Như các Mẹ đầu biết, thức ăn xay nhuyễn chỉ phù hợp với các con giai đoạn đầu đời. Dù sớm hay muộn, các bé cũng sẽ chuyển sang ăn thô và ăn cơm để được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, giai đoạn chuyển đổi này cũng khiến nhiều Mẹ gặp khó khăn khi bé lười ăn cơm, chỉ thích ăn cháo hay bột. Vậy điều mẹ cần làm kiên nhẫn giúp các bé thích nghi dần dần. Ngoài ra. việc xây dựng thực đơn với các món cơm xay sao cho đa dạng, phù hợp cũng là một cách để kích thích việc ăn cơm của bé.
Mục lục
1. Cơm xay là gì ?
Thông thường, quá trình tập ăn của bé sẽ từ bú sữa mẹ – ăn dặm – cơm xay (cơm nát) – cơm thường. Giai đoạn cơm xay là một bước chuyển để bé làm quen với việc chủ động tập nhai. Cơm xay là cơm nấu dẻo (không quá sệt) được cà nát bằng muỗng hoặc tay; thịt cá có thể cà nát bằng muỗng hoặc xé nát bằng tay; rau củ thì cắt nhỏ, lát mỏng.
Về vấn đề ăn cơm xay, nhiều Mẹ cũng hoang mang không biết nên bắt đầu từ khi nào. Bởi vì, nếu cho bé ăn sai thời điểm dễ làm bé chán ăn lười ăn, suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, không có thời điểm chính xác là khi nào nên cho bé ăn cơm xay. Có những nguyên tắc rất cơ bản về chuyện ăn uống và dinh dưỡng cho trẻ dựa trên đặc điểm chính của lứa tuổi, được đánh giá dựa trên sự phát triển thể chất và hoàn thiện các chức năng trong cơ thể trẻ. Do đó, việc mẹ lo lắng thái quá về thời điểm ăn món này món kia của con là không cần thiết.
Thay vì lo lắng như thế, mẹ có thể tìm hiểu những yếu tố quan trọng và cần thiết khác như: hệ tiêu hóa của bé 12 tháng tuổi đã phát triển ra sao, khả năng nhai nghiền thức ăn của con đã ở mức nào, con cần bổ sung chất dinh dưỡng quan trọng nhất là gì, những thực phẩm con có thể tiêu thụ và ước lượng khối lượng thực phẩm mà con cần là bao nhiêu.
2. Các Mẹ nên cho bé ăn cơm xay như thế nào ?
Để đa dạng thực đơn cũng như đảm bảo bé không bị thiếu chất, các Mẹ lưu ý bổ sung đầy đủ thức ăn trong những nhóm sau:
- Nhóm tinh bột – Gluxid/ Carbohydrat: đây là nhóm dinh dưỡng quan trọng hàng đầu cho bé phát triển mạnh khỏe.
- Nhóm chất đạm – Protein: là nguồn dinh dưỡng cung cấp các dưỡng chất thiết yếu duy trì chức năng sống cho cơ thể bé.
- Nhóm chất béo – Lipid: là nguồn năng lượng quan trọng cho bé hoạt động khỏe mạnh và cứng cáp hơn.
- Nhóm Vitamin và khoáng chất: là nguồn dinh dưỡng hỗ trợ trẻ sơ sinh phát triển khỏe khoắn và nhanh nhẹn.
Trong đó, nên xây dựng cho bé thực đơn ăn dặm phong phú, đa dạng các nguồn thực phẩm, kết hợp linh hoạt giữa gạo/ ngũ cốc với thịt, cá, rau củ và dầu ăn trẻ em với nhau.
Mẹ nên tập cho bé ăn cơm nát ngày vào bữa trưa và bữa tối. Các bữa còn lại nên được thay thế bởi sữa, hoa quả hay thức ăn mềm như bánh flan, sữa chua để bé không bị chán.
Thực đơn cho bé tập ăn cơm xay cần có đủ các bữa ăn như sau:
- Bữa sáng: Uống sữa
- Bữa trưa và Bữa tối (ăn bột hay cơm nhão)
- 2 bữa ăn phụ trong ngày (hoa quả/bánh/sữa chua)
- Bú sữa (bú mẹ hoặc bú bình khoảng 500-600ml ngày).
3. Giúp mẹ xây dựng Thực đơn cơm xay cho bé
Thực đơn 1:
Cơm nhão + khoai nghiền + canh cải + gà sốt cà
Thực đơn 2:
Cơm nắm + trứng cuộn + rau củ + bánh chùm ngây
Thực đơn 3:
Cơm nát + gà hầm + rau củ luộc + khoai tây
Thực đơn 4:
Cơm nhão + trứng chiên + canh cải
Thực đơn 5:
Cơm nhão + cá trắm sốt cà + canh chùm ngây + nho
Thực đơn 6:
Cơm nhão + cá hồi +canh cải + chuối nghiền
Thực đơn 7:
Cơm nhão + chim bồ câu hầm + canh cải thịt
Thực đơn 8:
Cơm chả đậu trứng, canh cáy mồng tơi
Thực đơn 9:
Cơm cá hồi sốt cam, nấm kim chi rau mầm
Thực đơn 10:
Cơm độn hoa lơ, tôm rim me, canh bí
4. Những mẹo để giúp bé thích nghi tốt hơn với việc ăn cơm
Trước giờ ăn của bé các mẹ không nên cho bé ăn bánh, kẹo hoặc uống sữa vì đường ngọt làm cho bé có cảm giác nó giả tạo nên tình trạng biếng ăn. Chỉ cho bé ăn bánh và uống sữa trong các bữa ăn xế hoặc sau khi ăn.
Các mẹ và những thành viên trong gia đình nên phối hợp với nhau tạo ra không khí vui vẻ và những cách giúp bé ăn ngon miệng hơn khi biếng ăn.
Nên chọn chén dành loại nhựa tốt, có hình con vật ngộ nghĩnh dễ thương để trẻ thích thú. Muỗng chọn loại vừa với miệng trẻ, không nhỏ quá cũng không lớn quá.
Đặc biệt không nên múc một lúc quá nhiều cơm và thức ăn vào chén mà nên múc từng ít một để khi trẻ ăn hết và xin thêm thì ba mẹ có dịp khen để khuyến khích trẻ.
Tập cho bé ăn cơm sao cho thành công thực sự không phải là thử thách quá lớn. Mẹ và bé hoàn toàn có thể vượt qua những rào cản trong vấn đề này không mấy khó khăn. Vấn đề là, trước hết mẹ hãy tháo bỏ áp lực phải cho con ăn nhiều, phải cho con ăn đúng quy trình,…Mỗi bé có nhu cầu khác nhau, khả năng tiếp nhận thực phẩm và thái độ hợp tác khác nhau. Và tất cả đều phải qua một quá trình có những giai đoạn mà ở đó, mẹ nên hiểu bé, cùng giúp bé làm quen, tập luyện dần dần.