 giờ ngủ trẻ mới thức dậy một lần để ăn lại.

Nếu thấy thời gian ngủ của trẻ sơ sinh lâu hơn. Mẹ nên đánh thức bé dậy bú. Trong vài tuần đầu tiên, nên đánh thức trẻ sau mỗi 3 đến 4 giờ ngủ, cho đến khi bé tăng cân tốt. Sau đó, mẹ có thể để trẻ ngủ thời gian dài hơn vào ban đêm. 

Những tháng đầu đời của trẻ có vẻ là khoảng thời gian khó khăn nhất đối với bố mẹ. Vì người lớn phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm để cho bé bú và chăm sóc bé. Mỗi em bé có thời gian ngủ khác nhau. Một số bé ngủ suốt đêm (từ 5 đến 6 tiếng mỗi lần) khi đạt độ tuổi từ 2- 3 tháng tuổi. Nhưng một số trẻ khác thì không.

2. Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng là quá nhiều?

Trẻ thỉnh thoảng ngủ nhiều hơn bình thường không phải là chuyện đáng lo ngại
Trẻ thỉnh thoảng ngủ nhiều hơn bình thường không phải là chuyện đáng lo ngại

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng là quá nhiều? Bé ngủ nhiều có bình thường không? Thực ra, trẻ thỉnh thoảng ngủ nhiều hơn bình thường không phải là chuyện đáng lo ngại, trừ khi bé ngủ nhiều đi kèm các triệu chứng khác. Một số lý do khiến trẻ ngủ nhiều hơn bình thường bao gồm:

  • Một bước nhảy vọt về sự tăng trưởng.
  • Một bệnh nhẹ, ví dụ như cảm lạnh.
  • Ngủ không đủ giấc do nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Tiêm chủng.

Một số trẻ ngủ không được do vàng da hay ăn không đủ no (Trẻ sơ sinh bị vàng da, da và lòng trắng có màu vàng). Một số dấu hiệu vàng da nghiêm trọng khác bao gồm: hôn mê, khó ăn, mè nheo và hay cáu kỉnh.

Trẻ không ăn đủ sẽ có triệu chứng mất nước, sụt cân thấy rõ, thậm chí là không phát triển được. Tin tốt là nhờ sự can thiệp từ bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia. Việc cho con bú bằng sữa mẹ sẽ đảm bảo các con ăn đủ no. Xóa tan lo lắng của mẹ về việc con không đủ chất.

3. Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?

Nên đặt bé ở chung phòng nhưng chung giường thì không nên
Nên đặt bé ở chung phòng nhưng chung giường thì không nên

Trong những năm đầu tiên của cuộc đời trẻ, bố mẹ nên ở chung phòng với trẻ. Đặt một chiếc nôi hoặc cũi ở vị trí bố mẹ dễ quan sát và hỗ trợ trẻ bất cứ lúc nào. Điều này sẽ thuận tiện: quan sát trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ để đánh thức trẻ, cho trẻ ăn, dỗ dành trẻ, và theo dõi trẻ vào ban đêm. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị nên cho bé ở chung phòng chứ không nên chung giường.

Nên đặt bé ở chung phòng nhưng chung giường thì không nên. Bởi ngủ chung giường sẽ làm tăng nguy cơ SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) và các trường hợp đột tử khác liên quan đến giấc ngủ của bé.

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng – Những khuyến cáo để bé có giấc ngủ an toàn

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng – Những khuyến cáo để bé có giấc ngủ an toàn
Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng – Những khuyến cáo để bé có giấc ngủ an toàn
  • Luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ. Không đặt trẻ nằm sấp hay nằm nghiêng. Tỷ lệ đột tử của trẻ đã giảm đi khi AAP đưa ra khuyến nghị này vào năm 1992.
  • Giường ngủ của trẻ phải chắc chắn. Trải nệm vừa khít với diện tích giường. Đảm bảo rằng nôi, cũi hay khu vực chơi của bé phải đáp ứng những chỉ tiêu an toàn hiện hành.
  • Không đặt bất cứ thứ gì khác vào nôi hoặc cũi. Cất các loại đồ chơi bằng nhung, gối, chăn, ga trải giường, mền, chăn lông, miếng lót bằng da cừu, đệm lót. 
  • Tránh để bé quá nóng. Mặc quần áo cho bé phù hợp với nhiệt độ trong phòng. Không nên mặc quần áo quá chật. Mẹ chú ý các dấu hiệu khi trẻ bị nóng như đổ mồ hôi hoặc người bé nóng khi chạm vào.
  • Giữ cho con tránh xa khói thuốc lá. Khói thuốc lá có thể làm bé tăng nguy cơ SIDS.
  • Cho trẻ một chiếc ti giả để trẻ ngậm trong lúc ngủ. Không nên ép trẻ ngậm ti giả nếu chúng  không muốn. Nếu đang cho bú, hãy để việc đó hoàn thành rồi mới cho bé ngủ.

Xem thêm:

Mách mẹ cách chăm sóc giấc ngủ của bé để phát triển toàn diện

6 cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ cực đơn giản và hiệu quả cho mẹ

Trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu ngủ: 9 mẹo giúp bé có giấc ngủ ngon

Phần kết

Biết trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng, cho phép bố mẹ không lo lắng quá khi thấy con mình ngủ nhiều. Bạn có biết rằng theo National Sleep Foundation, cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Trẻ dành nhiều thời gian ngủ hơn là thức. Điều đó cho thấy, giấc ngủ có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của trẻ sơ sinh, thậm chí là cho đến sau năm đầu tiên của bé.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mẹ có biết trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0