Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh: 5 sai lầm mẹ bỉm thường mắc phải

Rơ lưỡi cho bé sơ sinh tưởng đơn giản nhưng nhiều mẹ bỉm thường mắc sai lầm như: rơ quá nhiều lần, rơ sai thời điểm, không đảm bảo vệ sinh hoặc lạm dụng thuốc, mật ong để rơ lưỡi. Vậy nên rơ lưỡi cho bé như nào mẹ nhỉ?

Hôm nay, Góc của mẹ sẽ chia sẻ những sai lầm mẹ bỉm thường mắc phải khi rơ lưỡi cho bé và cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng nhất. Mẹ hãy tham khảo bài viết nhé!

Trẻ sơ sinh cũng cần được vệ sinh miệng sạch sẽ
Trẻ sơ sinh cũng cần được vệ sinh miệng sạch sẽ

1. 5 sai lầm mẹ thường mắc khi rơ lưỡi cho bé sơ sinh

1.1. Rơ lưỡi quá nhiều lần trong ngày

Nhiều mẹ bỉm nghĩ rơ lưỡi cũng giống việc vệ sinh răng miệng ở người lớn, thực hiện 2, thậm chí 3 lần mỗi ngày cho bé. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm đó ạ! Mẹ nên rơ lưỡi cho bé với tần suất khác nhau tùy theo cách con ti sữa mẹ nhé. 

1 – Với bé ti mẹ hoàn toàn: mẹ rơ lưỡi cho bé 2 – 3 ngày 1 lần. Vì sữa mẹ là sữa tự nhiên không pha chế, không có nhiều cặn. Khi bú mẹ, lưỡi của bé cọ sát vào núm ti giúp làm sạch bề mặt lưỡi hiệu quả, rất ít bị đọng cặn sữa. Nếu rơ lưỡi nhiều lần sẽ làm xước miệng bé, chảy máu, lâu dần làm ảnh hưởng tới vị giác của bé, khiến con biếng ăn và chậm lớn.

2 – Với bé ti mẹ xen kẽ sữa công thức: mẹ nên rơ lưỡi cho bé 1 lần/ngày. sữa công thức thường là dạng bột, nên khi pha sữa cho bé uống hàng ngày sẽ còn phần bột chưa tan đọng lại ở lưỡi bé. Vệ sinh sạch phần cặn để lưỡi con sạch sẽ mẹ nhé.

Bé ti sữa mẹ hoàn toàn nên được rơ lưỡi 2 - 3 ngày 1 lần
Bé ti sữa mẹ hoàn toàn nên được rơ lưỡi 2 – 3 ngày 1 lần

3 – Với bé ti sữa công thức hoàn toàn: mẹ nên rơ lưỡi cho bé khoảng 2 lần/ngày. bé đang trong giai đoạn uống sữa công thức hoàn toàn nên cặn sữa từ bột sữa công thức đọng lại trên lưỡi bé nhiều nhất. Nếu bé không được rơ lưỡi thường xuyên rất dễ dẫn tới viêm lưỡi, lười bú và cả viêm họng. 

Lưu ý cho mẹ: Với những bé đang sử dụng sữa mẹ, tuy không cần rơ lưỡi nhiều lần nhưng mẹ nên cho bé tráng miệng qua 1 – 2 thìa nước ấm sau khi ti để giúp miệng con sạch sẽ. 

1.2. Rơ lưỡi cho bé sai thời điểm

Nhiều mẹ nghĩ rằng rơ cho bé sau khi ngủ dậy và sau khi ăn để miệng bé luôn được sạch sẽ. Thế nhưng điều này là không nên đâu mẹ ạ! Sau khi ngủ dậy bé thường đói bụng, rơ lưỡi lúc này dễ khiến bé bị nôn khan. Ngược lại, nếu rơ lưỡi cho bé ngay sau khi ăn no sẽ dễ làm bé bị nôn trớ, mất công mẹ vất vả cho con ti, cho con ăn bột. Mẹ nên rơ lưỡi bé vào thời điểm sau ăn sáng khoảng 2 tiếng để con không bị nôn khan, cũng không bị trớ.

Mẹ nên rơ lưỡi cho bé vào thời điểm sau ăn sáng khoảng 2 tiếng
Mẹ nên rơ lưỡi cho bé vào thời điểm sau ăn sáng khoảng 2 tiếng

1.3. Sử dụng khăn xô không đảm bảo để rơ lưỡi

Mẹ thường nghĩ khăn xô mềm mại, lành tính và đã được sử dụng từ xưa nên thích hợp để rơ lưỡi cho bé nhưng khăn xô lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của con đó ạ. Khăn được giặt đi giặt lại gây mất vệ sinh, sợi vải dễ vướng vào miệng bé trong quá trình mẹ rơ, hoặc khăn quá dày, chất liệu không mềm mại làm bé bị rát.

Thay vì sử dụng khăn xô, mẹ chuyển sang sử dụng sản phẩm khăn khô đa năng chuyên dùng để vệ sinh răng miệng cho bé hoặc gạc rơ lưỡi chuyên dụng nhé.. 

Khăn khô đa năng sử dụng chất liệu sợi cotton không dệt cực êm mềm, tiệt trùng từng tờ, không chứa vi khuẩn ecoli và nấm men mốc, không chứa chất huỳnh quang độc hại, được khuyên dùng để vệ sinh răng miệng và lưỡi cho bé sơ sinh. Với khăn khô đa năng, lưỡi con được vệ sinh sạch sẽ, lau sạch cặn sữa bám trên cuống lưỡi và loại bỏ mùi hôi sữa trong miệng con.

Khăn khô đa năng chuyên dùng để vệ sinh răng miệng cho bé của Mamamy 
Khăn khô đa năng chuyên dùng để vệ sinh răng miệng cho bé của Mamamy

1.4. Lạm dụng thuốc rơ lưỡi

Mẹ hay có suy nghĩ sử dụng thuốc rơ để làm sạch hiệu quả, loại bỏ hết mảng bám, cặn sữa, nhưng điều này là không nên mẹ nhé. Mẹ chỉ nên dùng thuốc rơ lưỡi theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp bé bị tưa lưỡi hoặc nấm miệng. Còn bình thường, mẹ nên vệ sinh cho bé bằng nước muối sinh lý vì đây là sản phẩm có giá thành rẻ, độ an toàn lại cao, giúp làm sạch cặn bẩn, vi khuẩn hiệu quả.

1.5. Dùng mật ong để rơ lưỡi cho bé 

Mật ong là một sản phẩm có chứa bào tử Clostridium botulinum có thể khiến bé bị ngộ độc, nhất là với những bé dưới 6 tháng tuổi. Bào tử này khi vào ruột hình thành vi khuẩn và tạo ra chất độc gây hại đến hệ thống thần kinh. Mẹ nhớ không nên dùng mật ong để rơ lưỡi cho bé mẹ nhé.

Mẹ không nên dùng mật ong để rơ lưỡi cho bé
Mẹ không nên dùng mật ong để rơ lưỡi cho bé

vậy mẹ phải rơ lưỡi như nào để đảm bảo lưỡi con không bị đau rát mà đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho con? Theo dõi tiếp ở phần sau mẹ nhé!

2. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hàng ngày

Trong nội dung này, Góc của mẹ sẽ chia sẻ tới mẹ 5 cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hàng ngày, áp dụng khi lưỡi của bé có cặn sữa, không bị tưa lưỡi hay nấm miệng. 

Rơ lưỡi cho bé thường xuyên để miệng bé luôn sạch sẽ và khỏe mạnh
Rơ lưỡi cho bé thường xuyên để miệng bé luôn sạch sẽ và khỏe mạnh

2.1. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Phương pháp rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý là phương pháp áp dụng được cho tất cả các bé dưới 1 tuổi vừa đơn giản lại hiệu quả nhất. Với cách này, mẹ chắc chắn sẽ không mất nhiều thời gian để chuẩn bị mà vẫn đảm bảo lưỡi bé được vệ sinh sạch sẽ và an toàn.

1 – Mẹ cần chuẩn bị

  • Nước muối sinh lý nồng độ 0,9%, dễ dàng tìm mua tại mọi hiệu thuốc ngay gần nhà
  • Gạc rơ lưỡi hoặc khăn khô đa năng 

2 – Cùng thực hành thôi ạ!

  • Bước 1: Mẹ rửa tay sạch sẽ rồi dùng gạc hoặc khăn khô đa năng quấn vào ngón trỏ
  • Bước 2: Thấm gạc hoặc khăn khô vào nước muối, sau đó vắt nhẹ để nước muối chảy bớt
  • Bước 3: Mẹ đưa ngón tay từ từ vào miệng bé và rơ thật nhẹ nhàng lần lượt từ vòm miệng, tới lợi, lưỡi, hai bên khoang miệng
  • Bước 4: Sau khi đã lấy được hết cặn sữa ra ngoài, mẹ cho bé tráng miệng bằng nước ấm để lưỡi con sạch hoàn toàn, không còn vị mặn của muối
Rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất, giúp con thoải mái sau khi rơ
Rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất, giúp con thoải mái sau khi rơ

Lưu ý cho mẹ: Mẹ rơ nhẹ nhàng, không đưa tay vào miệng con sâu quá 2 đốt ngón tay, tránh khiến bé bị nôn trớ.

2.2. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót 

Rơ lưỡi cho bé bằng rau ngót là phương pháp dân gian với nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên là rau ngót. Rau ngót có tính mát, có khả năng làm sạch hiệu quả. Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho bé từ 5 tháng tuổi và mẹ bỉm có nhiều thời gian, cẩn thận chuẩn bị nguyên liệu. 

1 – Mẹ cần chuẩn bị

Rau ngót hỗ trợ làm giảm chứng tưa lưỡi ở bé sơ sinh
Rau ngót hỗ trợ làm giảm chứng tưa lưỡi ở bé sơ sinh

2 – Cùng thực hành thôi ạ

  • Bước 1: Mẹ rửa sạch rau ngót, ngâm với nước muối khoảng 15 phút để đảm bảo an toàn cho bé và cho rau ngót và một vài hạt muối vào cối giã nát.
  • Bước 2: Chiết phần hỗn hợp vừa giã lấy nước vào bát sạch, cho thêm một ít nước đun sôi để nguội nếu mẹ thấy đặc.
  • Bước 3: Mẹ rửa sạch tay, dùng gạc hoặc khăn khô đa năng cuốn vào ngón trỏ.
  • Bước 4: Thấm ngón trỏ vào phần dịch rau ngót rồi bắt đầu rơ cho bé nhẹ nhàng theo thứ tự từ vòm miệng, tới lợi, lưỡi, hai bên khoang miệng. 
  • Bước 5: Sau khi rơ xong, cho bé tráng miệng bằng nước ấm để miệng sạch hoàn toàn.

Lưu ý cho mẹ: Với những phương pháp rơ lưỡi bằng các loại lá, nguyên liệu thiên nhiên, mẹ nên chọn lá do nhà trồng để đảm bảo không sử dụng hóa chất. trước khi thực hiện, mẹ cần kiểm tra lá thật kỹ để đảm bảo không còn côn trùng, bụi bẩn, bé nuốt phải sẽ rất nguy hiểm.

2.3. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng giá đỗ

Rơ lưỡi cho bé bằng giá đỗ thường được áp dụng cho bé đang trong giai đoạn mọc răng, từ 6 tháng tuổi trở lên, vừa làm sạch răng miệng, vừa giúp bé giảm sốt khi mọc răng hiệu quả. Phương pháp này phù hợp với những mẹ có thời gian rảnh và tỉ mỉ. 

Rơ lưỡi cho bé bằng giá đỗ nhà trồng sẽ đảm bảo an toàn hơn
Rơ lưỡi cho bé bằng giá đỗ nhà trồng sẽ đảm bảo an toàn hơn

1 – Mẹ cần chuẩn bị

  • 1 nắm giá đỗ tươi (mẹ tự làm là tốt nhất)
  • 1 chút muối hạt
  • Gạc rơ lưỡi hoặc khăn khô đa năng
  • Máy ép
Sau khi rơ xong, cho bé tráng miệng bằng nước ấm cho sạch hoàn toàn
Sau khi rơ xong, cho bé tráng miệng bằng nước ấm cho sạch hoàn toàn

2 – Cùng thực hành thôi ạ!

  • Bước 1: Rửa sạch giá đỗ và ngâm trong nước muối pha loãng tầm 5 phút. 
  • Bước 2: Cho giá vào máy ép lấy nước
  • Bước 3: Thêm vào phần nước giá đỗ vài hạt muối, sau đó hấp chín trong khoảng 5 – 7 phút
  • Bước 4: Mẹ đợi nước giá nguội khoảng 5 – 7 phút là bắt đầu rơ cho bé được rồi
  • Bước 5: Mẹ rửa tay sạch sẽ, dùng gạc hoặc khăn khô đa năng cuốn vào ngón trỏ.
  • Bước 6: Thấm ngón trỏ vào phần nước giá để nguội rồi bắt đầu rơ cho bé nhẹ nhàng từ vòm miệng, tới lợi, lưỡi, hai bên khoang miệng.
  • Bước 7: Sau khi rơ xong, mẹ cho bé tráng miệng bằng nước ấm cho sạch hoàn toàn.
Vậy là miệng con đã sạch hoàn toàn rồi ạ
Vậy là miệng con đã sạch hoàn toàn rồi ạ

2.4. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ 

Lá hẹ là một loại thực vật có tính kháng khuẩn, có tác dụng phòng tránh các bệnh viêm lợi và hiện tượng lưỡi trắng ở bé sơ sinh. Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ thường được sử dụng cho bé từ 5 tháng tuổi, phù hợp với mẹ có nhiều thời gian rảnh.

1 – Mẹ cần chuẩn bị

  • 4 – 5 cọng lá hẹ tươi
  • 1 chút muối hạt
  • Gạc rơ lưỡi hoặc khăn khô đa năng
  • Chày và cối giã
  • Chén đong nước
Rơ lưỡi bằng lá hẹ chỉ áp dụng với những bé từ 5 tháng tuổi
Rơ lưỡi bằng lá hẹ chỉ áp dụng với những bé từ 5 tháng tuổi

2 – Cùng thực hiện thôi ạ

  • Bước 1: Rửa sạch lá hẹ và ngâm trong nước muối 15 phút.
  • Bước 2: Cho lá hẹ vào nồi đun sôi với một ít nước trong khoảng 10 phút, sau đó vớt lá hẹ ra để nguội rồi đem giã nhuyễn.
  • Bước 3: Cho vào cối nửa chén nước luộc hẹ, sau đó chiết lấy nước vào bát. 
  • Bước 4: Mẹ rửa tay sạch sẽ, dùng gạc hoặc khăn khô đa năng quấn vào ngón trỏ.
  • Bước 5: Thấm ngón trỏ vào phần nước hẹ vừa chiết rồi bắt đầu rơ cho bé nhẹ nhàng.
  • Bước 6: Sau khi rơ xong, cho bé tráng miệng bằng nước ấm để miệng bé sạch hoàn toàn.

2.5. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng trà xanh

Trà xanh là một trong các dược liệu có là tính sát khuẩn tốt và an toàn. rơ lưỡi cho bé bằng trà xanh không quá khó, chỉ cần mẹ có thời gian và biết cách lựa chọn lá trà tự nhiên, không sử dụng hóa chất để an tâm cho bé sử dụng. Phương pháp này thường được áp dụng cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên.

Lá trà xanh có khả năng sát khuẩn tốt và an toàn đối với trẻ sơ sinh
Lá trà xanh có khả năng sát khuẩn tốt và an toàn đối với trẻ sơ sinh

1 – Mẹ cần chuẩn bị

2 – Cùng thực hiện thôi ạ

  • Bước 1: Rửa sạch lá trà xanh bằng nước muối trong khoảng 15 phút, sau đó để ráo nước
  • Bước 2: Cho trà và một vài hạt muối vào nồi, thêm khoảng 1 chén nước và đun đến khi lá trà phai ra (thường mất 10 – 15 phút)
  • Bước 3: Mẹ rửa tay sạch sẽ, dùng gạc hoặc khăn khô đa năng quấn vào ngón trỏ. Thấm ngón trỏ vào phần nước trà để nguội rồi bắt đầu rơ cho bé nhẹ nhàng
  • Bước 4: Sau khi rơ xong, cho bé tráng miệng bằng nước ấm để làm sạch hoàn toàn khoang miệng
Làm sạch miệng cho con sau khi rơ lưỡi
Làm sạch miệng cho con sau khi rơ lưỡi

Lưu ý cho mẹ: Trong các phương pháp này, rơ lưỡi bằng nước muối là phương pháp an toàn, nhanh gọn nhất. Vì nước muối sinh lý được bảo quản trong chai tiệt trùng, dễ mua tại các hiệu thuốc trên toàn quốc, giá thành khá rẻ (khoảng 20.000/chai) và lại dễ thực hiện. Mẹ không sợ con khó chịu khi nếm phải vị rau ngót, giá đỗ, lá hẹ hay trà xanh, cũng không lo tồn dư thuốc trừ sâu hay côn trùng, vi khuẩn dính vào lá ảnh hưởng không tốt đến bé yêu.

3. Cách rơ lưỡi khi bé sơ sinh bị tưa lưỡi, nấm miệng

Nếu mẹ không vệ sinh miệng và lưỡi bé thường xuyên, vi khuẩn và cặn sữa đọng lại trong miệng dễ dẫn đến tình trạng tưa lưỡi hay nấm miệng, khiến miệng xuất hiện các lớp màng màu trắng và đặc biệt nhiều ở lưỡi. Về lâu dài, các mảng trắng này sẽ ăn sâu vào niêm mạc lưỡi, vòm họng tạo ra mùi hôi, khi mẹ cố bóc sẽ khiến bé chảy máu, đau rát.

Trường hợp bé có những dấu hiệu của tưa lưỡi hay nấm miệng, mẹ không nên bóc lớp màng trắng ở lưỡi con, cũng không nên áp dụng các phương pháp dân gian mà cần cho bé đến gặp bác sĩ để được kê đơn và thuốc rơ phù hợp. 

Bé bị tưa lưỡi có các mảng màu trắng bám trên bề mặt lưỡi
Bé bị tưa lưỡi có các mảng màu trắng bám trên bề mặt lưỡi

Sau khi được bác sĩ kê đơn và đưa ra lời khuyên, mẹ thực hiện rơ lưỡi tại nhà theo hướng dẫn sau:

1 – Mẹ cần chuẩn bị

  • Thuốc rơ theo chỉ định của bác sĩ
  • Gạc rơ hoặc khăn khô đa năng 
Rơ lưỡi cho bé khi bé bị tưa lưỡi
Rơ lưỡi cho bé khi bé bị tưa lưỡi

2 – Cùng thực hiện thôi ạ

  • Bước 1: Mẹ rửa tay sạch sẽ, dùng gạc hoặc khăn khô đa năng cuốn vào ngón trỏ.
  • Bước 2: Thấm ngón trỏ vào dung dịch thuốc rơ rồi bắt đầu rơ cho bé nhẹ nhàng.
  • Bước 3: Chạm nhẹ vào môi để bé mở miệng. Tiếp đến,đưa từ từ ngón trỏ vào trong miệng và bắt đầu rơ từ mặt trên của lưỡi, vuốt nhẹ nhàng từ cuống lưỡi ra đầu lưỡi. Sau đó Mẹ bỏ miếng gạc đó đi, nếu bé vẫn còn nhiều tưa bám trên lưỡi thì lặp lại bước này 2 lần.
  • Bước 4: Dùng miếng gạc khác để rơ 2 bên nướu theo chuyển động tròn đều, tiếp tục rơ 2 bên má và vòm miệng để miệng con sạch hoàn toàn. 
Miệng con được vệ sinh sạch sẽ, con sẽ hết nấm và tưa lưỡi nhanh thôi mẹ ạ
Miệng con được vệ sinh sạch sẽ, con sẽ hết nấm và tưa lưỡi nhanh thôi mẹ ạ

3 – Lưu ý cho mẹ

Khi bé bị tưa lưỡi, nấm miệng, lưỡi của con đang bị tổn thương và rất khó chịu. Mẹ lưu lại một số gợi ý dưới đây để con yêu được thoải mái nhất mẹ nhé.

  • Dùng đủ liều thuốc rơ theo chỉ định của bác sĩ để giúp bé nhanh khỏi.
  • Mẹ nên cho bé bú sau khi bôi thuốc 20 phút để dung dịch thuốc có thời gian thẩm thấu vào các lớp niêm mạc trong miệng và phát huy tác dụng
  • Mẹ chỉ chấm nhẹ, không rơ qua rơ lại tránh làm trầy xước niêm mạc lưỡi, khiến bé chảy máu.
  • Nếu tình trạng tưa, nấm không tiến triển sau 3 ngày dùng thuốc, mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ để kiểm tra lại. 
Đưa bé tới gặp lại bác sĩ nếu sử dụng thuốc rơ sau 3 ngày không thấy tiến triển
Đưa bé tới gặp lại bác sĩ nếu sử dụng thuốc rơ sau 3 ngày không thấy tiến triển

Vậy là mẹ đã biết cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hàng ngày và đặc biệt khi bé bị tưa lưỡi, nấm lưỡi rồi. Hy vọng bài viết này đã giúp mẹ biết thêm cách rơ lưỡi cho bé an toàn, đúng cách và tránh được những sai lầm mà nhiều mẹ bỉm hay mắc phải. Nếu còn có thắc mắc trong quá trình thực hành, hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất mẹ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Thêm đánh giá

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi khoa học
Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi khoa học
Chiếc răng đầu tiên của con nhú lên đánh dấu một mốc phát triển mới của bé nhà mình rồi! Đây cũng là lúc mẹ bỉm học thêm một “kỹ năng” mới – vệ sinh răng cho bé. Tại sao cần vệ sinh răng miệng cho bé và thực hiện như thế nào để con […]
4 điều mẹ nên biết khi vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh 
4 điều mẹ nên biết khi vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh 
Vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh cần được mẹ thực hiện thường xuyên để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé. Để hiểu tường tận lý do, cách thực hiện và một số lưu ý khi vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh, mẹ tham khảo bài viết dưới đây nhé! 1. Lý […]
Lưu ý khi vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm
Lưu ý khi vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm
Vệ sinh miệng cho bé ăn dặm như thế nào là đúng cách? Làm sao để giữ gìn vệ sinh mà không làm trẻ cảm thấy khó chịu? Khi trẻ chưa mọc răng, cha mẹ rất cần tìm hiểu cách vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh đúng cách để bảo vệ sức khoẻ răng miệng, cũng […]
Giỏ hàng 0