Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cách pha sữa đúng nhiệt độ giúp bé yêu ti ngon miệng nhất!

Nhiệt độ pha sữa tốt nhất cho bé yêu nằm trong khoảng 40 – 70 độ C tùy từng loại sữa, thế nhưng cách pha sữa đúng nhiệt độ như thế nào để đảm bảo an toàn và tiết kiệm thời gian nhất? Đây tưởng chừng như một vấn đề nhỏ thôi nhưng nếu mẹ không tuân thủ đúng thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa và khiến con ti không ngon miệng nữa. Vì sao thế nhỉ? Mẹ theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Mẹ có biết nhiệt độ khi pha sữa có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sữa cũng như hệ tiêu hóa của bé
Mẹ có biết nhiệt độ khi pha sữa có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sữa cũng như hệ tiêu hóa của bé

1.  Tại sao cần pha sữa đúng nhiệt độ?

Cây cối và sinh vật cần điều kiện nhiệt độ thích hợp để sống và phát huy chức năng của mình, các hạt sữa cũng thế đó mẹ ạ. Pha sữa đúng mức nhiệt theo hướng dẫn trên vỏ hộp sẽ giúp hòa tan hoàn toàn hạt sữa. Nhờ đó mà các dưỡng chất có trong sữa được phát huy hết công dụng. 

Nếu mẹ pha sữa cho bé với nước ở nhiệt độ cao hơn so với hướng dẫn trên vỏ hộp, các chất dinh dưỡng có trong sữa sẽ bị triệt tiêu, thậm chí khiến bột sữa bị vón cục. Ngược lại, nếu nhiệt độ nước thấp hơn tiêu chuẩn, bột không hòa tan hoàn toàn, bé uống vào dễ bị đau bụng, đi ngoài. 

Pha sữa cho bé ở mức nhiệt chuẩn là yêu cầu bắt buộc và thực sự cần thiết đó mẹ
Pha sữa cho bé ở mức nhiệt chuẩn là yêu cầu bắt buộc và thực sự cần thiết đó mẹ

Vậy mẹ nên pha sữa cho bé ở nhiệt độ nào nhỉ? Mức nhiệt pha sữa tốt nhất nên duy trì trong khoảng 40 – 70 độ, nhưng tùy theo thương hiệu sữa mà tiêu chuẩn nhiệt độ này sẽ khác nhau.

Để nắm chính xác, mẹ xem hướng dẫn sử dụng của loại sữa bé đang dùng nhé. Phần thông tin này thường được in ngay trên vỏ hộp đó ạ. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo một số mức nhiệt pha tiêu chuẩn của các loại sữa phổ biến dưới đây:

  • Mức nhiệt 40 độ C: Nan Nestle Optipro 1, Similac Newborn HMO 1
  • Mức nhiệt 50 độ C: Dielac Alpha Gold IQ 1, Glico Icreo số 9
  • Mức nhiệt 70 độ C: Meiji số 0 dạng thanh (Infant Formula Ezcube) và số 0 dạng bột

2. Hướng dẫn mẹ cách pha sữa đúng nhiệt độ

Đã biết cần pha sữa theo đúng nhiệt độ được nhà sản xuất khuyến nghị, nhưng làm thế nào để pha sữa đúng nhiệt độ đơn giản mà nhanh chóng nhất? Thắc mắc của mẹ sẽ được giải đáp bằng 4 bước pha sữa siêu chuẩn ngay sau đây:

2.1. Bước 1: Chuẩn bị và tiệt trùng các dụng cụ pha sữa

Để pha sữa cho bé, trước tiên mẹ nên tiệt trùng bình bằng cách luộc trong nước sôi, quay trong lò vi sóng hoặc máy tiệt trùng khoảng 2 – 3 phút. Dù mẹ đã rửa sạch bình từ trước thì sau khi vệ sinh, vi khuẩn vẫn tìm mọi cách len lỏi vào bình sữa và gây hại cho con. Vì thế, bước này cực kỳ quan trọng đó mẹ ạ.   

Xem thêm: Cách vệ sinh bình sữa đảm bảo an toàn cho bé yêu

Tiệt trùng bình sữa là một bước mẹ không thể bỏ qua trước khi pha sữa cho bé
Tiệt trùng bình sữa là một bước mẹ không thể bỏ qua trước khi pha sữa cho bé

Nếu chưa có thói quen vệ sinh bình sữa với nước rửa bình sữa sau khi con ti, chắc hẳn mẹ sẽ cân nhắc lại ngay khi biết điều này đó. Bình sữa cần được vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo những cặn bám cứng đầu nhất không nhìn thấy bằng mắt thường. Mẹ không mất nhiều thời gian vừa cọ rửa, vừa “nơm nớp” không biết bình đã đủ sạch chưa.

Nước rửa bình sữa từ thành phần thiên nhiên, rửa được cả rau quả mẹ ạ
Nước rửa bình sữa từ thành phần thiên nhiên, rửa được cả rau quả mẹ ạ

Mách nhỏ: Mẹ ưu tiên sử dụng các loại nước rửa bình sữa chuyên dụng cho trẻ sơ sinh có thành phần kháng khuẩn như chiết xuất ngô, rượu dừa, Alkyl Dimethylglycine Hydrochloride, vừa tiêu diệt hết mầm bệnh, vừa phân hủy cặn sữa cứng đầu, làm sạch hoàn toàn mọi ngóc ngách của bình sữa. Có loại còn an toàn đến mức, mẹ dùng rửa được cả rau quả, thực phẩm cả nhà mình ăn hàng ngày nữa cơ mẹ ạ! 

Với trợ thủ đắc lực này, mẹ không cần tiệt trùng bình sữa vì những thành phần làm sạch, khử mùi lành tính sẽ đánh bay vi khuẩn gây hại, đảm bảo bình của con không có mùi hôi, chua khó chịu. Sắm ngay một bạn nước rửa bình ngay thôi mẹ nhỉ!

2.2. Bước 2: Vệ sinh và khử khuẩn tay trước khi pha sữa

Mẹ tuyệt đối đừng quên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước khi pha sữa cho con nhé. Bàn tay chính là ổ vi khuẩn, là môi trường trung gian góp phần lan truyền vi khuẩn vào sữa nếu mẹ không tuân thủ nguyên tắc vệ sinh và khử khuẩn bằng cồn, nước rửa tay sát khuẩn. 

Làm ướt tay trước, lấy lượng xà phòng vừa đủ, xoa đều trước sau bàn tay, kẽ tay, cổ tay… trong khoảng 1 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm
Làm ướt tay trước, lấy lượng xà phòng vừa đủ, xoa đều trước sau bàn tay, kẽ tay, cổ tay… trong khoảng 1 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm

2.3. Bước 3: Chuẩn bị nước đúng nhiệt độ

Khi đun nước pha sữa cho bé, mẹ chỉ nên dùng cây nước nóng tự động hoặc bình đun sạch, tránh dùng các loại xoong, nồi nấu để đun vì xoong, nồi nấu ăn dù đã được rửa sạch nhưng vẫn còn một lượng váng mỡ bám trên thành. Lớp mỡ này sẽ theo sữa vào trong dạ dày, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bé: gây đau bụng, đi ngoài…. 

Dùng nước lọc đun sôi từ ấm để pha sữa cho bé 
Dùng nước lọc đun sôi từ ấm để pha sữa cho bé

2.4. Bước 4: Tiến hành pha sữa 

Sau khi mẹ đã xác định số muỗng bột và lượng nước dùng để pha nhờ thông tin trên bao bì sản phẩm, mẹ lần lượt thực hiện như sau:

Cho nước vào bình làm 2 lần:

  • Lần 1: Cho 2/3 lượng nước cần thiết vào bình pha và đổ số muỗng sữa theo cữ ăn của bé. Mẹ nhớ làm đúng theo thứ tự này, vì nếu cho sữa vào trước khi cho nước, một số loại sữa sẽ khó tan, dễ vón cục, làm tắc đầu núm ti, con không bú được đâu ạ. Sau đó, mẹ đậy nắp bình và lắc nhẹ cho bột sữa tan dần trong khoảng 15s.
  • Lần 2: Cho 1/3 lượng nước còn lại vào bình và tiếp tục lắc đều đến khi sữa tan hoàn toàn.

Tiếp đến, mẹ chỉ cần để sữa nguội từ từ xuống khoảng 37°C rồi cho bé sử dụng. 

Khi đong sữa mẹ lưu ý gạt bột sữa phẳng để đong chính xác số lượng bé cần, tránh sữa bị quá đặc hay quá loãng, ảnh hưởng tới sức khỏe của con
Khi đong sữa mẹ lưu ý gạt bột sữa phẳng để đong chính xác số lượng bé cần, tránh sữa bị quá đặc hay quá loãng, ảnh hưởng tới sức khỏe của con

3. 4 cách kiểm tra nhiệt độ sữa khi pha

Có rất nhiều cách giúp mẹ kiểm tra được nhiệt độ nước pha sữa, từ các thiết bị đo nhiệt hiện đại đến cách truyền thống của các bà, các cô ngày trước. Điểm qua ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp để có lựa chọn phù hợp nhất khi chăm sóc bé mẹ nhé. 

3.1. Kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế điện tử

1 – Ưu điểm

  • Đầu cảm nhiệt nhạy bén: phương pháp xác định được nhiệt độ đối tượng rất nhanh, kết quả hiển thị chính xác ngay trên màn hình điện tử.
  • Tính đa năng: chỉ với một thiết bị, mẹ vừa có thể đo nhiệt độ sữa cho con, đo nhiệt độ nước tắm, đo thân nhiệt, đo nhiệt độ món ăn của con. Đầu tư một lần mà nhiều công dụng thế này thì ngại gì không sắm cho con yêu một cái mẹ nhỉ. 
  • Phạm vi đo nhiệt khá lớn: khoảng – 50 độ C tới vài trăm độ C, mẹ dùng được cho nhiều mục đích đo nhiệt khác nhau.
  • Giá thành hợp lý: khoảng 100.000 VNĐ/ Chiếc.
Các mẹ nên chú ý để nhiệt kế tránh xa bé, tránh đầu cảm nhiệt chọc vào người, vào cổ họng có thể gây nguy hiểm tới trẻ
Các mẹ nên chú ý để nhiệt kế tránh xa bé, tránh đầu cảm nhiệt chọc vào người, vào cổ họng có thể gây nguy hiểm tới trẻ

2 – Nhược điểm: một số loại nhiệt kế có kích thước khá nhỏ, đầu nhọn, chẳng may mẹ quên không cất đi, bé tự cầm chơi sẽ rất nguy hiểm nếu con chẳng may cắn, nuốt phải.  

3 – Hướng dẫn sử dụng

  • Bước 1: Nhúng đầu cảm nhiệt của nhiệt kế vào sữa: mẹ cho đầu cảm nhiệt vào nước, sau vài giây, màn hình nhiệt kế sẽ hiển thị kết quả.
  • Bước 2: Quan sát màn hình LCD hiển thị kết quả: Nhiệt độ nước sẽ được hiển thị chính xác trên màn hình. Dựa vào đó mẹ xác định được khi nào nước đã đạt đến nhiệt theo yêu cầu. 

3.2. Kiểm tra nhiệt độ sữa bằng thước đo nhiệt 

1 – Ưu điểm: Dạng nhiệt kế này được thiết kế rất đặc biệt khi xác định nhiệt độ bằng cách dán lên vật cần đo. Mỗi màu sắc tương ứng một phạm vi nhiệt độ nhất định. Sự thay đổi nhiệt độ nhìn thấy được qua sự thay đổi màu sắc của mỗi ngưỡng. 

Nên bỏ thước đo nhiệt ra khỏi bình sau mỗi lần dùng, chỉ khi nào kiểm tra nhiệt độ bình thì mới dán
Nên bỏ thước đo nhiệt ra khỏi bình sau mỗi lần dùng, chỉ khi nào kiểm tra nhiệt độ bình thì mới dán

2 – Nhược điểm

  • Không chính xác tuyệt đối: Nhiệt độ nhiệt kế dán đo được ở bình sữa thường lệch với nhiệt độ thực tế của nước trong bình khoảng 0.5 độ C.
  • Mất nhiều thời gian đo: mất khoảng 5-10 phút để đọc được kết quả, sữa dễ bị giảm nhiệt trước khi kịp hiển thị nhiệt độ.

3 – Hướng dẫn sử dụng

  • Bước 1: Sau khi lau khô hoàn toàn bề mặt vỏ bình, dán nhiệt kế lên thành bình theo hướng dẫn, cho nước nóng vào kiểm tra và chờ trong khoảng 5-10 phút.
  • Bước 2:Mỗi ô nhiệt khi chuyển sang màu xanh sẽ hiển thị mức độ nhiệt tương đương. Ví dụ nếu như chữ ở ô 60 độ chuyển sang màu xanh lục chứng tỏ nước đang ở nhiệt độ khoảng 60 độ C.

Lưu ý nhỏ: Mẹ bảo quản thước nhiệt ở nơi sạch sẽ, khô ráo như hộp kín, tủ thuốc gia đình. Những vị trí có nhiệt độ quá nóng, quá lạnh hoặc ẩm ướt như gần tủ lạnh, cửa sổ, bếp ga,… sẽ làm bộ phận cảm ứng nhiệt hoạt động kém nhạy, chức năng hiển thị nhiệt không còn chính xác.

3.3. Sử dụng máy hâm sữa

1 – Ưu điểm: Ngoài tác dụng làm nóng sữa, máy hâm sữa còn giúp mẹ xác định nhiệt độ nước hoặc sữa trong bình trong thời gian ngắn.

2 – Nhược điểm: Giá thành máy tương đối cao, thường rơi vào vài trăm nghìn đến vài triệu. 

Máy hâm sữa tiện dụng cho các bà mẹ hiện đại
Máy hâm sữa tiện dụng cho các bà mẹ hiện đại

3 – Hướng dẫn: Mẹ điều chỉnh nhiệt độ máy ở mức nhiệt phù hợp, đặt bình chứa nước pha sữa vào. Trong lúc hoạt động, đèn tín hiệu của máy luôn sáng, khi đèn tắt có nghĩa là nước đã đạt mức nhiệt yêu cầu. Sau đó, mẹ cho bột sữa vào pha theo tỉ lệ đúng như hướng dẫn.

3.4. Kiểm tra nhiệt độ sữa bằng cách đổ một ít sữa ra cổ tay 

1 – Ưu điểm: Chẳng may mẹ chưa chuẩn bị được một thiết bị đo nhiệt chính xác, đây chính là cách cứu nguy cực kỳ nhanh chóng cho mẹ.

2 – Nhược điểm: Cách làm này dựa trên cảm tính của mẹ, nên nhiệt độ sẽ không hoàn toàn chính xác so với nhiệt độ thực tế

Mẹo kiểm tra nhiệt độ sữa rất lợi hại cho mẹ 
Mẹo kiểm tra nhiệt độ sữa rất lợi hại cho mẹ

3 – Hướng dẫn: Mẹ nhỏ 2 – 3 giọt sữa ra cổ tay, sau đó cảm nhận nhiệt độ bằng da mẹ. Khi sữa tiếp xúc với da, mẹ không thấy rát hay giọt sữa quá nguội lạnh mà vẫn còn âm ấm, mẹ cho con ti được rồi 

4. Những lưu ý quan trọng khi pha sữa cho bé

1 – Không pha sữa với nước khoáng, nước hoa quả, nước rau củ: Nước khoáng, khi đun lên dùng pha sữa có những thành phần tạp chất mà cơ thể bé không thể tiêu hóa được. Còn với nước rau củ hay nước hoa quả, khi mẹ pha cùng với sữa sẽ tạo nên hỗn hợp chất phức tạp, khả năng cao gây biến đổi sữa, hại tới hệ tiêu hóa non nớt của bé.

Pha sữa đúng cách sẽ khiến con ti ngoan và nhiều hơn
Pha sữa đúng cách sẽ khiến con ti ngoan và nhiều hơn

2 – Không pha trộn thêm thức ăn khác với sữa: Tương tự như với nước hoa quả, các loại thực phẩm khác như ngũ cốc, bột ăn dặm cũng không được pha trộn cùng sữa. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh không thể dung nạp được những dinh dưỡng có trong những thực phẩm đó, dẫn đến tình trạng bé bị nôn trớ, đi ngoài, hay thậm chí ngộ độc thực phẩm.

3 – Tuân thủ đúng tỉ lệ sữa – nước khi pha: Sữa pha đặc hay loãng hơn mức theo khuyến nghị của nhà sản xuất đều gây ra những tác hại khôn lường như: đau dạ dày, kiết lị, rối loạn tiêu hóa… Mẹ nhớ đong chuẩn định lượng pha sữa ghi trên vỏ hộp, lưu ý khi đong, 1 thìa sữa chuẩn là khi bột sữa ngang mặt thìa, không vơi cũng không đầy hơn. Lượng sữa cho bé theo từng tháng tuổi cũng có sự khác nhau,mẹ cần theo dõi sự phát triển của con mỗi ngày để điều chỉnh. 

4 – Đổ nước vào trước, sau đó mới thêm bột sữa: Nếu làm ngược lại, phần bột sẽ chiếm thể tích của nước, gây ra sự mất cân bằng trong tỷ lệ, sữa bột dễ vón cục hơn, con uống dễ bị đau bụng, khó tiêu lắm mẹ ạ. Vì thế, mẹ nhớ thực hiện theo thứ tự: cho nước vào bình trước rồi mới cho bột sữa vào để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con mẹ nhé. 

5 – Lắc sữa đều và nhẹ tay sau khi pha: Mẹ nên lắc đều để tránh vón cục và lắc nhẹ tay tránh tạo bọt khí khiến bé dễ bị đầy hơi, nôn trớ.

6 – Làm ấm sữa ở nhiệt độ quá cao: Khi làm nóng lại sữa với nhiệt độ vượt ngưỡng 37 độ, nhiệt độ cao vô tình phá huỷ các vitamin, khoáng chất có trong sữa. Từ đó cơ thể bé không nhận được dinh dưỡng như mong muốn, thậm chí còn khiến con gặp vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng.    

7 – Vệ sinh sạch bình sữa sau khi sử dụng: Sau khi bé bú bình, nước bọt từ miệng bé sẽ đọng lại tại núm ti, trong bình cùng với các cặn sữa. Nếu mẹ không làm sạch bình sữa với nước rửa bình ngay, các mảng bám này sẽ trở thành môi trường sống cho vi khuẩn gây hại phát triển. 

Ngoài ra, để tránh tình trạng đóng cặn sữa, mẹ tìm hiểu thêm về các loại bình sữa thủy tinh cổ rộng với chất liệu thủy tinh cao cấp, thành bình trơn láng, chống trầy xước, hạn chế bám cặn cực hiệu quả.  Ngoài ra, đường kính miệng bình lớn còn giúp mẹ cọ rửa sạch những ngóc ngách trong bình như đáy bình, thân bình, khấc xoáy chỉ trong hai phút. 

Con ti ngon lành với bình sữa cổ rộng 
Con ti ngon lành với bình sữa cổ rộng

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp trọn vẹn những thắc mắc hay hoài nghi của mẹ về cách pha sữa đúng nhiệt độ cho bé. Nếu mẹ cần tư vấn thêm điều gì, hãy để lại bình luận bên dưới để nhận được hỗ trợ nhanh chóng mẹ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cách pha sữa đúng nhiệt độ giúp bé yêu ti ngon miệng nhất!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

[GIẢI ĐÁP] Chọn bình sữa cho bé 7 tháng tuổi như thế nào?
[GIẢI ĐÁP] Chọn bình sữa cho bé 7 tháng tuổi như thế nào?
Góc của mẹ nhận được câu hỏi từ Mẹ Trang (24 tuổi, Bắc Ninh) như sau: Mình đang cần mua bình sữa cho bé 7 tháng tuổi nhưng không biết loại nào phù hợp với con? Các mẹ có thể gợi ý giúp mình sản phẩm phù hợp cho con được không ạ? Hiểu được […]
[GIẢI ĐÁP] Mẹ nên hâm sữa bằng máy trong bao lâu?
[GIẢI ĐÁP] Mẹ nên hâm sữa bằng máy trong bao lâu?
Hâm sữa bằng máy trong bao lâu để không làm mất dinh dưỡng và đủ ấm cho bé? Thời gian trung bình khoảng từ 4 -10 phút, phụ thuộc vào lượng sữa, nhiệt độ và nhiều yếu tố khác. Mẹ theo dõi bài viết sau để biết chính xác thời gian hâm sữa phù hợp […]
[Giải đáp] Bình sữa, núm ti dùng được bao lâu thì nên thay?
[Giải đáp] Bình sữa, núm ti dùng được bao lâu thì nên thay?
Gần đây, Góc của mẹ nhận được câu hỏi đến từ mẹ Trang (25 tuổi), Đà Nẵng: Góc của mẹ ơi,  Cu Tít nhà mình mới sinh, mình cho bé bú bằng bình sữa Mamamy được hơn 1 tháng nay. Bà nội cu Tít nói núm ti bình sữa phải được thay 2 tháng/lần thì […]
Giỏ hàng 0