Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé ngủ không ngon giấc hay giật mình có đáng lo?

Bé sơ sinh ngủ không ngon giấc hay giật mình khiến mẹ lo lắng, không biết tình trạng này có nguy hiểm không và cách cải thiện thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tường tận những băn khoăn của mẹ! Mẹ theo dõi nhé!

Bé ngủ ngon giấc suốt đêm
Bé ngủ ngon giấc suốt đêm

1. Nguyên nhân bé ngủ không ngon giấc hay giật mình

Khi nhắc đến nguyên nhân bé hay giật mình khi ngủ, mẹ thường nghĩ ngay đến việc bé thiếu Canxi mà vội vàng mua thực phẩm bổ sung Canxi cho bé. Nhưng thiếu Canxi chỉ là một trong số các nguyên nhân bệnh lý khiến bé ngủ không ngon giấc. Còn một số nguyên nhân sinh lý và bệnh lý khác khiến bé ngủ hay giật mình.

1.1. Nguyên nhân sinh lý

Nguyên nhân sinh lý thường không nghiêm trọng, có thể dễ dàng khắc phục được nên mẹ không nên quá lo lắng.

  • Phản xạ tự nhiên: Môi trường trong bụng mẹ khác nhiều so với môi trường rộng lớn bên ngoài khiến các bé mới sinh khó thích nghi. Bé dễ bị kích thích bởi tiếng ồn, ánh sáng hay chuyển động mạnh gây ra phản xạ giật mình. Phản xạ này sẽ hết khi bé  được 3 tháng.
  • Tâm lý bất an: Nếu trước khi đi ngủ bé bị dọa, mắng hoặc gặp điều gì đó tiêu cực, bé sẽ mang tâm trạng sợ hãi, lo lắng vào giấc ngủ và có thể gặp ác mộng khi ngủ.
  • Tiếng ồn lớn: Cũng giống như người lớn, bé có thể bị giật mình bởi những tiếng ồn lớn hoặc những hành động đột ngột, bất ngờ. Phản xạ giật mình do tiếng ồn không chỉ xảy ra khi bé thức, mà khi bé ngủ (nhất là lúc vừa ngủ), bé có thể bị giật mình do giấc ngủ lúc này chưa sâu.
Bé ngủ không ngon giấc hay giật mình có thể do nguyên nhân sinh lý như: Phản xạ tự nhiên, tâm lý bé bất an hoặc do có tiếng ồn lớn xung quanh không gian bé ngủ.
Bé ngủ không ngon giấc hay giật mình có thể do nguyên nhân sinh lý như: Phản xạ tự nhiên, tâm lý bé bất an hoặc do có tiếng ồn lớn xung quanh không gian bé ngủ.

1.2. Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân sinh lý, có một số nguyên nhân bệnh lý khiến bé ngủ hay giật mình.

  • Trào ngược dạ dày: Các triệu chứng của trào ngược dạ dày như ợ hơi, buồn nôn, khó thở, đau ngực, thường xảy ra vào ban đêm, sau khi bé nằm khiến bé khó ngủ, hay giật mình tỉnh giấc giữa đêm.
  • Thiếu Canxi: Thiếu Canxi khiến bé luôn trong trạng thái kích thích, hưng phấn, căng thẳng quá mức, tinh thần bất ổn do các xung thần kinh bị ức chế, ảnh hưởng đến hoạt động dẫn truyền thần kinh. Tình trạng này kéo dài khiến bé bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc, hay giật mình nửa đêm.
  • Bị ốm: Sốt, chảy nước mũi, khó thở, khó chịu, mệt mỏi,… khiến bé khó ngủ hoặc ngủ không sâu, dễ giật mình về đêm.
  • Mắc một số bệnh lý như: Bệnh tim, cơ thể suy nhược, thiếu máu kéo dài,… gây mệt mỏi toàn thân, khiến bé gặp trở ngại về tâm lý như: Sợ hãi vô cớ, sống hướng nội, không thích giao tiếp, thường xuyên gặp ác mộng, tỉnh giấc giữa đêm, bé ngủ không ngon giấc hay giật mình.
  • Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương có thể dẫn đến các rối loạn lo âu, rối loạn tâm trạng,… khiến bé ngủ không ngon và hay giật mình lúc nửa đêm.
Bé ngủ không ngon giấc hay giật mình có thể đến từ nguyên nhân bệnh lý
Bé ngủ không ngon giấc hay giật mình có thể đến từ nguyên nhân bệnh lý

2. Bé ngủ hay bị giật mình có đáng lo không?

Ts. Bs Lê Minh Trác chia sẻ: Bé rất hay giật mình vào ban đêm, tùy từng bé mà tình trạng này có đáng lo hay không? Cần xác định nguyên nhân gây giật mình ở bé là sinh lý hay bệnh lý. Nếu là giật mình sinh lý thì không đáng lo, nếu là bệnh lý thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ.

2.1. Với bé 0 – 3 tháng tuổi: Đây là tình trạng thường gặp và không nguy hiểm. Phản xạ giật mình chỉ là một trong số những cử động không tự chủ ở bé mới sinh, được phát hiện bởi bác sĩ nhi người Đức Ernst Moro. Khi bé gặp phải các tác động bất ngờ như ánh sáng, tiếng động, bị đặt xuống, bé sẽ xuất hiện những biểu hiện giật mình như: linh hoạt và giơ cánh tay, bàn tay, chân ra và có thể khóc.

Khi thấy bé ngủ giật mình duỗi chân tay, mẹ không cần quá lo lắng vì đây chỉ là một phản xạ sinh lý của bé và sẽ hết khi bé được 3 – 6 tháng tuổi.

2.2. Bé trên 3 tháng tuổi: Nếu tình trạng giật mình kéo dài lâu ngày (trên 2 tuần) có thể dẫn đến một số vấn đề đáng lo như:

  • Chậm tăng cân: Khi bé ngủ đủ theo thời gian biểu hợp lý, cơ thể sẽ sản xuất ra các hormon tăng trưởng GH cần thiết cho sự phát triển xương và cơ của bé. bé ngủ không ngon giấc hay giật mình lâu ngày,các hormon này không đáp ứng đủ nhu cầu của bé khiến bé chậm lớn.
  • Tăng nguy cơ đột tử của bé: Theo một nghiên cứu của viện Karolinska tại Thụy Điển, mất ngủ gây ra các nguy cơ cao về tim mạch trong đó có đột quỵ. Bé mất ngủ và quấy khóc liên tục rất dễ dẫn đến ức chế hô hấp, ngừng thở và đột quỵ.
  • Bé dễ bị đói lả, giảm sữa mẹ: Chất lượng giấc ngủ kém khiến bé mệt mỏi, đói lả nhưng lại không chịu ăn, không chịu bú. Do khi không ngủ đủ cơ thể bé thiếu hụt các hormon tăng trưởng GH kích thích cảm giác thèm ăn. Nếu tình trạng này kéo dài, mẹ có thể giảm tiết sữa, thậm chí là mất sữa.

3. Cách giúp bé ngủ ngon cả đêm dài không bị giật mình

Ôm, hôn, vỗ về,… những cử chỉ âu yếm của mẹ sẽ giúp trấn an, tạo cảm giác an toàn để bé dễ dàng ngủ ngon lại sau khi bị giật mình.

Dưới đây là các mẹo để bé ngủ ngon giấc hơn, mẹ theo dõi nhé!

3.1. Giữ em bé gần với cơ thể mẹ khi đặt bé xuống

Phản xạ giật mình – phản xạ Moro thường xảy ra ở những bé mới sinh do thay đổi môi trường đột ngột nên cần thời gian thích ứng. Việc giữ bé gần với cơ thể mẹ khi đặt bé xuống giúp bé có cảm giác thân thuộc, an toàn giống như ở trong bụng mẹ.

Mẹ nhẹ nhàng ôm bé và từ từ đặt bé xuống đệm
Mẹ nhẹ nhàng ôm bé và từ từ đặt bé xuống đệm

Khi bé bị giật mình, mẹ hãy nhẹ nhàng ôm bé vào lòng tạo cảm giác an toàn cho bé, vỗ về bé thì bé sẽ ngủ ngoan ngay sau đó.

3.2. Quấn khăn cho bé khi ngủ

Quấn khăn tạo cho bé cảm giác an toàn giống như ở trong bụng mẹ, bé cảm thấy yên tâm, ngủ ngon, ngủ sâu hơn. Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) nhận định: Việc quấn khăn (ủ kén) đúng cách sẽ giúp giúp trấn an, xoa dịu bé, giúp bé ngủ ngon, tránh giật mình và quấy khóc về đêm.

Lưu ý: Phương pháp này chỉ được khuyến khích cho bé dưới 2 tháng tuổi.

Bé ngoan hơn khi quấn khăn, không còn giật mình quấy khóc
Bé ngoan hơn khi quấn khăn, không còn giật mình quấy khóc

Các bước quấn khăn cho bé:

  • Bước 1: Trải khăn trên mặt phẳng, gấp khăn vào khoảng 20cm
  • Bước 2: Nhẹ nhàng đặt bé lên khăn sao cho lưng và cổ bé nằm trên nếp gấp
  • Bước 3: Mẹ điều chỉnh tay phải của bé xuôi theo chiều cơ thể,  khuỷu tay hơi cong rồi kéo góc trái của tấm khăn phủ lên tay bé. Mẹ nhẹ nhàng nâng tay trái của bé lên, vòng góc còn lại của khăn qua tay xuống  lưng và cài lại
  • Bước 4: Gấp góc khăn còn lại lên và cố định chắc


Lưu ý khi quấn khăn cho bé:

  • Khăn quấn cần mềm mại, sạch sẽ, ấm áp vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè
  • Không quấn khăn quá chặt sẽ gây khó chịu cho bé. Không quấn quá lỏng vì khi bé cọ quậy sẽ bị tụt khăn.
  • Nếu thấy bé đổ mồ hôi, mẹ hãy thay khăn khác cho bé
  • Không nên quấn khăn vào ban đêm vì khi mẹ ngủ không theo dõi được biểu hiện của con.

3.3. “Vệ sinh giấc ngủ” – Tạo môi trường ngủ thoải mái cho bé

Tâm trí của bé càng thư giãn, thoải mái, bé càng dễ dàng chìm vào giấc ngủ nhanh chóng. “Vệ sinh giấc ngủ” tạo môi trường ngủ tốt nhất là một cách khiến bé cảm thấy thoải mái, thư giãn, giúp bé thuận lợi đi vào giấc ngủ ở nơi đó hơn.

Trang trí phòng ngủ phù hợp với sở thích của bé
Trang trí phòng ngủ phù hợp với sở thích của bé

Cùng chuẩn bị một không gian tốt nhất cho bé trước khi đi ngủ mẹ nhé!

  • Phòng ngủ của bé: Mẹ cần thu dọn đồ chơi của bé trước khi bé đi ngủ, giữ cho không khí trong phòng thông thoáng.
  • Nhiệt độ phòng: Thường trong khoảng 18 – 25 độ C, không nên quá lạnh hay quá nóng
  • Đồ ngủ của bé: Những bộ đồ ngủ có chất liệu cotton mềm, rộng, thoáng mát sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn khi ngủ. Vào mùa đông, mẹ ưu tiên chọn loại dài tay để tránh bé bị cảm lạnh.
  • Hạn chế tối đa ánh sáng từ thiết bị điện tử và tiếng ồn: Trước khi đi ngủ từ 1 – 2 giờ, mẹ nên tắt hết các thiết bị điện tử, cho bé ngủ tại phòng riêng để tránh tiếng ồn.

Mẹ cũng nên trang trí không gian ngủ của bé, ưu tiên màu sắc sặc sỡ và những hình thù bé thích để bé gắn bó với phòng ngủ của mình hơn.

Hiểu được nguyên nhân khiến bé ngủ không ngon giấc hay giật mình là bước quan trọng để mẹ có cách chăm sóc phù hợp. Trong trường hợp bé trên 3 tháng tuổi gặp tình trạng giật mình khi ngủ kéo dài trên 2 tuần, mẹ hãy đưa bé đi bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm tránh những tác động xấu đến sự phát triển của bé mẹ nhé.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé ngủ không ngon giấc hay giật mình có đáng lo?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bật mí mẹ 5 cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm
Bật mí mẹ 5 cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm
Tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ và hay khóc đêm khá phổ biến. Điều này khiến các bậc phụ huynh rất đau đầu và mệt mỏi mỗi khi bé khóc đêm. Bài viết sau sẽ bật mí cho ba mẹ 5 cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc hơn vào ban […]
Bí quyết của mẹ để ru bé ngủ ngon không quấy khóc
Bí quyết của mẹ để ru bé ngủ ngon không quấy khóc
Ru bé ngủ ngon luôn là bài học đầu tiên mà bất kỳ mẹ bỉm nào mới sinh con lần đầu đều phải đối mặt. Vậy phương pháp nào giúp mẹ ru bé ngủ hiệu quả mà không làm bé tỉnh giữa giấc? Hãy cùng đồng hành cùng Góc của mẹ trong bài viết ngay […]
5 lý do chính khiến bé ngủ không sâu giấc mà mẹ không để ý
5 lý do chính khiến bé ngủ không sâu giấc mà mẹ không để ý
Trẻ sơ sinh ngủ chập chờn, không sâu giấc là nỗi lo ngại chung của các mẹ. Vậy Mẹ có biết 5 lý do chính khiến bé ngủ không sâu giấc là gì chưa? Nếu chưa thì còn chờ gì mà mẹ không tham khảo ngay bài viết dưới đây? 1. Bé ngủ không sâu […]
Giỏ hàng 0