Ăn dặm là một trong những bước đệm quan trọng, quyết định nhiều đến sự phát triển của bé sau này. Trong đó, ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp được nhiều mẹ bỉm ưa chuộng vì hàm lượng dinh dưỡng cao, bé được măm măm bữa phụ hấp dẫn, đầy màu sắc. Trong bài viết này, Góc của mẹ sẽ mách mẹ 6 công thức chế biến bữa phụ cho bé ăn dặm kiểu Nhật “dễ như ăn kẹo”, mẹ tha hồ đổi món hàng ngày mà không sợ “bí”. Cùng xem ngay mẹ nhé!
Mục lục
1. Táo nghiền giúp bé sáng mắt
1 – Vì sao nên chọn món ăn này mẹ nhỉ?
Không phải tự nhiên mà trong tiếng Anh có câu thành ngữ “An apple a day keeps the doctor away” (tạm dịch: mỗi ngày ăn một quả táo sẽ không phải đến gặp bác sĩ). Táo là một trong những loại quả giàu vitamin, khoáng chất bậc nhất, đặc biệt là vitamin A. Trong 100gr táo có chứa đến 40IU vitamin A. Mẹ muốn con có đôi mắt sáng khỏe, tinh anh thì nên bổ sung ngay loại quả này vào bữa phụ cho bé ăn dặm kiểu Nhật nhé
Cho bé ăn táo nghiền còn giải quyết những vấn đề như khô mắt, đỏ mắt. Ngay khi bước vào quá trình ăn dặm (6 tháng), mẹ có thể cho bé thưởng thức rồi bởi cấu trúc món ăn tương đối mềm mịn, con yên tâm măm măm không lo bị hóc.
2 – Chuẩn bị nguyên liệu
- ¼ quả táo
- ¼ thìa đường
3 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
- Bước 1: Táo gọt vỏ, bỏ lõi, cắt thành từng miếng mỏng
- Bước 2: Mẹ dùng túi thực phẩm bọc kín phần táo đã cắt
- Bước 3: Quay táo trong lò vi sóng khoảng 1 phút 15 giây đến khi chín mềm
- Bước 4: Mẹ nghiền nhuyễn táo khi còn nóng, đợi nguội rồi cho bé măm măm.
4 – Mẹo nhỏ cho mẹ: Nếu táo chua, mẹ cho thêm ¼ thìa đường hoặc rim táo trước khi tán nhuyễn cho bé dễ ăn hơn nhé.
2. Sữa yến mạch giúp bé thông minh
1 – Vì sao nên chọn món ăn này mẹ nhỉ?
Yến mạch được xem là “bà hoàng” trong các loại ngũ cốc bởi hàm lượng dinh dưỡng “đáng gờm”. Một nghiên cứu của trường đại học Tufts (Mỹ) đã chỉ ra rằng bổ sung yến mạch vào khẩu phần ăn sẽ giúp bé tăng cường khả năng ghi nhớ và cải thiện hoạt động não bộ. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn chứa rất nhiều sắt, canxi, selen,… có tác dụng nuôi dưỡng não bộ, củng cố hàng rào miễn dịch cho bé.
Với những bé đang trong độ tuổi ăn dặm, mẹ có thể cai sữa mẹ cho bé bằng cách bổ sung sữa yến mạch. Cấu trúc món ăn thuộc dạng lỏng nên rất dễ tiêu hóa, mùi vị cũng thơm ngon không kém cạnh gì những loại sữa công thức khác mà không hề gây táo bón. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên để con cứng cáp một chút (6 tháng trở lên) rồi hẳn cho con thưởng thức sữa yến mạch nhé.
2 – Chuẩn bị nguyên liệu
- 100gr yến mạch cán dẹt hoặc cắt nhỏ
- 1 lít nước ấm
- Đường thốt nốt hoặc đường nâu
3 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
- Bước 1: Cho yến mạch vào bát lớn, đổ nước ấm vào ngâm trong 2 giờ. Lọc và rửa sạch phần yến mạch đã ngâm để tránh bị nhầy, nhớt
- Bước 2: Mẹ đổ yến mạch vào cối xay nhuyễn cùng 1 lít nước ấm, đem rây và giữ phần nước, bỏ phần bã.
- Bước 3: Cho sữa lên bếp đun với lửa nhỏ, khuấy đều tay để sữa không bị đóng váng.
- Bước 4: Mẹ cho thêm một ít đường để kích thích vị giác của bé và khuấy đều đến khi sữa sôi thì tắt bếp. Để sữa nguội và cho bé thưởng thức thôi nào!
4 – Mẹo nhỏ cho mẹ: Mẹ đổ yến mạch vào bát nên khuấy đều để yến mạch không vón cục. Sau đó sử dụng nắp đậy hoặc vải màn đậy lên bát yến mạch, tránh ruồi muỗi hoặc bụi bẩn bay vào.
3. Đậu hũ non yến mạch sốt bơ dành cho bé bị táo bón
1 – Vì sao nên chọn món ăn này mẹ nhỉ?
Đã bao giờ mẹ nghĩ yến mạch có thể làm thành đậu hũ non chưa? Xem ngay công thức dưới đây mẹ nhé!
Như đã chia sẻ ở trên, yến mạch rất giàu chất dinh dưỡng, mẹ biết cách kết hợp cùng quả bơ sẽ có ngay món ăn thơm béo, điều trị chứng táo bón cho bé đấy ạ. Từ lâu quả bơ đã được biết đến là những thực phẩm giàu chất xơ cùng nhiều loại vitamin, khoáng chất thiết yếu khác như vitamin A, D, kali, canxi,…; hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả, cải thiện chức năng đường ruột, giúp đánh bay chứng táo bón.
Bổ sung bơ chín giúp bé đại tiện dễ dàng hơn, nếu “sánh đôi” cùng yến mạch thì tác dụng sẽ phát huy gấp đôi! Cấu trúc món ăn thuộc dạng sánh mịn với cách trình bày đẹp mắt đảm bảo sẽ trở thành bữa ăn phụ hấp dẫn cho bé cưng. Đồng thời, mùi vị thơm béo cũng sẽ kích thích vị giác của bé, thúc đẩy bé ăn bữa chính ngon miệng hơn đấy mẹ ạ.
2 – Chuẩn bị nguyên liệu
- 50gr yến mạch vỡ
- ½ quả bơ
- 20ml sữa công thức/ sữa mẹ
3 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
- Bước 1: Cho yến mạch vào bát lớn, đổ nước ấm vào ngâm trong 30 phút. Sau đó mẹ lọc và rửa sạch phần yến mạch đã ngâm 2 lần để tránh bị nhầy, nhớt.
- Bước 2: Mẹ đổ yến mạch vào cối xay nhuyễn cùng 150ml nước, đem rây và giữ phần nước, bỏ phần bã
- Bước 3: Cho sữa lên bếp đun với lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi đặc sệt (mẹ có thể cho thêm một chút dầu ăn dành riêng cho bé ăn dặm để dễ lấy hỗn hợp ra nhé)
- Bước 4: Mẹ đổ ra khuôn, cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 giờ
- Bước 5: Rây nhuyễn bơ cùng sữa công thức/ sữa mẹ
- Bước 6: Mẹ lấy “đậu hũ” yến mạch ra khỏi khuôn và mix cùng hỗn hợp bơ sữa vừa chuẩn bị và cho bé măm măm.
4 – Mẹo nhỏ cho mẹ: Mẹ nên sử dụng khăn vải màn để rây hỗn hợp khoảng 1-2 lần cho mịn hẳn, giúp món đậu hũ non không bị lợn cợn, nổi bong bóng.
4. Tạm biệt chứng chán ăn với món bánh quy nướng giòn tan
1 – Vì sao nên chọn món ăn này mẹ nhỉ?
Nhắc đến bánh quy, mẹ thường lắc đầu ngao ngán vì cho rằng đây là món ăn vặt có hại nhưng nếu mẹ biết cách điều chỉnh thì chúng sẽ trở thành bữa phụ tuyệt hảo. Sau khi ăn đồ ngọt, vị giác sẽ được kích thích mạnh mẽ, thôi thúc bé thèm bữa chính. Để món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫn thơm ngon, mẹ nên bổ sung hạnh nhân. Hạnh nhân chứa nhiều chất xơ, protein, vitamin E,… giúp bé cân bằng dinh dưỡng.
Cấu trúc bánh quy thường cứng chứ không ở dạng lỏng như các món súp, cháo. Mẹ lưu ý khi bé 7 – 8 tháng tuổi trở lên mới được dùng bánh quy để tránh việc bé bị nghẹn, không thể nhai nuốt. Hoặc mẹ có thể cán nhuyễn, bẻ bánh thành từng miếng nhỏ cho bé thưởng thức. Cách nào cũng được mẹ nhé vì mùi vị của bánh quy vốn thơm ngon, chắc chắn sẽ thu hút bé.
2 – Chuẩn bị nguyên liệu
- 50gr bột mì đa dụng
- 30gr bơ lạt
- 15gr đường
- 15gr hạnh nhân xay nhuyễn thành bột
- 1 thìa vụn dừa
- Một ít vani
3 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
- Bước 1: Mẹ trộn đều bột mì, hạnh nhân (đã xay thành bột), đường
- Bước 2: Cho bơ lạt vào và tiếp tục nhồi hỗn hợp trên. Một lúc sau thì cho thêm vụn dừa.
- Bước 3: Nhào đến khi thành khối bột mịn thì dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, để bột nghỉ trong ngăn mát tủ lạnh 30 phút mẹ nhé.
- Bước 4: Mẹ lấy bột ra khỏi tủ và cho lên giấy nến, dùng cán bột để cán bánh. Mẹ lưu ý nhẹ tay vì bánh này rất “mong manh dễ vỡ”.
- Bước 5: Làm nóng chảo chống dính, cho bánh lên nướng ở lửa vừa. Mẹ lưu ý trở đều tay đến khi bánh chín vàng hai mặt là được.
4 – Mẹo nhỏ cho mẹ: Mẹ nên để bơ ở nhiệt độ phòng (khoảng 20 – 25 độ C), tránh nhiệt độ lạnh (dưới 8 độ C) làm ảnh hưởng đến chất lượng bột.
5. Sữa hạt sen khoai lang giúp bé bớt quấy đêm
1 – Vì sao nên chọn món ăn này mẹ nhỉ?
Sữa hạt sen khoai lang là lựa chọn hàng đầu nếu mẹ muốn bé ngủ sâu, bớt quấy đêm. Hạt sen chứa rất nhiều kiềm và glucoxit có tác dụng cải thiện chất lượng chất ngủ, giúp bé vào giấc sâu hơn, hạn chế tình trạng quấy khóc. Ngoài ra, hạt sen cũng rất giàu vitamin protein, kẽm, photpho tốt cho đề kháng của bé. Chưa hết, đây còn là nguồn cung cấp chất xơ hữu ích với hương vị thơm mát, ngọt dịu.
Tương tự hạt sen, khoai lang cũng là thực phẩm vàng với hàm lượng vitamin A, C, kali, chất xơ,… “cao ngất ngưởng”. Bổ sung khoai lang sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé làm việc hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng táo bón – một trong những nguyên nhân khiến bé khó chịu, quấy khóc lúc đêm.
Kết hợp hạt sen và khoai sẽ cho ra hỗn hợp sữa “đỉnh của chóp” bởi sữa hạt sen khoai lang có kết cấu lỏng, dễ uống và mùi thơm đặc trưng. Mẹ bổ sung bữa ăn phụ này vào khẩu phần ăn của bé (6 tháng trở lên) nhé, đảm bảo bé sẽ mê tít.
2 – Chuẩn bị nguyên liệu
- ½ củ khoai lang
- 1 ít hạt sen (tùy mẹ muốn nhiều hay ít mà gia giảm phù hợp)
- 400ml nước
3 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
- Bước 1: Khoai lang và hạt sen tươi mẹ rửa sạch, cắt khoai thành những khoanh nhỏ. Nếu sen khô phải ngâm đến khi sen mềm
- Bước 2: Mẹ nấu sen với 400ml đến khi sôi tầm 5 phút, cho tiếp khoai vào nồi đến khi chín mềm
- Bước 3: Mẹ tắt bếp, đợi khoai, hạt sen nguội bớt rồi đem xay nhuyễn, lọc qua rây để thu được hỗn hợp sánh mịn. Mẹ có thể dự trữ trong tủ lạnh để con thưởng thức dần.
4 – Mẹo nhỏ cho mẹ: Mẹ nên chọn hạt sen khô có màu trắng ngà, không bị đen, có mùi thơm nhẹ và hạt đều.
6. Chuối nghiền mix sữa bổ sung năng lượng hiệu quả
1 – Vì sao nên chọn món ăn này mẹ nhỉ?
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chuối là loại thực phẩm tốt cho dạ dày và cung cấp nguồn năng lượng đáng kể. Trong 100gr chuối tiêu cung cấp 100 calo, vượt xa những loại hoa quả khác (100gr cam có 43 calo, 100gr đu đủ chín có 36 calo,…). Bổ sung chuối vào bữa ăn phụ sẽ giúp bé có nguồn năng lượng dồi dào, thỏa sức chạy nhảy, vui chơi.
Ngoài ra, trong chuối còn chứa rất nhiều loại vitamin, khoáng chất khác như vitamin B6, C, kali, chất xơ hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa, tim mạch, giúp bè nhà mẹ khỏe từ trong ra ngoài. Chuối cũng có khả năng chống oxy hóa, ức chế những tác nhân có hại, giúp bé đẹp da, dài tóc.
Bổ sung chuối từ hôm nay sẽ là lựa chọn thông minh về sau đấy mẹ ạ! Kết cấu món chuối mix sữa khá sánh mịn, dễ ăn, hoài quyện cùng mùi thơm đặc trưng, chắc chắn sẽ kích thích vị giác của bé. Mẹ lưu ý món ăn này phù hợp với những bé từ 6 tháng tuổi trở lên nhé.
2 – Chuẩn bị nguyên liệu
- 1 quả chuối
- Một ít sữa mẹ/ sữa công thức tùy khẩu vị ăn đặc hay lỏng mà gia giảm phù hợp (thường là 50-60ml)
3 – Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
- Bước 1: Mẹ bóc vỏ chuối, thái lát và dùng nĩa nghiền nhuyễn chuối hoặc dùng máy xay xay nhuyễn.
- Bước 2: Trộn chuối với 60 ml sữa mẹ/ sữa công thức rồi đảo đều đến khi có hỗn hợp sánh mịn
- Bước 3: Mẹ điều chỉnh lượng sữa tùy theo nhu cầu ăn dặm của và cho bé thưởng thức ngay thôi nào!
4 – Mẹo nhỏ cho mẹ: Mẹ nên chọn quả chuối chín vàng đều, quả căng bóng, vỏ lốm đốm và có mùi thơm đặc trưng.
7. Lưu ý cho mẹ khi cho bé ăn bữa phụ kiểu Nhật
Những bữa ăn phụ kiểu Nhật mà Góc của mẹ gợi ý phía trên sẽ giúp bé nhà mình có thêm nhiều sự lựa chọn, quá trình ăn dặm diễn ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý những điều sau khi cho con ăn dặm theo phương pháp này nhé:
1 – Vệ sinh tay và miệng sau khi ăn
Mẹ cũng đã biết, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật chú trọng việc cho con tự chủ, tự quyết định sẽ ăn như thế nào, ăn những món gì. Do tay chân của con trong giai đoạn này còn khá lóng ngóng, không thể tránh khỏi việc rơi vãi thức ăn, mình mẩy tay chân lấm lem. Nếu dùng khăn xô thì phải giặt đi giặt lại rất nhiều lần, có khi còn không đảm bảo vệ sinh. Khăn ướt chuyên dụng cho bé sơ sinh chính là “giải pháp” cho mẹ bỉm hiện đại đó ạ.
Mẹ ưu tiên chọn lựa những thương hiệu khăn giấy ướt làm từ thiên nhiên không mùi, không gây kích ứng, mẩn đỏ, thân thiện với làn da nhạy cảm của bé. Khăn giấy ướt Mamamy thuộc số ít sản phẩm đạt được những yêu cầu khắt khe trên. Theo con số thống kê từ nghiên cứu của Hội Phụ Sản Việt Nam (VAGO): 98% mẹ bỉm thấy rằng khăn ướt Mamamy không gây kích ứng, 92% mẹ hài lòng với sản phẩm khăn giấy ướt này.
Ba thành phần vàng có trong khăn giấy ướt Mamamy lần lượt là: chất đường nho thiên nhiên, chất chống hăm chống rôm sảy – thành phần được cấp bằng sáng chế của Mỹ và là chất kháng khuẩn được Tổ chức Y tế Thế giới chỉ định dùng cho kháng khuẩn và trị viêm da trong miệng. Xịn sò là thế nên không phải khăn giấy ướt nào cũng có đâu mẹ ạ!
Để bảo vệ con tuyệt đối, mẹ hãy tin dùng những sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, được Hiệp hội y tế khuyên dùng. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú trọng đến chất liệu khăn giấy ướt, lựa chọn những sản phẩm mềm mại, không xơ và thấm hút tốt để không làm làn da mỏng manh của con bị khô rát. Khăn ướt xịn sẽ dùng chất liệu vải không dệt, không thêm phụ gia để thấm nước, khả năng dưỡng ẩm cao, khăn lâu khô. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến từ chuyên gia da liễu hoặc lựa chọn những thương hiệu uy tín được khuyên dùng, tránh tình trạng xem quảng cáo trên mạng xã hội đã vội vàng mua ngay.
2 – Thời điểm cho bé ăn bữa phụ
“Cho con ăn bữa phụ vào lúc nào?” là câu hỏi mẹ quan tâm nhiều nhất. Bữa phụ sẽ phụ thuộc vào bữa chính và không nhất thiết cố định theo một khung giờ nào đó. Mẹ nên cân nhắc thể trạng, sở thích để đưa ra khung giờ riêng biệt cho mỗi bé. Bữa ăn phụ thường sẽ cách bữa chính ít nhất từ 1 đến 1,5 giờ để bé hấp thụ được thức ăn và dinh dưỡng tốt nhất.
Ví dụ, nếu bữa tối của bé bắt đầu lúc 17 giờ, mẹ có thể cho bé ăn bữa phụ lúc 15 giờ 30 phút. Mẹ lưu ý chỉ cho con ăn lượng vừa đủ những bữa phụ có chứa bánh quy, trái cây thiên ngọt, bởi ăn nhiều đồ ngọt sẽ khiến con đầy hơi, chướng bụng, không còn muốn ăn bữa chính nữa.
3 – Hạn chế sử dụng đường, phô mai, chất béo vào bữa phụ của bé
Những loại thực phẩm này chứa hàm lượng chất béo cao, nếu ăn nhiều sẽ gây “nghiện”, bé không còn thích dùng bữa chính nữa. Việc sử dụng đường, phô mai, chất béo cũng khiến quá trình trao đổi chất bị gián đoạn, cản trở hấp thụ những loại vitamin, khoáng chất có lợi khác. Cho con ăn quá nhiều đồ ngọt cũng sẽ dẫn đến táo bón, con đi ngoài khó khăn vì thiếu chất xơ để chuyển hóa thức ăn. Phân sẽ ở dạng cứng, đặc, khiến con đầy hơi, chướng bụng nhưng không thể đi ngoài.
Nếu mẹ muốn kích thích vị giác của con, giúp con ăn ngon miệng hơn thì chỉ nên cho con ăn đường, phô mai, chất béo 1-2/tuần thôi mẹ ạ.
3 – Không nên tích trữ món phụ
Các món bánh, sữa, mẹ hay làm nhiều để tiện công, đỡ phí sức. Tuy nhiên, món ăn nào cũng vậy, để quá lâu sẽ gây phản tác dụng đó mẹ. Chất dinh dưỡng trong món ăn cũng chuyển hóa thành những dạng khác, không còn tốt cho cơ thể bé. Tốt nhất mẹ nên làm lượng vừa đủ để con thưởng thức trong ngày.
Đối với những loại rau, mẹ nên sơ chế rồi cắt nhỏ thành từng phần, khi nào cần nấu thì có thể mang ra rã đông. Còn với sữa, mẹ chú ý bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 24 giờ. Sau 24 giờ, mẹ nên bỏ đi và nấu lại sữa khác,…
Trên đây là tất cả những chia sẻ bổ ích giúp mẹ chuẩn bị 6 bữa phụ cho bé ăn dặm kiểu Nhật. Đảm bảo những món ăn “ngon mắt, bắt miệng” trên sẽ khiến các cô cậu bé nhà mẹ đổ gục cho xem. Mẹ còn bất kỳ thắc mắc hay chủ đề nào muốn bàn luận thì đừng ngại ngần để lại bình luận để Góc của mẹ giải đáp giúp mẹ nhé!