Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mẹo cho bé bú bình và những lưu ý mà mẹ yêu cần phải biết

Các mẹo cho bé bú bình luôn là chủ đề mà các mẹ thắc mắc và quan tâm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết cho các mẹ để giúp mẹ cho bé tập bú bình hiệu quả hơn.

1. Khi nào thì mẹ nên bắt đầu bắt đầu áp dụng các mẹo cho bé bú bình?

Khi nào thì mẹ nên bắt đầu bắt đầu áp dụng các mẹo cho bé bú bình
Khi nào thì mẹ nên bắt đầu bắt đầu áp dụng các mẹo cho bé bú bình

Nhiều ông bố, bà mẹ quan điểm rằng để cho bé bú bình tốt thì cần áp dụng các mẹo cho bé bú bình từ sớm. Đó là khi bé còn chưa phân biệt ti mẹ và núm ti bình sữa. Điều này đã gây ra một số hệ lụy như: mẹ bị mất sữa, trẻ có khớp cắn không đúng làm đau rát hoặc nứt đầu ti của mẹ…

Tuy nhiên, cũng có nhiều gia đình lại để cho bé bú bình quá muộn. Khiến cho bé khó cai sữa hơn. Đồng thời tạo ra nhiều bất tiện cho sinh hoạt của mẹ.

Vậy đâu là thời điểm tốt nhất?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi bé đủ 2 tháng tuổi chính là mốc thời gian tốt nhất để bố, mẹ bắt đầu thực hiện các mẹo giúp bé bú bình. Tuy nhiên, nếu mẹ có nguồn sữa khá hạn chế, không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Hoặc mẹ phải đi làm lại từ sớm. Mẹ có thể cho bé tập bú bình sớm hơn. Nhưng mẹ nên lưu ý không để bé bú bình trước 6 tuần tuổi để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của bé.

2. 10 mẹo giúp bé bú bình

Nếu các bé tỏ ra không thích thú hay “không hợp tác”, mẹ có thể áp dụng các mẹo để bé bú bình như sau:

2.1. Không tạo áp lực cho bé, không để bé sợ bình sữa

Không tạo áp lực cho bé
Không tạo áp lực cho bé

Bất cứ điều gì muốn thành công đều cần một khoảng thời gian chuẩn bị, luyện tập. Vì vậy, bố, mẹ không nên tạo áp lực cho bé, bắt buộc bé phải bú bình ngay lập tức. Điều này sẽ khiến bé sợ bình sữa. Và ngày càng tạo khó khăn khi bố, mẹ cho bé ti bình.

Thay vào đó, bố, mẹ nên để bé có một khoảng thời gian để khám phá, chơi đùa và làm quen với bình sữa. Sau đó, từ từ cho thêm một chút sữa vào bình để bé tập bú.

2.2. Cho bé tập bú khi bụng đói

Cho bé tập bú khi bụng đói
Cho bé tập bú khi bụng đói

Rất nhiều em bé nhất quyết không chịu bú bình. Khi ấy, mẹ có thể tạm thời gác lại. Chờ đến khi bé đói bụng, thèm ăn rồi mới tiếp tục đưa bình sữa cho bé. Khi bụng rỗng, các bé sẽ dễ dàng tiếp nhận việc bú bình hơn đó.

2.3. Không nên để bé cảm thấy hơi sữa mẹ

Không nên để bé cảm thấy hơi sữa mẹ
Không nên để bé cảm thấy hơi sữa mẹ

Trong khoảng thời gian áp dụng các mẹo giúp bé bú bình, người thực hiện nên là ông, bà, bố hoặc người thân khác trong gia đình. Vì nếu, mẹ ở quá gần bé. Em bé sẽ cảm nhận được hơi sữa tự nhiên từ người mẹ. Điều này sẽ tạo thách thức rất lớn để các bé có thể bú bình.

2.4. Thử các loại bình và loại núm khác biệt

Thử các loại bình và loại núm khác biệt
Thử các loại bình và loại núm khác biệt

Mỗi bé có thể sẽ ưa thích một loại bình, loại núm khác nhau. Bố, mẹ có thể cho bé trải nghiệm qua để xem phản ứng của bé như thế nào. Trong thực tế, đa phần các em bé sẽ dễ dàng bú bình với núm ti mềm, có độ tương đồng cao so với ti mẹ. Do vậy, khi chọn mua bình sữa, bố mẹ nên ưu tiên loại bình này nhé.

2.5. Lựa chọn sữa có hương vị tương tự sữa mẹ

Lựa chọn sữa có hương vị tương tự sữa mẹ
Lựa chọn sữa có hương vị tương tự sữa mẹ

Khi mẹ bắt đầu thực hiện các mẹo để bé bú bình. Mẹ nên chú ý lựu chọn các loại sữa công thức có hương vị tương tự với sữa mẹ. Sự giống nhau này sẽ khiến bé cảm thấy quen thuộc và bớt ác cảm hơn với việc bú bình đó.

2.6. Tăng lưu lượng chảy của bình sữa

Tăng lưu lượng chảy của bình sữa
Tăng lưu lượng chảy của bình sữa

Một mẹo cho bé bú bình có thể áp dụng là dùng kim chọc thêm vào núm ti. Điều này sẽ giúp gia tăng lưu lượng chảy của bình sữa. Khi bé tập bú, bé sẽ cảm thấy sữa chảy ra trơn tru hơn. Từ đó, yêu thích việc bú bình hơn.

2.7. Không nên cho bé tập bú sữa công thức ngay từ đầu

Không nên cho bé tập bú sữa công thức ngay từ đầu
Không nên cho bé tập bú sữa công thức ngay từ đầu

Khi cho bé tập bú bình, bé phải tự mình thích ứng với sự thay đổi của núm ti. Nếu bố, mẹ pha sữa công thức để bé tập thì bé còn phải chịu sự khác biệt của nguồn sữa. Chúng thường khiến bé bị “quá tải”, khó thích ứng được. Do đó, trước tiên, mẹ nên cho bé bú bình với sữa tự nhiên của mẹ.

2.8. Cho bé tập bú bình vào ban ngày

Cho bé tập bú bình vào ban ngày
Cho bé tập bú bình vào ban ngày

Bố, mẹ nên tránh thực hiện các mẹo để bé bú bình vào ban đêm. Thay vào đó, ban ngày sẽ là khoảng thời gian thích hợp hơn nhiều. Khi ấy, bố, mẹ, người thân có thể trò chuyện với bé hoặc bật các chương trình tivi hay các âm thanh vui nhộn… để thu hút sự chú ý của bé. Bé có thể sẽ tự mình bú bình một cách vô thức.

2.9. Đảm bảo sữa ở nhiệt độ thích hợp

Đảm bảo sữa ở nhiệt độ thích hợp
Đảm bảo sữa ở nhiệt độ thích hợp

Có nhiều em bé sẽ thích bú bình hơn nếu nguồn sữa được duy trì ở nhiệt độ thích hợp. Do đó, một trong những mẹo giúp bé bú bình là hâm nóng sữa một chút. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý không để sữa làm bỏng bé.

3. Mẹ cần lưu ý gì khi áp dụng các mẹo cho bé bú bình?

Khi áp dụng các mẹo cho bé bú bình, bố mẹ cần chú ý một số điều sau:

3.1. Lựa chọn bình sữa và vệ sinh bình sữa sạch sẽ

Lựa chọn bình sữa và vệ sinh bình sữa sạch sẽ
Lựa chọn bình sữa và vệ sinh bình sữa sạch sẽ

Trên thị trường hiện nay có 4 loại bình. Bao gồm bình nhựa, bình thủy tinh, bình silicone và bình inox. Bên cạnh đó, bình sữa cho bé cũng được khác biệt hóa với hàng loạt danh mục như dung tích, kiểu dáng, núm ti… Do đó, khi lựa chọn bình sữa cho bé, mẹ cần lưu ý một số tiêu chí khoa học. Qua đó, chọn mua bình tối ưu nhất cho việc bú của bé.

Mẹ có thể tham khảo: Bình sữa cho bé – Mẹ nên chọn sao cho đúng?

Sau khi mua bình về, mẹ cần ngâm trong nước sôi khoảng 5 phút. Sau đó, vệ sinh thật kỹ với nước âm. Rồi để ráo nước. Cuối cùng mới pha sữa và cho bé tập bú.

3.2. Pha sữa đúng cách

Pha sữa đúng cách
Pha sữa đúng cách

Nhiều bố mẹ nghĩ rằng việc pha sữa là điều đơn giản. Trên thực tế, nếu pha sữa không đúng cách có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé. Do đó, trước khi pha sữa để bé tập bú, bố mẹ nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng của nhãn hiệu sữa mình sử dụng. Khi pha, mẹ có thể sử dụng nước đã đun sôi. Tuy nhiên, trong những trường hợp cần thiết, việc sử dụng nước pha sữa đặc biệt có thể sẽ hợp lý hơn.

3.3.  Thay đổi hương vị sữa

Thay đổi hương vị sữa
Thay đổi hương vị sữa

Nhiều em bé thường không chịu bú bình. Nguyên nhân có thể là bé đã chán hương vị sữa đó. Do đó, mẹ có thể “thay đổi khẩu vị” cho bé bằng việc thay đổi nhiệt độ của sữa. Tuy nhiên, mẹ đừng bao giờ dùng lò vi sóng để làm nóng sữa nhé! Điều này có thể khiến sữa bị biến chất. Qua đó, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe bé yêu.

Mẹ có thể tham khảo thêm về việc cho bé bú bình:

Những kiến thức cần biết để bé bú bình đúng cách.

Bỏ túi những kinh nghiệm để tập cho bé bú bình.

Với chín mẹo cho bé bú bình đã được giới thiệu, việc cai sữa cho bé sẽ không còn là một thách thức cho mẹ nữa. Tuy nhiên, mẹ quan tâm cả ba vấn đề cần lưu ý khi cho bé tập bú bình để đảm bảo chất lượng nguồn sữa cho bé. Đồng thời, giúp việc bú bình của bé trở nên hiệu quả hơn.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mẹo cho bé bú bình và những lưu ý mà mẹ yêu cần phải biết”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0