Mọc răng hàm ở trẻ là giai đoạn cuối cùng trong hành trình phát triển răng sữa của bé yêu. Và trở thành một trải nghiệm khó chịu cho trẻ sơ sinh. Cũng như đối với không ít ông bố bà mẹ. Bởi nhiều bố mẹ tỏ ra cảm thấy bất lực khi chẳng biết phải làm gì để bé yêu dễ chịu hơn.
Mục lục
1. Quy trình mọc răng của bé
Thông thường, trẻ khi bước sang tháng thứ 6 sẽ bắt đầu nhú chiếc răng đầu tiên. Và trong 12 tháng đầu đời trẻ sẽ có khoảng 6 chiếc răng. Đến khi 2 tuổi, sẽ có đủ 20 chiếc răng chia đều hàm trên và dưới. Dĩ nhiên, quy trình mọc răng này không phải đúng với bất cứ đứa trẻ nào. Có bé mọc sớm. Có bé mọc muộn. Tùy vào việc bổ sung canxi cho trẻ trong quá trình mang thai có đủ hay không.
Trong quy trình mọc răng của trẻ, chiếc răng hàm đầu tiên thường sẽ mọc trong khoảng thời gian từ 13 tháng – 19 tháng đối với hàm trên. Và trong khoảng 14 tháng – 18 tháng đối với răng hàm dưới. Trẻ mọc răng hàm thứ 2 trong khoảng 25 – 33 tháng tuổi đối với hàm trên và 23 – 31 tháng tuổi đối với răng hàm dưới.
Răng hàm của bé là răng hàm sữa. Vì vậy, chiếc răng này sẽ tồn tại cùng với quá trình lớn lên của trẻ đến năm 6 tuổi. Sau 6 tuổi, răng hàm cũng như răng sữa sẽ bắt đầu rụng dần. Và chuyển sang giai đoạn thay răng vĩnh viễn.
Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết:
Bé thay răng và những điều thú vị mà mẹ nên biết
Khám phá quy trình mọc răng của bé và cách chăm sóc
2. Dấu hiệu mọc răng hàm ở trẻ
Một vài dấu hiệu trẻ mọc răng hàm dễ nhận biết các mẹ cần nắm được để từ đó phát hiện sớm, có cách chăm sóc con em mình sao cho phù hợp bao gồm:
- Chảy nước dãi nhiều.
- Sốt nhẹ.
- Quấy khóc.
- Thích nhai, thích cắn, thấy bất cứ vật dụng nào trong tầm tay trẻ đều cho vào miệng cắn.
- Nướu sưng to, đỏ.
- Chán ăn, bỏ ăn dẫn đến sụt cân.
- Thức đêm không ngủ.
Khi bé mọc răng hàm, con sẽ không sốt quá cao hoặc khó chịu dạ dày. Tuy nhiên, đôi lúc trẻ sẽ bị cảm lạnh hoặc mắc bệnh liên quan đến dạ dày. Ngoài ra, nhiều trẻ trong độ tuổi tập đi không có dấu hiệu khó chịu. Và tỏ ra khá thoải mái với thời kỳ mọc răng hàm. Trong khi một số bé khác lại trải qua quãng thời gian mệt mỏi. Thêm vào đó, trẻ có thể gặp phải tình trạng đau đầu.
Tiêu chảy cũng là một trong những dấu hiệu trẻ mọc răng hàm. Nhưng đây cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh khác. Do đó, các bậc phụ huynh nên theo dõi phân của trẻ cũng như sức khỏe của trẻ để kịp thời xử lý khi cần. Nếu trẻ đi ngoài liên tục, mất nước nhiều. Hãy đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
Các triệu chứng trẻ mọc răng hàm dường như trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm. Đó là khi bé đã mệt mỏi cũng như không có nhiều thứ giúp con phân tán sự chú ý khỏi cơn đau.
3. Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng hàm
Mọc răng hàm ở trẻ cũng có cảm giác giống như người lớn vậy. Tình trạng đau nhức, sốt khi mọc răng dẫn đến hiện tượng bỏ bữa, chán ăn là điều bình thường. Chính vì vậy, mẹ hãy quan tâm đến bé yêu bằng cách:
- Đừng bắt ép trẻ phải ăn. Mẹ có thể chia bữa của trẻ thành 6 – 8 bữa thay vì 3 – 4 bữa như bình thường. Mỗi lần, con chỉ cần ăn từng chút ít.
- Đồ ăn của con hãy hầm nhừ, mềm nhuyễn. Tốt nhất nấu dạng cháo loãng, súp, con chỉ cần nuốt mà không phải nhai. Với hoa quả, mẹ nên ép lấy nước để hơi mát. Như vậy tình trạng đau nhức sẽ giảm thiểu. Đồ uống hơi mát cũng sẽ làm nướu của bé đỡ sưng đau hơn nhiều.
- Tình trạng sốt khi trẻ mọc răng hàm cũng là điều bình thường. Nếu bé sốt 38 độ hoặc 38.5 độ, mẹ hãy lấy một chiếc khăn hơi âm ấm và đặt lên trán trẻ hoặc lau người cho trẻ. Nếu cần dùng thuốc hạ sốt, hãy xin phép ý kiến của bác sĩ. Mẹ tuyệt đối không tự ý kê đơn.
- Với trẻ sơ sinh không được uống nước lọc hay nước ép rau củ quả, mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn. Nếu không bú, mẹ nên vắt sữa và cho con ăn bằng thìa.
- Chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách lấy khăn mềm lau miệng và lau răng khi bé vừa ăn.
- Hãy cho bé dùng các loại đồ vật làm từ các chất liệu không làm hại sức khỏe, mềm. Bởi bé thường bị ngứa lợi và có xu hướng cho mọi thứ trong tầm tay vào miệng nhai.
Kết luận
Xem thêm:
Giai đoạn mọc răng hàm ở trẻ sẽ tương đối vất vả với cả mẹ và bé. Tuy nhiên, đây là biểu hiện tất yếu trong quá trình lớn lên của trẻ. Vì thế, mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng cần trang bị đầy đủ kiến thức để nhanh trí xử lý trong các trường hợp sẽ cốt cao, đau nhức kéo dài. Bởi sốt cao ở trẻ sơ sinh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Đặc biệt là khi trẻ mọc răng hàm. Trong trường hợp này, mẹ nên chọn một bệnh viện uy tín, chuyên khoa Nhi để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, điều trị, bảo vệ sức khỏe cho trẻ.