Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé ăn dặm bị tiêu chảy nên ăn gì – mách mẹ 9 thực phẩm AN TOÀN

Bé ăn dặm bị tiêu chảy khiến mẹ xót xa, lo lắng nhưng lại lúng túng không biết bé ăn dặm bị tiêu chảy nên ăn gì để nhanh khỏi? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, mẹ lưu lại ngay 9 thực phẩm này để cải thiện hệ tiêu hóa cho bé mẹ nhé!

Mách mẹ các thực phẩm nên bổ sung cho bé ăn dặm bị tiêu chảy
Mách mẹ các thực phẩm nên bổ sung cho bé ăn dặm bị tiêu chảy

1. Nguyên tắc dinh dưỡng dành cho bé ăn dặm bị tiêu chảy

Ở giai đoạn bé ăn dặm (từ 6 – 12 tháng tuổi), do kháng thể thụ động bé được nhận từ mẹ giảm dần, trong khi kháng thể chủ động chưa phát triển hoàn thiện, bé rất dễ bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào đường tiêu hoá gây tiêu chảy. Cùng với đó, việc chuyển từ bú sữa (lỏng) sang ăn bột (đặc) khiến đường ruột của bé thấy “lạ lẫm”, dễ bị rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy hơn đó mẹ.

Tình trạng này khá thường gặp, không quá nguy hiểm nên mẹ đừng lo lắng quá nhé! Chỉ cần để ý 1 chút trong việc chăm sóc, không để bé bị mất nước và điện giải quá nhiều kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp thì bé sẽ mau khỏi thôi. Dưới đây là 4 nguyên tắc ăn dặm cho bé bị tiêu chảy, mẹ lưu lại nhé:

1 – Chế độ ăn dinh dưỡng: Mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng như vitamin, glucid, pectin và lignin (ví dụ: cà rốt, khoai tây, chuối tiêu…) bởi các chất này giúp hút nước, làm đặc phân và đào thải các vi khuẩn trong ruột ra ngoài, từ đó dọn sạch sẽ đường ruột cho bé.

Mẹ chú ý bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin, glucid, pectin và lignin cho bé
Mẹ chú ý bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin, glucid, pectin và lignin cho bé

2 – Đảm bảo bé không mất nước: Khi bị tiêu chảy, cơ thể bé bị mất nhiều nước hơn bình thường, mẹ bổ sung nước cho con bằng các loại hoa quả mọng nước (cam, táo,…) hoặc dung dịch oresol để bù nước và điện giải.

3 – Ưu tiên chế biến mềm: Mẹ ưu tiên chế biến thức ăn mềm nhuyễn hơn bình thường, các thực phẩm cần được băm hoặc nghiền nhỏ và mẹ nên nấu dạng cháo lỏng để bé dễ tiêu hóa. 

4 – Chia nhiều bữa ăn trong ngày: Khi bị tiêu chảy bé thường chán ăn. Mẹ chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để bé hấp thụ tốt dưỡng chất tốt hơn, mỗi bữa cách 3 – 4 giờ giúp bé ăn được nhiều hơn mẹ nhé!

Mẹ nên ưu tiên chế biến các món ăn mềm nhừ để bé dễ tiêu hoá
Mẹ nên ưu tiên chế biến các món ăn mềm nhừ để bé dễ tiêu hoá

2. Bé ăn dặm bị tiêu chảy nên ăn gì – 9 loại thực phẩm nên ưu tiên

2.1. Bột gạo

Bột gạo là sản phẩm lành tính chứa nhiều tinh bột (một loại glucid) và ít chất xơ, không chỉ cung cấp năng lượng cho bé mà còn giúp thúc đẩy tiêu hoá các thức ăn khác có trong đường ruột, làm kết dính giúp phân của bé bớt lỏng, từ đó hồi phục dần dần sức khỏe hệ tiêu hoá. 

Món ăn phù hợp từ bột gạo: Bột gạo nấu loãng (tỉ lệ 1 phần bột gạo: 7 phần nước), bột gạo nấu thịt lợn băm cà rốt, bột gạo nấu thịt gà xay nhuyễn.

Bột gạo giúp bé nhanh khỏi tiêu chảy nhờ khả năng kết dính 
Bột gạo giúp bé nhanh khỏi tiêu chảy nhờ khả năng kết dính

2.2. Thịt nạc (thịt gà, thịt lợn)

Bé đi ngoài nhiều lần rất dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng, tuy nhiên không phải thực phẩm nào bé cũng có thể ăn bởi bụng dạ bé đang rất yếu mẹ ạ. Thịt nạc (thịt gà, thịt lợn) được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng với các bé đang bị tiêu chảy bởi nó vừa cung cấp protein, vừa dễ tiêu hoá, không gây đầy bụng cho con.

Món ăn phù hợp cho bé từ thịt nạc: Cháo thịt lợn, cháo thịt gà cà rốt, cháo thịt lợn giá đỗ, súp thịt lợn khoai tây,…

Cháo thịt lợn cung cấp protein dễ tiêu hoá cho bé đang gặp tình trạng tiêu chảy
Cháo thịt lợn cung cấp protein dễ tiêu hoá cho bé đang gặp tình trạng tiêu chảy

2.3. Sữa chua

Hàng tỷ men vi sinh có trong 1 hộp sữa chua sẽ giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, tiêu diệt vi khuẩn có hại, đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh tiêu chảy cho bé. Tuy nhiên, mẹ cần lựa chọn loại sữa chua chuyên dùng cho bé dưới 1 tuổi để kiểm soát hàm lượng đường và gia vị ở mức cho phép. Lưu ý cho mẹ: Mẹ cho bé ăn sữa chua sau khi bỏ ra khỏi tủ lạnh 5 – 10 phút để sữa bớt lạnh, tránh khiến con bị viêm họng mẹ nhé.

Một số loại sữa chua phù hợp với bé: Sữa chua Nestle P’tit Brasse, Sữa chua ăn SuSu của Vinamilk, Sữa chua Zottis,…

Sữa chua giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột cho bé
Sữa chua giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột cho bé

2.4. Cà rốt

Hàm lượng cao chất Pectin trong cà rốt có khả năng hút nước, làm đặc hơn cấu trúc phân. Không chỉ vậy, khi kết hợp cùng protein trong hệ tiêu hoá của bé sẽ tạo thành một lớp gel bao phủ bề mặt đường ruột, thấm hút đi các vi khuẩn có hại gây tiêu chảy thải ra ngoài. 

Các món ăn chế biến từ cà rốt cho bé: Cà rốt hấp nghiền nhuyễn, cháo thịt gà cà rốt, súp khoai tây cà rốt, cháo thịt lợn băm cà rốt,…

Súp khoai tây cà rốt giúp bé nhanh chóng hết tiêu chảy
Súp khoai tây cà rốt giúp bé nhanh chóng hết tiêu chảy

2.5. Khoai tây

Trong 100g khoai tây chứa tới 21g glucid tạo khả năng kết dính ở đường ruột, vừa đào thải các vi khuẩn có hại, vừa giúp làm rắn phân lỏng cho bé, từ đó giảm nhẹ tình trạng tiêu chảy nhanh chóng.

Các món ăn chế biến từ khoai tây phù hợp cho bé: Khoai tây cà rốt hấp nghiền nhuyễn, cháo thịt gà khoai tây, cháo thịt lợn khoai tây cà rốt,…

2.6. Chuối tiêu

Chuối tiêu không chỉ mềm dễ ăn, dễ tiêu, mang hương thơm quyến rũ hấp dẫn bé mà nó còn có hàm lượng lớn kali giúp bù lại điện giải mà bé đang thiếu hụt do đi ngoài nhiều lần. Bởi vậy, mẹ đừng quên bổ sung thêm chuối tiêu vào thực đơn khi bé đang bị tiêu chảy nhé:

Cách chế biến chuối tiêu phù hợp với bé: Chuối tiêu nghiền nhuyễn, chuối tiêu cắt lát mỏng,…

Chuối tiêu cung cấp kali, bù điện giải giúp bé không bị mệt mỏi, kiệt sức
Chuối tiêu cung cấp kali, bù điện giải giúp bé không bị mệt mỏi, kiệt sức

2.7. Táo

Táo có chứa hàm lượng cao chất xơ hoà tan pectin dễ dàng tiêu hoá khác biệt với chất xơ thông thường. Không chỉ vậy, táo cung cấp nhiều loại vitamin như Vitamin A, Vitamin C,… giúp bé tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng, từ đó giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh.

Cách chế biến táo phù hợp cho bé: Táo nghiền nhuyễn, sinh tố táo, táo cắt lát mỏng,…

2.8. Cam

Cam được biết đến là loại quả chứa hàm lượng cực cao Vitamin C lên đến 53.2mg/100g giúp nâng cao sức đề kháng, kích thích cơ thể bé tạo các kháng thể chống lại các vi khuẩn đang tấn công hệ tiêu hoá của con. Không chỉ vậy, nước ép cam còn giúp bé bù nước và điện giải rất tốt, tránh khiến con bị mệt mỏi, suy kiệt do cơ thể đang thiếu nước.

Cách chế biến cam phù hợp cho bé: Nước ép cam ngọt, Cam cắt miếng nhỏ,…

Cam kích thích khởi động hệ thống kháng thể tiêu diệt các vi khuẩn có hại ở đường ruột
Cam kích thích khởi động hệ thống kháng thể tiêu diệt các vi khuẩn có hại ở đường ruột

2.9. Cháo/súp

Bé bị tiêu chảy, hệ tiêu hoá của bé bị vi khuẩn tấn công gây suy yếu, vì vậy bé cần được bổ sung dinh dưỡng bằng các món ăn dễ tiêu như cháo, súp để đường ruột được làm việc với công suất thấp nhất, tránh gây quá tải. 

Các món cháo/súp phù hợp với bé: Cháo thịt lợn cà rốt, súp thịt lợn khoai tây cà rốt, cháo thịt gà cà rốt giá đỗ, súp thịt gà khoai tây,…

Súp thịt gà khoai tây giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hoá đang suy yếu của bé
Súp thịt gà khoai tây giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hoá đang suy yếu của bé

3. Mẫu thực đơn cho bé ăn dặm bị tiêu chảy

3.1. Mẫu thực đơn cho bé 6 tháng tuổi

Giờ Ngày thứ 1 Ngày thứ 2 Ngày thứ 3 + 4 
6h Bú sữa mẹ hoặc 100 – 150ml sữa công thức pha loãng ½ so với bình thường. Bú sữa mẹ hoặc 120 – 180ml sữa công thức pha loãng ½ so với bình thường. Bú sữa mẹ hoặc 150 – 200ml sữa công thức pha loãng ½ so với bình thường.
9h Bột gạo thịt gà

½ quả chuối nghiền

Bột gạo thịt gà

½ quả táo nghiền

Bột gạo thịt gà cà rốt

50g sữa chua

12h Giống bữa 6h Giống bữa 6h Giống bữa 6h
15h Bột gạo thịt lợn cà rốt

50g sữa chua

Bột gạo thịt lợn thịt gà

50g sữa chua

Bột gạo thịt lợn cà rốt

½ quả chuối nghiền

18h Bú sữa mẹ hoặc 100 – 150ml sữa công thức pha loãng với sữa đậu tương tỷ lệ 1:1 Bú sữa mẹ hoặc 120 – 180ml sữa công thức pha loãng với sữa đậu tương tỷ lệ 1:1 Bú sữa mẹ hoặc 150 – 200ml sữa công thức pha loãng với sữa đậu tương tỷ lệ 1:1
Từ 21h Bú sữa mẹ Bú sữa mẹ Bú sữa mẹ

3.2. Mẫu thực đơn cho bé 7 – 12 tháng tuổi

Giờ Ngày thứ 1 Ngày thứ 2 Ngày thứ 3 + 4 
6h Bú sữa mẹ  Bú sữa mẹ  Bú sữa mẹ 
9h Cháo thịt gà cà rốt

½ quả táo nghiền

Cháo thịt gà cà rốt

½ quả chuối nghiền

Cháo thịt gà cà rốt

30ml nước cam ngọt ép

12h Bú sữa mẹ  Bú sữa mẹ  Bú sữa mẹ 
14h Cháo thịt lợn cà rốt

50g sữa chua

Cháo thịt lợn cà rốt

50g sữa chua

Cháo thịt lợn cà rốt

50g sữa chua

16h Bú sữa mẹ  Bú sữa mẹ  Bú sữa mẹ 
18h Cháo thịt gà cà rốt

½ quả chuối nghiền

Cháo thịt gà cà rốt

½ quả táo nghiền

Cháo thịt gà cà rốt

½ quả táo nghiền

Từ 21h Bú sữa mẹ Bú sữa mẹ Bú sữa mẹ

3.3. Mẫu thực đơn cho bé trên 1 tuổi

Giờ Ngày thứ 1 + 2 Ngày thứ 3 + 4 
6h Bú sữa mẹ hoặc 200ml sữa công thức Bú sữa mẹ hoặc 200ml sữa công thức
9h Cháo thịt gà cà rốt

½ quả chuối nghiền

Cháo thịt gà cà rốt

½ quả táo nghiền

11h Bú sữa mẹ hoặc 150ml sữa công thức Bú sữa mẹ hoặc 150ml sữa công thức
13h Cháo thịt gà cà rốt với nước cốt giá đỗ

50ml nước cam ngọt ép

Cháo thịt gà cà rốt với nước cốt giá đỗ

50ml nước cam ngọt ép

15h 200ml sữa công thức 200ml sữa công thức
17h Cháo thịt lợn khoai tây cà rốt

70g sữa chua

Cháo thịt lợn khoai tây cà rốt

70g sữa chua

Từ 20h Bú sữa mẹ hoặc 200ml sữa công thức Bú sữa mẹ hoặc 200ml sữa công thức

Một số lưu ý khi mẹ cho bé ăn theo các mẫu thực đơn:

  • Mẹ nên chế biến các món ăn mềm nhuyễn để bé tiêu hoá dễ dàng, tránh tạo gánh nặng lên đường ruột đang rối loạn của bé. 
  • Nếu bé thường xuyên bị nôn khi ăn thì mẹ nên chia bữa ăn (theo thực đơn gợi ý phía trên) thành 2 bữa nhỏ, mỗi bữa cách nhau 1 – 1.5 giờ.
  • Đến ngày thứ 5, nếu tình trạng tiêu chảy của bé nhẹ dần, mẹ cho con quay lại chế độ ăn bình thường trước đó.

4. Lưu ý khi chế biến đồ ăn cho bé ăn dặm bị tiêu chảy

i hệ tiêu hoá của con đang rất yếu và nhạy cảm nên cần được chăm sóc bằng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt cẩn thận, tỉ mỉ, mẹ cần nắm vững các lưu ý sau để tránh các ảnh hưởng không tốt đến bé nhé:

1 – Thức ăn cho bé ăn dặm bị tiêu chảy cần được nấu kỹ: Việc nấu ở nhiệt độ sôi lâu vừa giúp thức ăn mềm nhừ, bé dễ ăn vừa giúp tiêu diệt các vi khuẩn, ấu trùng giun sán có trong thực phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé.

Thức ăn cho bé ăn dặm cần được nấu kỹ để tránh bị tiêu chảy nặng hơn
Thức ăn cho bé ăn dặm cần được nấu kỹ để tránh bị tiêu chảy nặng hơn

2 – Kiêng cho bé ăn những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hoá: 

  • Thực phẩm quá nhiều chất xơ: Các loại rau sợi thô (rau cải, rau ngót…), thịt nhiều gân xơ, ngũ cốc nguyên hạt (ngô, đậu, lạc…) gây khó tiêu, hệ tiêu hoá đang yếu của bé sẽ phải làm việc quá sức.
  • Đồ uống nhiều đường: Coca, nước ngọt,… chứa nhiều đường hóa học làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột, khiến ruột bé nhiều nước khiến tiêu chảy nặng hơn. 
  • Đồ ăn chứa nhiều chất béo, đồ chiên xào: Chất béo bám dính trên các bé mặt đường ruột đang bị tổn thương khiến ruột bé phục hồi lâu hơn đó ạ.
  • Tôm, cua, các loại thủy/hải sản: Các thực phẩm này chứa hàm lượng lớn đạm gây đầy bụng, khó tiêu khiến đường ruột của bé không thể đẩy hết các vi khuẩn gây hại ra ngoài.
  • Rau có tính hàn: Các loại rau nhiều nhớt như rau mồng tơi, rau đay, mướp,… mang tính hàn, làm phân nát hơn, tăng nặng tình trạng bệnh tiêu chảy của bé.
Mẹ chú ý không cho bé ăn các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt
Mẹ chú ý không cho bé ăn các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt

3 – Mẹ cho bé ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm: Thức ăn để lâu là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, hệ tiêu hoá của bé vốn đang rất yếu, nếu bị tấn công thêm một lần nữa, không những tình trạng tiêu chảy của bé trở nặng thêm mà sức khỏe của bé còn bị giảm sút đáng kể.

Mẹ nhớ luôn rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi nấu ăn cho bé
Mẹ nhớ luôn rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi nấu ăn cho bé

4 – Chú ý vệ sinh khi nấu ăn cho bé: 

  • Luôn rửa tay sạch trước khi nấu ăn cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn để đảm bảo vệ sinh an toàn, hạn chế tối đa các vi khuẩn có hại tiếp xúc với bé.
  • Rửa sạch dụng cụ nấu nướng và rau củ cho bé bằng nước rửa chuyên dụng cho bé để làm sạch cả chất bẩn, vi khuẩn gây hại cho đường tiêu hoá của con. 

Thay vì mua nhiều thứ cùng một lúc, mẹ mua nước rửa bình sữa và rau quả chuyên dụng cho bé để tiện hơn, vừa vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu ăn, rau củ, vừa tiệt khuẩn tối đa nhờ thành phần Alkyldiaminoethuylglycine Hydrochloride Solution – tiêu diệt hết những mầm bệnh, phân hủy những vết bẩn và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản mà không để lại mùi khó chịu, siêu an toàn cho hệ tiêu hoá của con mẹ nhé! 

Sử dụng nước rửa bình sữa và rau củ chuyên dụng cho bé bị tiêu chảy mẹ nhé
Sử dụng nước rửa bình sữa và rau củ chuyên dụng cho bé bị tiêu chảy mẹ nhé

Theo dõi bài viết tới đây, hẳn là mẹ đã trả lời được băn khoăn bé ăn dặm bị tiêu chảy nên ăn gì rồi đúng không ạ. Nếu trong quá trình chăm sóc bé, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, mẹ đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới đây, Góc của mẹ luôn sẵn sàng giải đáp mẹ nhanh nhất có thể nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé ăn dặm bị tiêu chảy nên ăn gì – mách mẹ 9 thực phẩm AN TOÀN”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bé 6 tháng bị tiêu chảy: mẹ không nên chủ quan!
Bé 6 tháng bị tiêu chảy: mẹ không nên chủ quan!
Hệ miễn dịch của bé 6 tháng tuổi vẫn còn non nước vì thế bé rất dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Trong đó hệ tiêu hóa của bé cần được đặc biệt quan tâm. Những loại thức ăn bé nạp vào cơ thể có thể sẽ gây ra một số tình […]
Mách mẹ bí kíp cầm tiêu chảy cho bé 7 tháng nhanh nhất tại nhà
Mách mẹ bí kíp cầm tiêu chảy cho bé 7 tháng nhanh nhất tại nhà
Tiêu chảy là bệnh phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, đây cũng chính là nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển ở các bé. Vậy điều trị như thế nào, mẹo để cầm tiêu chảy cấp cho bé 7 tháng bị tiêu chảy? Cùng theo dõi […]
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy- Dấu hiệu mẹ không được bỏ qua
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy- Dấu hiệu mẹ không được bỏ qua
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là gì? Chắc không ít lần bố mẹ hoang mang khi đặt câu hỏi này. Nếu như là ở trẻ lớn thì có thể dễ dàng phân biệt. Nhưng với trẻ sơ sinh thì đây quả là một bài toán khó. Bài viết dưới đây […]
Giỏ hàng 0